Nguyên nhân của những tồn tại trên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam .04 (Trang 94 - 99)

2.2. Thực tiễn kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm

2.2.3. Nguyên nhân của những tồn tại trên

Có nhiều nguyên nhân làm ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, nhưng theo chúng tôi thì có một số nguyên nhân cơ bản sau:

Thứ nhất, do quy định của BLTTHS liên quan đến công tác kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm còn chưa thật sự đầy đủ, đặc biệt là các quy định về đối tượng, căn cứ, thời hạn kháng nghị, bổ sung kháng nghị, rút kháng nghị, hệ quả pháp lý của kháng nghị... giám đốc thẩm và tái thẩm. Các quy định này còn chung chung, không rõ ràng, nhưng lại chưa có sự hướng dẫn áp dụng thống nhất của cơ quan có thẩm quyền đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.

Thứ hai, công tác tổ chức cán bộ làm giám đốc thẩm, tái thẩm còn nhiều bất cập.

Ở TANDTC, công tác kiểm tra các bản án, quyết định về hình sự đã có HLPL để kháng nghị giám đốc thẩm tập trung ở Tòa hình sự TANDTC. Hiện nay, theo chỉ tiêu biên chế thì đơn vị này có 54 người, trong đó có 05 Thẩm phán, còn lại hầu hết là Thẩm tra viên. Phần lớn các cán bộ này là

người có kinh nghiệm lâu năm trong công tác giám đốc thẩm, nhưng cũng còn “Một số cán bộ qua thực tiễn công tác đã chứng tỏ không đủ tiêu chuẩn để làm công tác giám đốc việc xét xử nhưng việc thuyên chuyển làm việc khác rất khó, nên ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ, chất lượng của công tác giám đốc việc xét xử” [37, tr.40].

Đối với Tòa án cấp tỉnh hiện nay đều có Phòng giám đốc kiểm tra, thực hiện chức năng kiểm tra các bản án hoặc quyết định của Tòa án cấp huyện đã có HLPL không chỉ về án hình sự, mà còn cả về án dân sự, kinh tế, hành chính và lao động, để tham mưu cho Chánh án Tòa án cấp tỉnh xem xét, kháng nghị giám đốc thẩm. Mặc dù, phải kiểm tra đối với tất cả các loại án với số lượng rất lớn, nhưng công tác tổ chức, cán bộ làm công tác này lại không được củng cố, tăng cường. Qua khảo sát thực tiễn thì hầu hết ở Phòng giám đốc kiểm tra của Tòa án cấp tỉnh hiện nay chỉ có khoảng trên dưới 10 người như: TAND tỉnh Hải Dương là 08 người, TAND tỉnh Thanh Hóa là 11 người, TAND tỉnh Nam Định là 06 người, TAND thành phố Hải Phòng là 07 người, TAND tỉnh Thái Nguyên là 07 người, TAND tỉnh Phú Thọ là 12 người, TAND tỉnh Sơn La là 05 người, riêng TAND thành phố Hà Nội là 21 người. Trong số những cán bộ làm công tác giám đốc thẩm nói trên, chỉ có TAND thành phố Hà Nội và TAND tỉnh Thái Nguyên là có 01 Thẩm phán trung cấp, trực tiếp phụ trách Phòng, còn lại hầu hết là Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án; cũng có Tòa án bố trí các cán bộ không đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm Thẩm phán hoặc những người đã từng là Thẩm phán, nhưng không được tái nhiệm về làm công tác giám đốc thẩm. Nhìn chung công tác giám đốc thẩm ở các TAND tỉnh cho đến nay vẫn không được quan tâm đúng mức, nên chất lượng hoạt động giám đốc thẩm, tái thẩm còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu. Theo số liệu thống kê của TANDTC thì từ năm 2009 đến năm 2013,

Chánh án Tòa án cấp tỉnh kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được 345 vụ án hình sự với 566 bị cáo (tham khảo số liệu tại bảng 2.3); có Chánh án Tòa án cấp tỉnh cả năm còn không kháng nghị giám đốc thẩm được vụ án hình sự nào (như đã phân tích ở mục 2.2.2).

Ở VKSNDTC, công tác giám đốc thẩm về hình sự chủ yếu được giao cho Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự (Vụ 3), có nhiệm vụ tham mưu cho Viện trưởng VKSNDTC xem xét, kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định về hình sự đã có HLPL của Tòa phúc thẩm TANDTC, TAND cấp tỉnh; quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa hình sự TANDTC. Đối với VKS cấp tỉnh đều có Phòng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm án hình sự. Nhìn chung “số lượng cán bộ làm công tác kiểm sát các bản án, quyết định về hình sự đã có HLPL ở cả VKSNDTC và VKS cấp tỉnh chưa đáp ứng yêu cầu cả về trước mắt và lâu dài” [37, tr.69]. Vì thế, chất lượng công tác kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm cũng còn nhiều hạn chế.

Thứ ba, công tác phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, đặc biệt là giữa Tòa án và VKS chưa chặt chẽ, chưa thường xuyên.

Trong quá trình giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm và xét lại bản án, quyết định đã có HLPL, sự phối kết hợp giữa Tòa án và VKS có nơi, có lúc còn chưa thường xuyên, thiếu chặt chẽ, nhất là trong lĩnh vực giải quyết đơn khiếu nại giám đốc thẩm, tái thẩm và trong hoạt động kiểm tra các bản án, quyết định của Tòa án đã có HLPL. Nhiều vụ án, giữa cơ quan Tòa án và VKS còn có quan điểm khác nhau, thậm chí là trái ngược nhau về đường lối giải quyết vụ án, làm cho quá trình giải quyết vụ án bị kéo dài, gây tốn kém cho Nhà nước và những người tham gia tố tụng, ảnh hưởng đến uy tín của các cơ quan bảo vệ pháp luật.

cập, một phần là “do luật TTHS hiện nay hầu như không hạn chế những loại bản án, quyết định đã có HLPL nào là đối tượng giám đốc thẩm” [30, tr.113], cũng như không hạn chế việc khiếu nại giám đốc thẩm, nên có quá nhiều đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, tập trung chủ yếu ở TANDTC, VKSNDTC, dẫn đến sự quá tải và hàng năm số đơn chưa được giải quyết còn rất lớn. Theo thống kê của Tòa hình sự TANDTC thì trong những năm gần đây số đơn còn tồn lại hàng năm chưa được giải quyết khoảng trên dưới 1.000 đơn, cụ thể: năm 2009 là 746 đơn, năm 2010 là 778 đơn, năm 2011 là 961 đơn, năm 2012 là 1.026 đơn và năm 2013 là 1.017 đơn.

Thứ năm, công tác chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra phát hiện các vi phạm pháp luật trong các bản án, quyết định đã có HLPL ở một số Tòa án, VKS địa phương và giữa cấp trên với cấp dưới có nơi, có lúc còn chưa quyết liệt, chưa được quan tâm đúng mức. Việc sơ kết, tổng kết về công tác kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm để tìm ra nguyên nhân, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác này chưa được chú trọng ở các cấp Tòa án, VKS.

Ngoài ra, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho các cán bộ làm công tác này còn lạc hậu, chưa ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin hiện đại trong hoạt động kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến thời gian làm việc, hiệu quả của công tác kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.

Kết luận chương 2

Việc nghiên cứu, làm rõ nội dung các quy định của BLTTHS liên quan đến công tác kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm giúp chúng ta nhận thức sâu sắc hơn về bản chất của kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm; những ưu điểm, hạn chế trong các quy định của pháp luật hiện hành về kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm. Mặt khác, qua nghiên cứu, phân tích thực trạng công tác kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, từ đó nêu lên những tồn tại trong thực tiễn kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm và nguyên nhân của các tồn tại đó, để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.

Việc phát hiện và loại trừ những vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án hình sự là một đòi hỏi khách quan. Trong đó, hoạt động kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm là một công cụ quan trọng, tạo tiền đề cho việc loại trừ những vi phạm pháp luật trong các bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có HLPL. Vì thế, nâng cao tính đúng đắn, tính thuyết phục của quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm không chỉ có tác dụng sửa chữa các bản án hoặc quyết định đã có HLPL mà còn thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, đảm bảo tính công bằng xã hội, góp phần đấu tranh phòng chống tội phạm có hiệu quả hơn.

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam .04 (Trang 94 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)