Tăng cường kiểm tra hoạt động xét xử của Tòa án các cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam .04 (Trang 107 - 108)

3.3. Các giải pháp khác

3.3.1. Tăng cường kiểm tra hoạt động xét xử của Tòa án các cấp

Đây là một nguồn chủ yếu để phát hiện những vi phạm pháp luật trong việc giải quyết vụ án hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng, nên cần kiểm tra thường xuyên, theo định kỳ hoặc theo chuyên đề từng loại án, kiểm tra bằng nhiều hình thức, biện pháp đối với tất cả bản án hoặc quyết định đã có HLPL. Để thực hiện tốt công tác phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đã có HLPL, ngày 25-11-2011 Chánh án TANDTC đã ban hành Công văn số 340/TANDTC-BTK quy định về trách nhiệm của các Tòa án trong việc phát hiện, kiến nghị xem xét bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm [7, tr.9].

Thực tiễn kháng nghị cho thấy, việc kiểm tra các bản án, quyết định đã có HLPL ngay cả ở Tòa hình sự TANDTC và Vụ 3 - VKSNDTC cũng chưa triệt để, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Vì thế, các đơn vị này không những phải phối hợp chặt chẽ với nhau, mà còn phải phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương, tăng cường việc kiểm tra tất cả các bản án hoặc quyết định đã có HLPL của các Tòa phúc thẩm TANDTC và Tòa án địa phương, kể cả các vụ án hình sự không có đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm hoặc không có kiến nghị của cơ quan, tổ chức đề nghị xem xét lại vụ án. Ngoài ra, Vụ 3 - VKSNDTC còn phải kiểm tra các quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa hình sự TANDTC. Trên cơ sở đó, để phát hiện những vi

phạm pháp luật trong việc xử lý vụ án hoặc tình tiết mới làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định đã có HLPL và báo cáo với người có thẩm quyền xem xét, quyết định việc kháng nghị.

Đối với Tòa án và VKS cấp tỉnh, cần tăng cường công tác kiểm tra hoạt động xét xử của Tòa án cấp huyện, thông qua việc tự thành lập hoặc phối với cơ quan chức năng thành lập các Đoàn kiểm tra để kiểm tra công tác xét xử của Tòa án cấp huyện, đặc biệt là kiểm tra toàn bộ bản án hoặc quyết định đã có HLPL của các Tòa án này, qua đó phát hiện những vi phạm pháp luật trong việc xử lý vụ án để khắc phục kịp thời hoặc báo cáo với người có thẩm kháng nghị xem xét việc kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm. Ngoài ra, Tòa án các cấp cũng cần tăng cường tự kiểm tra công tác xét xử của mình, nếu phát hiện bản án hoặc quyết định đã có HLPL có vi phạm pháp luật thì phải báo cáo kịp thời với người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam .04 (Trang 107 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)