Kết quả đạt được trong kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam .04 (Trang 85 - 90)

2.2. Thực tiễn kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm

2.2.1. Kết quả đạt được trong kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm

Để có cơ sở đánh giá một cách đầy đủ, khách quan về tình hình kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm trong 05 năm qua, chúng ta cần nghiên cứu về tình hình tội phạm qua số liệu thống kê của TANDTC; cụ thể, từ năm 2009 đến năm 2013, ngành Tòa án đã xét xử sơ thẩm, phúc thẩm tổng số 362.115 vụ án hình sự với 614.558 bị cáo; trong đó, riêng xét xử theo thủ tục sơ thẩm năm 2009 là 60.433 vụ với 102.577 bị cáo, năm 2010 là 52.545 vụ với 88.976 bị cáo, năm

2011 là 58.277 vụ với 100.667 bị cáo, năm 2012 là 64.935 vụ với 116.907 bị cáo và năm 2013 là 66.107 vụ với 117.502 bị cáo; còn xét xử theo thủ tục phúc thẩm

năm 2009 là 10.735 vụ với 17.540 bị cáo, năm 2010 là 10.762 vụ với 16.555 bị cáo, năm 2011 là 11.838 vụ với 17.053 bị cáo, năm 2012 là 11.464 vụ với 17.765 bị cáo và năm 2013 là 12.019 vụ với 19.016 bị cáo [58-62].

Qua số liệu trên cho thấy, số lượng vụ án hình sự, số bị cáo đã xét xử có xu hướng giảm vào năm 2010 nhưng lại tăng nhanh vào các năm 2012 và 2013. Điều đó cho thấy tình hình tội phạm hiện nay diễn biến hết sức phức tạp, không hoàn toàn tăng hay giảm mà có lúc tăng nhanh, có lúc giảm, nhưng nhìn chung cả giai đoạn là có xu hướng tăng. Tuy nhiên, số vụ án bị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm lại ngày càng giảm. Theo số liệu thống kê của TANDTC thì từ năm 2009 đến năm 2013 có tổng số 1.089 vụ án với 1.845 bị cáo bị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm (tham khảo số liệu tại bảng 2.1), cụ thể: năm 2009 là 217 vụ, năm 2010 là 210 vụ, năm 2011 là 201 vụ, năm 2012 là 193 vụ và năm 2013 là 268 vụ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng giải quyết các vụ án hình sự ngày một đảm bảo hơn, hầu hết các bản án, quyết định của Tòa án đã được giải quyết đúng pháp luật. Theo báo cáo tổng kết hàng năm của TANDTC thì một số trường hợp đã bị truy tố, xét xử, nhưng được Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bố không phạm tội có xu hướng giảm dần, cụ thể: năm 2009 là 14 người, năm 2010 là 17 người, năm 2011 là 17 người, năm 2012 là 08 người và năm 2013 là 15 người [58-62]; tình trạng kết án oan người vô tội chiếm tỷ lệ rất thấp, “trong 08 năm qua chỉ có 04 trường hợp bị kết án oan, giảm hơn nhiều so với các năm trước” [1, tr.10]. Thông qua công tác kháng nghị giám đốc thẩm và tái thẩm, nhiều trường hợp cũng được minh oan, cụ thể: “từ năm 1999 đến năm 2003, ở TANDTC kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được 987 vụ án hình sự thì kết quả giải quyết có 18 vụ tuyên bố không phạm tội; còn ở TAND cấp tỉnh kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được 980 vụ án hình sự thì kết quả giải quyết có

26 vụ tuyên bố không phạm tội” [37, tr.38]. Điển hình là vụ án Nguyễn Thanh Chấn ở tỉnh Bắc Giang (như đã trình bày ở mục 2.1.2.2), sau khi có kháng nghị tái thẩm của Viện trưởng VKSNDTC, Hội đồng tái thẩm đã hủy bản án phúc thẩm, bản án sơ thẩm để điều tra lại; trong quá trình điều tra lại, ngày 25-01-2014 Cơ quan điều tra đã ra quyết định đình chỉ điều tra đối với ông Chấn, vì ông không phạm tội.

Về kết quả giải quyết kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm từ năm 2009 đến năm 2013 được thể hiện qua bảng thống kê sau đây:

Bảng 2.1. Số lượng kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của Chánh án Tòa án và Viện trưởng VKS các cấp đã được giải quyết

Năm Kháng nghị giám đốc thẩm và tái thẩm Đã xét xử giám đốc thẩm và tái thẩm Tỷ lệ (Vụ) Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo 2009 217 341 185 283 85,2% 2010 210 380 163 302 77,6% 2011 201 323 164 257 81,5% 2012 193 308 144 225 74,6% 2013 268 493 230 403 85,8% Tổng 1.089 1.845 886 1.470 81,4%

Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao.

Theo số liệu thống kê trên thì từ năm 2009 đến năm 2013, cả Chánh án Tòa án và Viện trưởng VKS các cấp chỉ kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm được 1.089 vụ với 1.845 người bị kết án, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 200 vụ án bị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm. So sánh với giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2003 thì riêng “VKSNDTC và VKS cấp tỉnh đã kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm là 1.027 vụ án hình sự, cụ thể năm 1999 là 221 vụ, năm 2000 là 175 vụ, năm 2001 là 201 vụ, năm 2002 là 189 vụ và năm 2003 là 146 vụ” [Dẫn theo 12, tr.204]. Như vậy, số vụ án bị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm từ năm 1999 đến năm 2003 của riêng Viện trưởng gần bằng số vụ án

do cả Chánh án và Viện trưởng kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm ở giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013. Các vụ án có kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đã được Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm giải quyết chiếm tỷ lệ khá cao, đạt tỷ lệ trung bình là 81,4%, nhưng không đồng đều qua các năm, trong đó cao nhất là năm 2013 với tỷ lệ 85,8%, thấp nhất là năm 2012 với tỷ lệ 74,6%.

Trong số kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm nêu trên thì Viện trưởng và Chánh án kháng nghị là tương đương nhau, thể hiện cụ thể qua bảng thống kê sau đây:

Bảng 2.2. Tỷ lệ kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm giữa Chánh án Tòa án và Viện trưởng VKS các cấp

Năm Chánh án kháng nghị giám đốc thẩm Viện trưởng kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm Vụ Bị cáo Tỷ lệ (Vụ) Vụ Bị cáo Tỷ lệ (Vụ) 2009 93 151 42,9% 124 190 57,1% 2010 102 193 48,6% 108 187 51,4% 2011 114 186 56,7% 87 137 43,3% 2012 83 141 43% 110 167 57% 2013 152 245 56,7% 116 248 43,3% Tổng 544 916 49,96% 545 929 50,05%

Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao.

Những trường hợp bị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm chủ yếu là các tội phạm xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; tội phạm về sở hữu, kinh tế, tham nhũng, chức vụ, ma tuý... Trong số 544 vụ án hình sự do Chánh án kháng nghị giám đốc thẩm thì Chánh án Tòa án cấp Trung ương (bao gồm cả Chánh án TANDTC và Chánh án TAQS Trung ương) kháng nghị là 199 vụ (chiếm tỷ lệ 36,6%), trong đó năm 2011 kháng nghị nhiều nhất là 62 vụ (chiếm tỷ lệ 30,8% trong tổng số 201 vụ do cả Chánh

án Tòa án và Viện trưởng VKS kháng nghị vào năm 2011); còn Chánh án cấp tỉnh kháng nghị 345 vụ (chiếm tỷ lệ 63,4%), trong đó năm 2013 Chánh án cấp tỉnh kháng nghị nhiều nhất là 118 vụ (chiếm tỷ lệ 44% trong tổng số 268 vụ do cả Chánh án Tòa án và Viện trưởng VKS kháng nghị vào năm 2013), thể hiện cụ thể qua bảng thống kê số liệu sau đây:

Bảng 2.3. Kháng nghị giám đốc thẩm của Chánh án Tòa án các cấp

Năm Chánh án cấp Trung ương kháng nghị giám đốc thẩm Chánh án cấp tỉnh kháng nghị giám đốc thẩm Vụ Bị cáo Tỷ lệ (Vụ) Vụ Bị cáo Tỷ lệ (Vụ) 2009 30 41 13,8% 63 110 29% 2010 52 105 24,8% 50 88 23,8% 2011 62 104 30,8% 52 82 25,9% 2012 21 30 10,9% 62 111 32% 2013 34 70 12,7% 118 175 44% Tổng 199 350 18,3% 345 566 31,68%

Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao.

Như vậy, theo số liệu thống kê nói trên thì trung bình hàng năm, mỗi Chánh án Tòa án cấp tỉnh chỉ kháng nghị giám đốc thẩm được từ 01 đến 02 vụ án hình sự.

Trong số 545 vụ án hình sự do Viện trưởng kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm thì Viện trưởng VKS cấp Trung ương (bao gồm cả Viện trưởng VKSNDTC và Viện trưởng VKSQS Trung ương) kháng nghị là 221 vụ, trong đó năm 2010 kháng nghị nhiều nhất là 52 vụ (chiếm tỷ lệ 24,8% trong tổng số 210 vụ do cả Chánh án Tòa án và Viện trưởng VKS kháng nghị); còn Viện trưởng VKS cấp tỉnh kháng nghị là 324 vụ, trung bình hàng năm, mỗi Viện trưởng VKS cấp tỉnh cũng chỉ kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm được từ 01 vụ đến 02 vụ án hình sự, thể hiện cụ thể qua bảng thống kê số liệu sau đây:

Bảng 2.4. Kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của Viện trưởng VKS các cấp

Năm

Viện trưởng VKS cấp Trung ương kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm Viện trưởng VKS cấp tỉnh kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm Vụ Bị cáo Tỷ lệ (Vụ) Vụ Bị cáo Tỷ lệ (Vụ) 2009 37 63 17,1% 87 127 40% 2010 52 85 24,8% 56 102 26,7% 2011 42 61 20,9% 45 76 22,4% 2012 40 69 20,7% 70 98 36,3% 2013 50 100 18,6% 66 148 24,6% Tổng 221 378 20,29% 324 551 29,75%

Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao.

Như vậy, số lượng vụ án hình sự đã có HLPL được kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc thủ tục tái thẩm của cả Chánh án Tòa án, Viện trưởng VKS cấp tỉnh và cấp Trung ương là quá ít so với số lượng bản án, quyết định của Tòa án đã có HLPL.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam .04 (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)