Hiệp định Côlômbia Jamaica ngày 12-11-1993

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khai thác chung trong luật biển quốc tế và thực tiễn trong quan hệ giữa việt nam với các nước láng giềng (Trang 65 - 69)

2.3. KHAI THÁC CHUNG HỖN HỢP

2.3.2 Hiệp định Côlômbia Jamaica ngày 12-11-1993

Ngày 12-11-1993, Jamaica và Cộng hòa Côlômbia đã ký một Hiệp định về phân định biên giới biển. Trong đó, một phần Hiệp định có đề cập đến vùng khai thác chung tại nơi mà hai bên chưa đạt được thỏa thuận về phân định biên giới. Khu vực này nằm ở phía Tây và được gọi là Khu vực có chế độ chung (Joint regime area). [45]

Khu vực có chế độ chung được xác định bởi các đoạn thẳng nối liền 9 điểm có tọa độ cụ thể với diện tích khoảng 4.500 hải lý vuông. Theo điều 3, khoản 1 của Hiệp định thì Khu vực có chế độ chung này là vùng mà hai quốc gia cùng quản lý, kiểm soát, thăm dò và khai thác tài nguyên sinh vật và phi sinh vật. Điều này có nghĩa là việc khai thác chung không chỉ đơn thuần là dầu khí hay nghề cá mà đối tượng đã được mở rộng cho cả tài nguyên sinh vật và phi sinh vật. Hiệp định còn quy định cụ thể các hoạt động mà hai bên có thể tiến hành trong Khu vực có chế độ chung, đó là:

- Thăm dò, khai thác các nguồn tài nguyên sinh vật và phi sinh vật ở vùng nước trên đáy biển, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển và các hoạt động khác nhằm thăm dò, khai thác kinh tế tại Khu vực có chế độ chung.

- Các biện pháp như được Hiệp định này cho phép hoặc được các bên đồng ý để đảm bảo sự phù hợp nhằm thực thi chế độ do Hiệp định này quy định (điều 3 khoản 2).

Để quản lý hiệu quả họat động thăm dò và khai thác tài nguyên, hai bên thống nhất thiết lập một Uỷ ban hợp tác (Joint Commission) gồm một đại diện từ mỗi bên có trách nhiệm giải thích chi tiết cách áp dụng cũng như tiến hành các hoạt động được quy định ở khoản 2 điều 3 và thực hịên các chức năng được các bên giao cho. Các quyết định của Ủy ban hợp tác được thông qua theo nguyên tắc nhất trí và quyết định đã được các bên thông qua sẽ có giá trị bắt buộc đối với các bên (Điều 4, khoản 3). Mặc dù Hiệp định không quy định cụ thể chức năng của Ủy ban nhưng qua một số điều khoản cho thấy cơ quan này có quyền lực tương đối mạnh.

Hiệp định cũng trù tính đến khả năng phát sinh tranh chấp, điều 7 quy định: “Mọi tranh chấp phát sinh giữa các bên liên quan đến việc giải thích và áp dụng Hiệp định này sẽ được các bên giải quyết thông qua con đường đàm

phán, thương lượng phù hợp với luật pháp quốc tế.”

So với các Hiệp định khai thác chung khác, thỏa thuận này còn có một điểm khác biệt đó là Hiệp định quy định loại bỏ hoàn toàn các nước thứ ba ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của các bên ký kết.

Điều 3 khoản 4 quy định: “Các nước thứ ba và các tổ chức quốc tế hoặc tàu thuyền các nước hoặc các tổ chức này không được quyền tiến hành các

hoạt động nêu từ điểm A đến điểm F của điều 3 khoản 6”.

Việc quy định như vậy là trái với luật pháp quốc tế mà cụ thể là Công ước Luật biển 1982. Điều 62 của Công ước có quy định quốc gia ven biển phải cho phép các quốc gia khác vào khai thác số dư của khối lượng cá cho phép đánh bắt dưới một số điều kiện cụ thể nhất định. Trong khi Jamaica và

Côlômbia là hai quốc gia đã tham gia Công ước Luật biển 1982 và tất yếu hai nước này phải tuân thủ quy định đó của Công ước.

Một điểm khác biệt nữa là hầu hết các thỏa thuận khai thác chung đều thiết lập ra một vùng chung mà tại đó các nước quy định phân chia thẩm quyền tài phán cho mỗi bên hoặc quy định thẩm quyền tài phán chung của hai nước. Tuy nhiên, theo Hiệp đinh thì tại Khu vực có chế độ chung các bên lại quy định “Quyền tài phán của quốc gia mang cờ” đối với công dân và tàu thuyền của họ. Điều này có nghĩa là khi một bên phát hiện công dân và tàu thuyền của bên kia vi phạm quy định của Hiệp định thì bên đó sẽ thông báo cho bên kia giải quyết trên cơ sở tham khảo ý kiến của bên phát hiện sự việc. Bên quốc gia có công dân và tàu thuyền vi phạm phải đảm bảo rằng sự vi phạm sẽ không tái diễn. Việc quy định như vậy khiến cho việc xử lý vi phạm không được kịp thời, cũng như có thể dẫn đến khả năng xử lý không nghiêm của quốc gia có công dân và tàu thuyền vi phạm. Quốc gia đó có thể sẽ bao che cho công dân nước mình, vì trong Hiệp định không nêu cụ thể biện pháp giải quyết đối với những trường hợp tái phạm.

Hiệp định Côlômbia - Jamaica ngày 12-11-1993 là một trong các dạng khai thác chung hỗn hợp cả tài nguyên sinh vật và phi sinh vật. Cho dù còn có những quy định chưa phù hợp cũng như còn thiếu những nội dung cần thiết như hiệu lực của Hiệp định, nghĩa vụ mỗi bên.v.v Nhưng Hiệp định đã cho thấy về một khả năng có thể hợp tác khai thác chung trong nhiều lĩnh vực, ngay cả khi giữa hai nước này còn tồn tại những bất đồng trong việc phân định biên giới biển hay vấn đề chủ quyền tại Serrannilla và Bajo Nuevo vẫn còn nhiều tranh cãi.[45]

Các thỏa thuận khai thác chung trên thế giới là vô cùng đa dạng và phong phú, không một thỏa thuận nào giống thỏa thuận nào mà có những nét riêng đặc trưng cho từng khu vực khai thác chung cũng như cho từng đối tượng khai thác chung. Những đặc trưng đó xuất phát từ chính vị trí, tầm quan trọng của khu vực khai thác chung, từ đặc điểm của nguồn tài nguyên, từ lập trường và quan điểm của mỗi bên, thậm chí phụ thuộc vào cả mối quan hệ giữa các nước liên quan đến khu vực này. Vì vậy, mọi sự rập khuôn, sao chép theo một mô hình khai thác chung nào đó đều không đem lại kết quả khả thi. Các nước có nhu cầu áp dụng giải pháp này cần thiết phải nghiên cứu và cân nhắc trước khi vận dụng vào những điều kiện hoàn cảnh cụ thể.

Hơn thế nữa, không phải trong mọi trường hợp khai thác chung đều đem đến một kết quả khả quan. Kết quả đó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố chính trị và yếu tố kinh tế là hai yếu tố cần được cân nhắc kỹ trước khi quyết định áp dụng giải pháp này.

Và một điều dễ hiểu là với các thỏa thuận càng chi tiết bao nhiêu thì càng dễ cho các bên trong thực thi bấy nhiêu, các tình huống được trù liệu trước sẽ giúp các bên tránh được những bất đồng xảy ra trong quá trình thực hiện. Ngoài ra, sự chuẩn bị kỹ càng các điều kiện cần thiết cho việc thực thi khai thác chung cũng quyết định đến sự thành công của mô hình.

Khai thác chung đã và đang được nhiều quốc gia áp dụng dưới các dạng khác nhau, sự lựa chọn đó đã ngày càng khẳng định tính ưu việt của giải pháp này. Bức tranh tổng thể về các dạng khai thác chung trên thế giới có thể coi là minh chứng sống động nhất giúp khẳng định sự tồn tại thực sự của giải pháp khai thác chung. Một giải pháp vừa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế lại vừa làm dung hòa lợi ích của các bên, làm giảm căng thẳng và góp phần quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp.

CHƢƠNG 3

KHAI THÁC CHUNG GIỮA VIỆT NAM VỚI CÁC NƢỚC LÁNG GIỀNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khai thác chung trong luật biển quốc tế và thực tiễn trong quan hệ giữa việt nam với các nước láng giềng (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)