Hiệp định ngư nghiệp giữa CHND Trung Hoa và Nhật Bản ngày

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khai thác chung trong luật biển quốc tế và thực tiễn trong quan hệ giữa việt nam với các nước láng giềng (Trang 57 - 60)

2.2. KHAI THÁC CHUNG NGHỀ CÁ

2.2.1 Hiệp định ngư nghiệp giữa CHND Trung Hoa và Nhật Bản ngày

11/11/1997

Nhật Bản và Trung Quốc là hai quốc gia vẫn còn vướng mắc trong việc hoạch định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Trong khi chờ đợi kết quả phân định, hai nước đã tiến hành khai thác chung nguồn cá nhằm bảo tồn và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên này, duy trì trật tự khai thác truyền thống của ngư dân hai nước tại đây.

Ngày 11/11/1997, Chính phủ hai nước Trung Quốc và Nhật Bản đã ký kết "Hiệp định ngư nghiệp giữa CHND Trung Hoa và Nhật Bản". Hiệp định gồm có 14 điều và 2 phụ lục với những nội dung cụ thể quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong Vùng nước Hiệp định. Theo đó, phạm vi của Vùng nước Hiệp định được xác định là vùng đặc quyền kinh tế của Trung quốc và đặc quyền kinh tế của Nhật Bản (điều 1). Tại Vùng nuớc Hiệp định,

công dân và thuyền đánh cá mỗi bên đều có quyền tiến hành những hoạt động ngư nghiệp tại vùng đặc quyền kinh tế của hai nước, nhưng với điều kiện phải có giấy phép của cơ quan được uỷ quyền của các bên ký kết và phải nộp phí cấp phép tuân theo Hiệp định cũng như những Pháp lệnh có liên quan của các bên ký kết (Điều 2).

Với tinh thần "tôn trọng hoạt động ngư nghiệp hiện hữu ở một phần của vùng nước Đông Hải, đồng thời xem xét tình hình tài nguyên của vùng nước này và tác nghiệp truyền thống của nước bên kia, không làm phương hại bất

chính đáng đến lợi ích ngư nghiệp của nước bên kia ở vùng nước này” [10].

Thoả thuận cũng đã thiết lập một "vùng nước đánh bắt tạm thời" giới hạn bởi 11 điểm có toạ độ như quy định trong điều 7.

Trong vùng nước này, Trung Quốc và Nhật Bản phải xem xét tới ảnh hưởng của hoạt động ngư nghiệp truyền thống của mỗi bên nhằm đảm bảo duy trì nguồn tài nguyên sinh vật biển không bị nguy hại do khai thác quá độ, thực hiện các biện pháp bảo tồn thích hợp và các biện pháp quản lý về số lượng. Mỗi bên cam kết phối hợp thực hiện các biện pháp kiểm soát cũng như các biện pháp cần thiết khác đối với công dân và thuyền đánh cá của nước mình tiến hành hoạt động ngư nghiệp tại Vùng nước đánh bắt tạm thời và không thực hiện các biện pháp đó đối với công dân và thuyền đánh cá của bên ký kết kia tiến hành hoạt động ngư nghiệp trong vùng nước này. Tuy nhiên, điều 7 khoản 3 cũng quy định:

Khi một bên ký kết phát hiện công dân và thuyền đánh cá của bên ký kết kia vi phạm quy chế tác nghiệp của Uỷ ban liên hợp ngư nghiệp Trung - Nhật, có thể căn cứ vào sự thật nhắc nhở công dân và thuyền đánh cá nước này chú ý, đồng thời thông báo cho bên ký kết kia sự thật và tình hình có liên quan.

Bên ký kết kia phải tôn trọng thông báo đó và thực hiện các biện pháp cần

thiết, sau đó thông báo lại kết quả cho bên ký kết này.

Hai bên cũng thống nhất thành lập Uỷ ban Liên hợp Ngư nghiệp Trung - Nhật (Uỷ ban Ngư nghiệp). Uỷ ban này gồm những thành viên được Chính phủ hai bên cử ra, mỗi bên cử hai uỷ viên. Nhiệm vụ của Uỷ ban ngư nghiệp được quy định cụ thể ở khoản 2 điều 11: “Tiến hành hiệp thương một số vấn đề, kiến nghị Chính phủ hai bên về việc sửa đổi phụ lục kèm theo Hiệp định

này, nghiên cứu tình hình thực hiện Hiệp định và các vấn đề khác”... Về hoạt

động, hàng năm Uỷ ban ngư nghiệp sẽ tổ chức một phiên họp luân phiên tại mỗi nước, nếu cần thiết Uỷ ban ngư nghiệp có thể tổ chức họp lâm thời sau khi được hai bên đồng ý.

Để đảm bảo quyền lợi về ngư nghiệp mỗi bên và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, Hiệp định cũng có những quy định cụ thể về vấn đề này, tại điều 3 Hiệp định quy định trách nhiệm của mỗi bên trong việc xem xét tình trạng tài nguyên trong vùng đặc quyền kinh tế của nước mình, khả năng đánh bắt của mình, hoạt động ngư nghiệp truyền thống, tình hình ra vào và những nhân tố liên quan khác để hàng năm quyết định về loài cá được đánh bắt, số lượng đánh bắt, khu vực đánh bắt và điều kiện đánh bắt của công dân và thuyền đánh cá của bên ký kết kia tại vùng đặc quyền kinh tế của nước mình. Việc đưa ra quyết định này phải dựa trên kết quả hiệp thương của Uỷ ban liên hợp ngư nghiệp Trung - Nhật.

Trong vùng đặc quyền kinh tế của mình, mỗi bên ký kết có thể thực hiện các biện pháp cần thiết căn cứ vào luật quốc tế để đảm bảo ngư dân và thuyền đánh cá của bên ký kết kia phải tuân thủ các biện pháp bảo tồn nguồn tài nguyên sinh vật biển và các điều kiện khác được quy định trong các Pháp lệnh liên quan của nước mình. Để đạt được điều đó, Hiệp định nêu rõ nghĩa vụ của

mỗi bên ký kết phải tuyên truyền giáo dục công dân nước mình những quy định liên quan đến quyền và nghĩa vụ của họ.

Ngoài ra, Hiệp định còn đề cập tới một số vấn đề khác như vấn đề bắt hoặc tạm giữ thuyền đánh cá và thuyền viên, xử lý các sự cố trên biển như tai nạn, tình trạng khẩn cấp khác.., vấn đề hợp tác, nghiên cứu khoa học về ngư nghiệp, bảo tồn nguồn tài nguyên sinh vật biển.v.v.

Điều 12 còn quy định: "không được cho rằng các quy định của Hiệp định này làm tổn hại tới lập trường của mỗi bên về các vấn đề có liên quan đến luật biển”.

Thời hạn của Hiệp định cũng được hai nước thoả thuận rõ ràng tại điều 14. Hiệp định có hiệu lực trong vòng 5 năm, sau thời gian này Hiệp định sẽ có hiệu lực cho đến khi xuất hiện một trong những trường hợp sau:

Bất kỳ bên ký kết nào kết thúc thời hạn năm năm đầu tiên hoặc bất kỳ lúc nào sau đó đều có thể chấm dứt Hiệp định này bằng cách thông báo bằng văn bản cho bên kia trước 6 tháng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khai thác chung trong luật biển quốc tế và thực tiễn trong quan hệ giữa việt nam với các nước láng giềng (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)