Hiệp định ngư nghiệp giữa Nhật Bản và Đại Hàn Dân Quốc ngày

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khai thác chung trong luật biển quốc tế và thực tiễn trong quan hệ giữa việt nam với các nước láng giềng (Trang 60 - 63)

2.2. KHAI THÁC CHUNG NGHỀ CÁ

2.2.2 Hiệp định ngư nghiệp giữa Nhật Bản và Đại Hàn Dân Quốc ngày

ngày 28/11/1998

Nhật Bản và Đại Hàn Dân Quốc là hai quốc gia có truyền thống quan hệ hợp tác trong lĩnh vực ngư nghiệp, ngày 22/6/1965 hai nước này đã ký Hiệp định ngư nghiệp Nhật Bản - Đại Hàn Dân Quốc tại Tôkyô - Nhật Bản. Tuy nhiên, sau khi Công ước Luật Biển 1982 có hiệu lực và thiết lập một trật tự mới trên biển, hai quốc gia Hàn Quốc và Nhật Bản đều đã ký kết Công ước. Những quy định của Công ước đã khiến cho một số nội dung của Hiệp định ngư nghiệp năm 1965 không còn phù hợp, hai nước tiếp tục đàm phán để đi đến ký Hiệp định mới. Và ngày 28/11/1998, Hiệp định ngư nghiệp giữa Nhật Bản và Đại Hàn Dân Quốc đã được hai nước chính thức ký kết với mục đích

nhằm bảo tồn, quản lý cũng như sử dụng thích hợp nhất nguồn tài nguyên sinh vật biển.

Hiệp định gồm 17 điều và 2 phụ lục, quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong việc cùng khai thác chung nghề cá tại khu vực thềm lục địa chồng lấn giữa hai nước. Theo đó, phạm vi Vùng nước hiệp định được xác định là vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản và vùng đặc quyền kinh tế của Hàn Quốc. (điều 1)

Tại Vùng nước hiệp định, mỗi bên ký kết cho phép tàu cá và công dân của bên ký kết kia tiến hành đánh bắt cá ở vùng đặc quyền kinh tế của nước mình trên cơ sở nguyên tắc cùng có lợi, phù hợp với Hiệp định này và các pháp lệnh có liên quan của nước mình (điều 2). Để có thể vào đánh bắt cá trong Vùng nước hiệp định ngư dân phải có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền của nước bên kia cấp và khi tiến hành đánh bắt cá phải niêm yết giấy phép ở nơi dễ nhìn thấy trong buồng lái. Đồng thời họ phải nộp một khoản lệ phí thích hợp cho việc cấp giấy phép và lệ phí vào ngư trường.

Với mục đích bảo tồn nguồn tài nguyên sinh vật tại đây, Hiệp định đã quy định rõ về trách nhiệm của mỗi quốc gia cũng như ngư dân nước họ khi vào đánh bắt cá tại đây.

Đối với các công dân và tàu cá của mỗi bên ký kết Hiệp định, họ đều phải tuân thủ theo Hiệp định và các pháp lệnh có liên quan về ngư nghiệp của bên ký kết kia. Còn đối với mỗi Chính phủ cần phải thực hiện các biện pháp cần thiết trong vùng đặc quyền kinh tế của nước mình nhằm đảm bảo công dân và tàu cá của nước ký kết kia khi tiến hành đánh bắt cá trong vùng đặc quyền kinh tế của nước mình phải tuân thủ các điều kiện cụ thể về tác nghiệp phù hợp với luật pháp của nước mình và không trái với luật pháp quốc tế.

Hai nước cũng thống nhất sẽ điều chỉnh về chủng loại, số lượng cá được đánh bắt, khu vực tác nghiệp và các điều kiện cụ thể khác hàng năm. Quyết định này dựa trên cơ sở kết quả hiệp thương của Uỷ ban liên hiệp ngư nghiệp Nhật - Hàn. Hiệp định cũng đề cập đến trách nhiệm của hai bên trong việc hợp tác về bảo tồn, quản lý và sử dụng thích hợp nguồn tài nguyên sinh vật biển trong Vùng nước hiệp định. Sự hợp tác này bao gồm cả việc trao đổi thông tin có tính chất thống kê có liên quan đến nguồn tài nguyên sinh vật biển đó và tư liệu về thủy sản (điều 10).

Nhằm thống nhất trong quản lý hoạt động khai thác tài nguyên, hai bên đã thỏa thuận thành lập một Uỷ ban ngư nghiệp Nhật - Hàn. Uỷ ban này gồm các thành viên do Chính phủ hai nước cử ra, mỗi bên cử một ủy viên và một đại diện. Trong trường hợp cần thiết, Uỷ ban này có thể thành lập cơ quan cấp dưới gồm có các chuyên gia. Uỷ ban họp luân phiên tại Nhật Bản và Hàn Quốc mỗi năm một lần. Tuy nhiên Uỷ ban có thể họp bất thường khi hai bên ký kết cùng thỏa thuận. Quyền hạn của Uỷ ban là tương đối lớn, được quy định cụ thể ở khoản 4 và khoản 5 điều 12. Uỷ ban sẽ hiệp thương về các vấn đề như vấn đề liên quan đến duy trì trật tự tác nghiệp, điều kiện tác nghiệp, vấn đề thực trạng nguồn tài nguyên sinh vật biển, hợp tác ngư nghiệp giữa hai nước, các vấn đề về bảo tồn và quản lý nguồn tài nguyên sinh vật biển trong vùng và các vấn đề khác liên quan đến việc thực thi Hiệp định này.

Hiệp định đánh cá Nhật Bản - Hàn Quốc có hiệu lực đã thúc đẩy lập lại trật tự đánh cá tại khu vực thềm lục địa chồng lấn giữa hai nước, tránh trường hợp tàu cá nước này đánh cá vượt quá giới hạn vào hải phận nước kia, trong đó có cả tình trạng đánh bắt cá con, làm hủy diệt sinh vật biển và ô nhiễm nguồn nước biển. Hiệp định cũng góp phần duy trì truyền thống đánh bắt cá của ngư dân tại khu vực này và thúc đẩy phát triển hơn nữa quan hệ hợp tác

trong lĩnh vực ngư nghiệp giữa hai nước trên cơ sở Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khai thác chung trong luật biển quốc tế và thực tiễn trong quan hệ giữa việt nam với các nước láng giềng (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)