Yếu tố kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cơ sở xã hội của hoạt động lập pháp ở nước ta (Trang 25 - 27)

Các điều kiện kinh tế không chỉ là nguyên nhân trực tiếp quyết định sự ra đời của pháp luật mà còn quyết định toàn bộ nội dung và sự phát triển của nó. Sự phụ thuộc của pháp luật vào kinh tế thể hiện ở các phương diện: 1) Cơ cấu kinh tế, hệ thống kinh tế quyết định cơ cấu của hệ thống pháp luật; 2) Tính chất của các quan hệ kinh tế, của cơ chế kinh tế quyết định tính chất của

các quan hệ pháp luật, mức độ và phương pháp điều chỉnh pháp luật; 3) Các tổ chức và thiết chế pháp lý (các cơ quan luật pháp, các thủ tục pháp lý) chịu ảnh hưởng quyết định từ phía chế độ kinh tế.

Đồng thời, pháp luật không phản ánh một cách thụ động các quan hệ kinh tế, mà nó có tính độc lập tương đối với kinh tế, có sự tác động ngược trở lại đối với kinh tế. Pháp luật tác động đối với kinh tế theo những hướng sau:

1) Tác động tích cực đến sự phát triển của kinh tế, đến cách tổ chức và vận hành của toàn bộ nền kinh tế, cũng như các cơ cấu bên trong của nền kinh tế, nếu nó được xây dựng phù hợp với các quy luật kinh tế - xã hội; 2) Kìm hãm sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế, hoặc một trong các yếu tố hợp thành của hệ thống kinh tế, nếu nó không phù hợp với các qui luật kinh tế - xã hội; 3) Kích thích kinh tế phát triển ở một số mặt nhưng lại kìm hãm sự phát triển của nó ở một số mặt khác (xảy ra trong thời kỳ quá độ).

Trong quan hệ với các yếu tố tác động lên hoạt động lập pháp, yếu tố kinh tế giữ vai trò quyết định, chi phối. Hoạt động lập pháp trong nền kinh tế nông nghiệp lúa nước thì đặc biệt chú ý đến việc củng cố bảo vệ chế độ kinh tế nông nghiệp, đến các quan hệ và tư liệu sản xuất nông nghiệp. Ví dụ như trong lịch sử pháp luật Việt Nam, việc cấm tự ý giết mổ trâu bò luôn được nhấn mạnh và được quy định trong pháp luật của các triều đại khác nhau. Hoạt động lập pháp ở những nước có nền kinh tế phát triển mạnh về thương nghiệp, hàng hải lại đặc biệt chú ý đến các chế định nhằm khuyến khích, phát triển giao lưu, thông thương, mua bán, đặc biệt pháp luật về hợp đồng, hàng hải… phát triển từ rất sớm.

Điểm này không chỉ chứng minh cơ cấu kinh tế quyết định lên cơ cấu, nội dung của pháp luật. Nó còn cho thấy rõ rệt sự chi phối và ảnh hưởng lớn của vấn đề lợi ích. Pháp luật phục vụ lợi ích của giai cấp nào mang nội dung, cách thức phục vụ lợi ích giai cấp đó. Pháp luật chủ nô, phong kiến đại diện

cho lợi ích thiểu số, đại diện là gia đình hoàng tộc, nên nó là sản phẩm của cách thức lập pháp tùy tiện, độc đoán, với mục đích lớn nhất là phục vụ và củng cố lợi ích của giai cấp thống trị. Câu nói nổi tiếng "Pháp luật là ta" của

vua Louis XIV (Pháp) là một dẫn chứng tiêu biểu cho luận điểm này.

Sự tác động của kinh tế lên hoạt động xây dựng pháp luật còn thể hiện ở những mâu thuẫn về lợi ích của các tầng lớp, nhóm người, tổ chức, cá nhân trong xã hội, của từng nhóm ngành, của từng ngành, từng địa phương trong một quốc gia. Những diễn biến trong quá trình soạn thảo một đạo luật luôn ẩn chứa một triết lý về tính quyết định luận xã hội, vai trò chi phối của kinh tế đối với các bộ phận thuộc kiến trúc thượng tầng, cụ thể ở đây là hoạt động lập pháp. Do vậy, khi một đạo luật ra đời, người ta sẽ không thể chỉ phê phán hoặc ca ngợi nó và đánh giá trình độ những người làm ra nó nếu không nhìn thấy được những diễn biến, những mâu thuẫn, lợi ích chi phối đằng sau đó.

Chính vấn đề về lợi ích, mà chủ yếu là lợi ích kinh tế đã làm nảy sinh một hiện tượng rất phổ biến trong hoạt động lập pháp thời hiện đại, đó là hoạt động "vận động hành lang", hay hoạt động lobby. Đây là một hoạt động thể hiện rất rõ nét mối liên hệ giữa kinh tế, chính trị với pháp luật và hoạt động lập pháp. Vận động hành lang - với cách hiểu là mọi tác động không chính thức (theo thủ tục luật định) - ngày nay đã được thừa nhận và hợp pháp hóa ở một số nước (như ở Mỹ), đang là một kênh vô cùng quan trọng, giúp các nhóm lợi ích tác động tới hoạt động lập pháp15.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cơ sở xã hội của hoạt động lập pháp ở nước ta (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)