Cho đến nay, chưa có trường hợp nào mà Chủ tịch nước đề nghị xem xét lại các dự án pháp lệnh đã được UBTVQH thông qua.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cơ sở xã hội của hoạt động lập pháp ở nước ta (Trang 59 - 60)

nước trình QH quyết định tại kỳ họp gần nhất (Điều 45, 47, 49 - Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2002)51.

2.2.1.4. Công bố luật, pháp lệnh

Chủ tịch nước ký chứng thực các dự án luật, pháp lệnh đã được thông qua. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày luật, pháp lệnh được thông qua, Chủ tịch nước ban hành lệnh công bố luật, pháp lệnh; Đối với pháp lệnh được xem xét lại thì thời hạn trên là 10 ngày, kể từ ngày UBTVQH thông qua sau khi xem xét lại hoặc kể từ ngày QH ra quyết đinh.

2.2.2. Đa dạng hoá sự tham gia của nhân dân trong hoạt động xây dựng luật luật

2.2.2.1. Hoạt động của công dân với tư cách ĐBQH

Hoạt động của công dân với tư cách ĐBQH là một hình thức phát huy vai trò của nhân dân trong hoạt động xây dựng pháp luật. Nội dung quan trọng trong hoạt động của ĐBQH là sự liên hệ của ĐBQH với cử tri, qua đó, xem xét các đơn thư, yêu cầu và kiến nghị của cử tri. Điều này đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động lập pháp của QH. Các yêu cầu và kiến nghị có căn cứ của nhân dân về những vấn đề đòi hỏi phải có sự giải quyết bằng luật pháp cần phải được các ĐBQH đưa ra ở các kỳ họp của QH và các UB của QH và phải được cân nhắc trong quá trình xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật52. Các đơn thư, yêu cầu và kiến nghị của cử tri là một nguồn quan trọng thể hiện dư luận xã hội đối với hoạt động của QH nói chung và hoạt động lập pháp nói riêng.

51 Cho đến nay, chưa có trường hợp nào mà Chủ tịch nước đề nghị xem xét lại các dự án pháp lệnh đã được UBTVQH thông qua. UBTVQH thông qua.

Đồng thời, ý kiến trực tiếp của ĐBQH tại các kỳ họp QH cũng là một hình thức quan trọng thể hiện tiếng nói của nhân dân đối với hoạt động lập pháp.

2.2.2.2. Chủ thể có quyền sáng kiến lập pháp được mở rộng

Sáng quyền lập pháp là một quyền rất quan trọng, bởi nó quyết định cho việc đinh hướng và làm cơ sở cho toàn bộ các công đoạn tiếp theo của hoạt động lập pháp. Hiện nay, ở Việt Nam có 15 tổ chức và cá nhân có quyền đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh (giai đoạn 1980 đến 1992 chỉ có 9 chủ thể, trong đó, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc chỉ giới hạn ở: các chính Đảng, Tổng Công đoàn Việt Nam, tổ chức Liên hiệp nông dân tập thể Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam53), riêng ĐB QH còn có quyền kiến nghị về luật, pháp lệnh:

- Chủ tịch nước;

- UBTVQH;

- Hội đồng dân tộc và các UB của QH (8 cơ quan);

- Chính phủ;

- Tòa án nhân dân tối cao;

- Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên;

- ĐB QH54.

Sự mở rộng chủ thể này sẽ "tăng khả năng phát hiện nhu cầu điều chỉnh luật, pháp lệnh về các lĩnh vực của đời sống xã hội, kịp thời bù đắp sự thiếu hụt trong hệ thống pháp luật, đáp ứng nhu cầu công cuộc đổi mới"55.

2.2.2.3. Bảo đảm sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể, của nhân dân trong xã hội: trong xã hội:

Lấy ý kiến của các cơ quan hữu quan

53 [40, tr. 95, 96]

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cơ sở xã hội của hoạt động lập pháp ở nước ta (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)