Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động lập pháp để bảo đảm cơ sở xã hội của hoạt động lập pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cơ sở xã hội của hoạt động lập pháp ở nước ta (Trang 101 - 105)

82 Ví dụ đối với trường hợp của Luật Thương mại năm 1997, Luật Đất đai năm 2003…

3.3.4. Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động lập pháp để bảo đảm cơ sở xã hội của hoạt động lập pháp

chuẩn bị cho việc thành lập Viện nghiên cứu lập pháp của QH với tư cách là cơ quan nghiên cứu chuyên trách liên quan đến tổ chức và hoạt động của QH, "hỗ trợ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan của QH, ĐBQH", có vị trí trực thuộc UBTVQH. Đây cũng có thể coi là một bước tiến trong quá trình nâng cao tính chuyên nghiệp cho hoạt động lập pháp của QH.

3.3.4. Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động lập pháp để bảo đảm cơ sở xã hội của hoạt động lập pháp đảm cơ sở xã hội của hoạt động lập pháp

Như đã phân tích trong phần 2.2.4, vai trò lãnh đạo của Đảng là không thể thiếu đối với hoạt động lập pháp ở nước ta. Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động lập pháp được thể hiện trước tiên ở việc hoạt động lập pháp nhằm cụ thể hóa, thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, ở sự bảo đảm

vai trò lãnh đạo của các cơ quan, tổ chức Đảng trong quá trình tổ chức thực hiện công tác lập pháp, cũng như ở vai trò của Bộ Chính trị trong quy trình lập pháp về các vấn đề "chưa có đường lối, chủ trương, chính sách rõ ràng của Đảng; những quan điểm, chủ trương lớn của dự luật và pháp lệnh; những ý kiến còn khác nhau, những vướng mắc trong quy trình thảo luận". Đồng thời, vai trò, trách nhiệm lãnh đạo của Đảng còn thể hiện ở sự quan tâm chỉ đạo tìm các phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động lập pháp.

Trong điều kiện xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam hiện nay, yêu cầu tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng còn được thể hiện ở yêu cầu đổi mới trong phương thức lãnh đạo, bảo đảm chất lượng, hiệu quả cao hơn.

KẾT LUẬN

Có thể nói rằng, do bản chất và mục tiêu phục vụ lợi ích của con người - dù là lợi ích giai cấp hay lợi ích của xã hội, hoạt động lập pháp luôn bị chi phối, ảnh hưởng bởi các yếu tố xã hội và đồng thời, được đòi hỏi phải bảo đảm tốt nhất cơ sở xã hội của nó.

Ở Việt Nam, chúng ta đã xây dựng được một cơ chế bảo đảm cơ sở xã hội cho hoạt động lập pháp. Đó là việc xây dựng quy trình lập pháp chặt chẽ; đa dạng hóa sự tham gia của nhân dân trong hoạt động xây dựng luật; hình thành các hình thức giúp việc và hỗ trợ kỹ thuật cho hoạt động lập pháp; bảo đảm sự lãnh đạo Đảng đối với hoạt động lập pháp. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, cơ chế này vẫn còn nhiều hạn chế, từ đó, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng và hiệu quả của hoạt động lập pháp ở nước ta.

Một cách khách quan, điều này do chính những tác động từ các yếu tố xã hội về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quan hệ quốc tế - tức là những tác động của cơ sở xã hội lên hoạt động lập pháp. Song, về mặt chủ quan, chúng ta cần thấy đó chính là do chúng ta vẫn còn nhiều sai lầm, thiếu sót trong việc vận dung, cân nhắc các quy luật xã hội, trước hết là quy luật về lợi ích, các kinh nghiệm trong và ngoài nước vào hoạt động lập pháp. Bên cạnh những vấn đề về quy trình, thủ tục, kỹ thuật lập pháp, một nguyên nhân không nhỏ chính là vấn đề về nhận thức. Chúng ta vẫn chưa nhận thức được đầy đủ được tầm quan trọng của công đoạn chuẩn bị cho hoạt động lập pháp trước khi bắt đầu quy trình chính thức của nó theo luật định.

Một hoạt động lập pháp hoàn chỉnh không thể bắt đầu từ giai đoạn sáng kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, mà phải bắt đầu từ giai đoạn phân tích chính sách. Giai đoạn này không phải chỉ bắt đầu từ việc nghiên cứu một cách thời vụ các quy phạm pháp luật trên giấy tờ mà nó phải bắt đầu từ những

công việc như đánh giá, điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật, nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân, điều tra dư luận xã hội, các quan hệ xã hội mới phát sinh hoặc thay đổi hay đã mất đi…, từ đó, đánh giá nhu cầu điều chỉnh pháp luật, đưa ra được những dự báo pháp luật, từ đó, đưa ra được chiến lược lập pháp thích hợp, khoa học và dài hơi. Đồng thời, một quy trình lập pháp khách quan, khoa học không thể chỉ giới hạn hoạt động cho các chủ thể có chức năng và thẩm quyền chính (tức là chỉ có các chủ thể thực hiện quyền sáng kiến lập pháp, biên soạn, thẩm tra, chỉnh lý, thảo luận, thông qua, ban hành, công bố…), mà quên đi vai trò hết sức quan trọng của các chuyên gia, các cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan và của nhân dân nói chung.

Sự bê trễ, qua quýt trong công đoạn lấy ý kiến của các chủ thể này cũng là một sự vi hiến, vi phạm pháp luật, bởi hoạt động này cũng đã được quy định trong Hiến pháp và trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (tuy nó chưa có quy định cụ thể hóa nhằm xây dựng cơ chế bảo đảm cho hoạt động này). Sự tham gia của các chủ thể này là những tiếng nói góp phần nâng cao tính phản biện xã hội, không chỉ thể hiện sự dân chủ mà còn nhằm bảo đảm tính khách quan, khoa học và toàn diện của hoạt động lập pháp.

Hoạt động lập pháp không phải chỉ dành riêng cho lợi ích của một ngành, một Bộ hay một chủ thể nào cũng như không phải công việc riêng của các cơ quan nhà nước. Nó là công việc của toàn xã hội, được sinh ra là để phục vụ cho lợi ích của xã hội, ở Việt Nam ta, trước tiên là lợi ích của nhân dân. Do đó, nó phải bảo đảm được những nguyên tắc lập pháp cơ bản, nhằm bảo đảm cơ sở xã hội của nó.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cơ sở xã hội của hoạt động lập pháp ở nước ta (Trang 101 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)