Yếu tố địa lý, quan hệ quốc tế… cũng là những yếu tố có ảnh hưởng nhất định tới hoạt động lập pháp. Ví dụ như yếu tố đạo đức. Đạo đức là tổng hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của con người và sự tiến bộ xã hội trong mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân và xã hội25. Khi chưa có pháp luật, đạo đức đương nhiên là quy phạm hàng đầu điều chỉnh các quan hệ xã hội. Khi pháp luật ra đời, với những ưu thế nổi trội của quy phạm mới, đạo đức phải nhường chỗ cho loại quy phạm ấy. Tuy nhiên, trong lịch sử pháp quyền từ xưa tới nay, pháp luật và đạo đức luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau.
24 [30, tr.227, 228].
Một yếu tố khác cũng rất được quan tâm nghiên cứu là yếu tố địa lý. Yếu tố này từ thời Montesquieu26 cho đến nay vẫn rất được coi trọng đối với những ảnh hưởng liên quan đến vấn đề chính trị, pháp luật. Người ta đã hình thành một học thuyết về "địa - chính trị"để nhấn mạnh đến tầm quan trọng của yếu tố này.
Nói tóm lại, khi xem xét cơ sở xã hội của hoạt động lập pháp, chúng ta phải đặt nghiên cứu vấn đề trong mối tương quan toàn diện giữa những yếu tố làm nên cơ sở xã hội của hoạt động lập pháp với nhaucũng như tính chất tác động cụ thể của từng yếu tố lên hoạt động lập pháp.
26 [28]
CHƯƠNG 2