Phương tiện làm việc và kinh phí

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cơ sở xã hội của hoạt động lập pháp ở nước ta (Trang 100 - 101)

82 Ví dụ đối với trường hợp của Luật Thương mại năm 1997, Luật Đất đai năm 2003…

3.3.3.3. Phương tiện làm việc và kinh phí

Một trong những điều kiện thiết yếu để nâng cao chất lượng của hoạt động lập pháp là yêu cầu phải bảo đảm phương tiện làm việc cũng như kinh phí hoạt động cho hoạt động lập pháp. Trong thời đại kỹ thuật công nghệ cao như hiện nay, chúng ta không thể không chú ý đến việc trang bị đầy đủ những phương tiện làm việc hiện đại, chất lượng phục vụ cho công việc quan trọng vào bậc nhất của đất nước là hoạt động lập pháp. Có như vậy, chúng ta sẽ càng có điều kiện để hiện đại hóa phương thức xây dựng pháp luật, hay ít ra, bảo đảm được cơ sở vật chất cho việc thực hiện hoạt động lập pháp. Đồng thời, để đảm bảo được yêu cầu này, chúng ta phải bảo đảm tốt vấn đề kinh phí cho hoạt động lập pháp. Muốn như vậy, chương trình xây dựng luật, pháp lệnh cần phải được gắn với kế hoạch dự toán ngân sách của nhà nước.

Việc bảo đảm kinh phí hoạt động cho công tác lập pháp nhằm bảo đảm tính chủ động về kinh phí cho các cơ quan tiến hành xây dựng luật, nâng cao chất lượng của hoạt động lập pháp, cũng như bảo đảm khả năng cung cấp phương tiện làm việc tốt nhất cũng như khả năng ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin trong hoạt động lập pháp. Từ đó, đổi mới phương pháp, tiến độ, chất lượng, hiệu quả của quy trình xây dựng luật, pháp lệnh, bảo đảm tính khả thi của dự án. Điều này cũng đặt ra yêu cầu phải gắn trách nhiệm giải trình dự toán ngân sách cho các chủ thể thực hiện quyền sáng

kiến lập pháp, để từ đó, làm cơ sở cho việc dự toán ngân sách đối với cả Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cơ sở xã hội của hoạt động lập pháp ở nước ta (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)