82 Ví dụ đối với trường hợp của Luật Thương mại năm 1997, Luật Đất đai năm 2003…
3.3.3. Tăng cường điều kiện bảo đảm cơ sở xã hội của hoạt động lập pháp
Thông tin trang bị cho hoạt động lập pháp phải đầy đủ, toàn diện ở mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, pháp luật. Đồng thời, phải tăng cường công tác nghiên cứu, thông tin phục vụ ĐBQH và các cơ quan của QH;
Việc khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia hiệu quả cũng đang rất được quan tâm. Chúng tôi cho rằng cần xúc tiến việc xây dựng, các trung tâm thông tin, các trung tâm dữ liệu quốc gia, cập nhật mọi thông tin mới nhất, đầy đủ nhất về lĩnh vực xây dựng, thực hiện pháp luật.bảo đảm khả năng cập nhật 24/24h của các ĐBQH cũng như các chủ thể khác tham gia vào quá trình xây dựng dự án luật, pháp lệnh. Thực chất, từ năm 1994, chúng ta đã có một đề án về "Xác định các hoạt động và nguồn cần thiết để thành lập một hệ thống thông tin pháp luật ở Việt Nam"83, trong đó, có dự án xây dựng các trung tâm thông tin tư liệu cấp quốc gia, nhằm tăng cường năng lực pháp luật - trước hết là khả năng tiếp cận thông tin pháp luật ở Việt Nam. Trong thời đại kỹ thuật số như hiện nay, chúng ta có rất nhiều thuận lợi để ứng dụng những công nghệ thông tin hiện đại và tiện lợi nhất phục vụ cho hoạt động lập pháp. Tuy nhiên, bên cạnh vấn đề kinh phí, chúng ta còn phải thực hiện đổi mới đồng bộ các vấn đề liên quan đến cơ cấu, tổ chức, các quy định pháp luật, nên cho đến nay, dự án này mới chỉ dừng lại ở mức ý tưởng.
Một vấn đề mà chúng tôi cho rằng rất bức thiết hiện nay là yêu cầu quan tâm và phát triển mạnh mẽ loại hình thông tin xã hội học. Điều này đồng nghĩa với yêu cầu phát triển các trung tâm về dư luận xã hội, các trung tâm điều tra, khảo sát, các trung tâm về dự báo, đánh giá nhu cầu điều chỉnh pháp luật, phục vụ cho việc hoạch định chính sách. Hoạt động này cần được khuyến khích xã hội hóa nhằm nâng cao chất lượng và mở rộng khả năng lựa chọn các giải pháp cho các nhà hoạch định chính sách.
83 [57]
Hoạt động thông tin công chúng - đưa thông tin về hoạt động của QH, từ QH đến với công chúng - cũng cần không ngừng được cải tiến, hoàn thiện. Trong thời đại tự do thông tin, dân chủ như ngày nay, người dân có quyền được biết, thông tin một cách đầy đủ và cập nhật các hoạt động liên quan đến những quyền lợi sát sườn của người dân, trước hết là hoạt động lập pháp - hoạt động có mục đích và bản chất là phục vụ quyền lợi của nhân dân. Mặt khác, sự hiểu biết một cách tự do, hợp pháp và đầy đủ các hoạt động liên quan đến chính sách, pháp luật của Nhà nước sẽ là con đường tốt nhất để nâng cao ý thức pháp luật của người dân, bảo đảm hơn nữa cho tính khả thi của dự án luật, pháp lệnh.
Đối với các phương tiện thông tin đại chúng ở Việt Nam hiện nay, yêu cầu đặt ra chính là sự nâng cao hơn nữa bản lĩnh nghề nghiệp cũng như trình độ chuyên môn, trình độ pháp luật. Có như vậy, các phương tiện thông tin đại chúng mới trở thành một kênh phản ánh phản biện xã hội hữu hiệu và đắc lực nhất.
Một hoạt động rất phổ biến và đã trở thành một nghề hết sức có ảnh hưởng đối với hoạt động lập pháp cũng như đến các hoạt động khác nhau trong xã hội nhiều nước là hoạt động lobby. Tuy nhiên, hoạt động này ở Việt Nam còn mới mẻ. Theo chúng tôi, để cơ chế thông tin phục vụ hoạt động lập pháp của nước ta được nâng cao hơn nữa về chất lượng cũng như mở rộng, đa dạng hơn nữa về hình thức, trong tương lai, cần phải thừa nhận lobby như một nghề hợp pháp ở Việt Nam.
3.3.3.2. Tài liệu
Tài liệu không chỉ phải được trang bị đầy đủ về nội dung mà phải bảo đảm tính cập nhật, cải tiến về hình thức. Cần cung cấp tài liệu theo hai phía:
- Cung cấp tài liệu cho các chủ thể lập pháp: tài liệu, số liệu liên quan đến cơ sở xã hội, đây là một cơ sở quan trọng cho việc quyết định chính sách
pháp luật. Cần bổ sung, hoàn thiện các quy định về việc cung cấp thông tin trong các giai đoạn của quy trình lập pháp về dự án luật cho ĐBQH, Hội đồng dân tộc và các UB của QH;
- Cung cấp tài liệu, nhất là các dự án luật một cách đầy đủ, kịp thời cho các tổ chức xã hội, đối tượng cần xin ý kiến đối với các dự án, tránh hình thức.