Lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cải cách dịch vụ công qua thực tiễn tỉnh Cao Bằng (Trang 61 - 62)

Các cơ sở y tế tư nhân ra đời đáp ứng phần nào nhu cầu khám chữa bệnh của người dân nhưng không nhiều. Chủ yếu là các cơ sở y tế tư nhân

hoạt động ngồi giờ hành chính và khơng được trang bị thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại. Như vậy xã hội hóa dịch vụ y tế ở tỉnh Cao Bằng chưa hề được mở rộng. Các hoạt động khám sức khỏe vẫn phải phụ thuộc gần như hoàn toàn vào Bệnh viện cơng. Cao Bằng có một bệnh viện đa khoa cấp tỉnh, một bệnh viện y học cổ truyền cấp tỉnh và 13 bệnh viện tuyến huyện. 199 xã trong tồn tỉnh đều có trạm y tế xã. Ngồi ra cịn có 1 bệnh viện khu vực dành cho 3 huyện Ngun Bình, Bảo Lạc, Bảo Lâm. Trong đó, chỉ có Bệnh viện Đa khoa tỉnh được trang bị máy móc tương đối hiện đại. Cịn lại y tế tuyến huyện thường chỉ làm nhiệm vụ chẩn đoán ban đầu và chăm sóc những bệnh nhân mắc bệnh thơng thường (bệnh nhẹ). Y tế tuyến xã là địa chỉ gần nhất của các bệnh nhân vùng sâu vùng xa. Trong điều kiện nhà dân cách trung tâm huyện lỵ tới vài chục km thì trạm xá là nơi tin cậy duy nhất được các bệnh nhân tìm đến mỗi khi có vấn đề sức khỏe. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng vẫn còn cao (23%), tỷ lệ người mắc các bệnh truyền nhiễm gia tăng. Nguồn tài chính hạn hẹp cũng dẫn tới việc khơng ứng phó kịp thời với các dịch bệnh bùng phát bất ngờ như dịch cúm H5N1, H1N1… Bên cạnh đó, sự chênh lệch về tình trạng sức khỏe giữa các vùng miền và các nhóm dân cư cũng là một vấn đề đáng báo động. Người nghèo khơng thể đủ tiền chi phí cho các dịch vụ khám chữa bệnh trong vì vậy họ ln bị bệnh tật đe dọa.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cải cách dịch vụ công qua thực tiễn tỉnh Cao Bằng (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)