Cải cách thủ tục hành chính trong quản lý và cung cấp dịch vụ công

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cải cách dịch vụ công qua thực tiễn tỉnh Cao Bằng (Trang 67 - 69)

- Lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo

2007 62,1 100 Khơng có số liệu Khơng có số liệu

2.2.4.2. Cải cách thủ tục hành chính trong quản lý và cung cấp dịch vụ công

vụ cơng

- Hoạt động của mơ hình tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ một cửa:

Đối với thực hiện mơ hình tiếp nhận trả kết quả hồ sơ một cửa, mặc dù hồ sơ được tiếp nhận một nơi nhưng trách nhiệm giải quyết một hồ sơ có khi lại phụ thuộc nhiều cơ quan, bởi vậy trách nhiệm được đẩy đưa qua lại giữa các cơ quan nhà nước còn người dân thì phải chờ đợi. Về mặt tổ chức, đến thời điểm hiện tại đã có 100% Ủy ban nhân dân các huyện, thị và các sở, ban ngành trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức nhận và trả kết quả hồ sơ theo phương thức một cửa. Mỗi nơi đều niêm yết rõ lịch tiếp nhận, thời hạn trả hồ sơ, các giấy tờ cần chuẩn bị và mức phí phải trả. Tuy nhiên, sự chậm trễ trong việc hồn tất hồ sơ cịn phổ biến. Một số cơ quan, đơn vị chưa thấy được tầm quan trọng và lợi ích của việc cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế "một cửa" nên không chú trọng trong việc đôn đốc, kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả làm cho chất lượng hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chưa cao, cịn mang tính hình thức, đối phó chưa thực chất theo quy định của cơ chế "một cửa" đặt ra. Đa số Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của các cơ quan chưa tổ chức họp rút kinh nghiệm theo định kỳ, khơng có kế hoạch quản lý và khai thác, sử dụng trang thiết bị đúng mục đích.

- Cấp, trả, gia hạn giấy phép các loại:

Các phương tiện kỹ thuật hiện đại bắt đầu được áp dụng để nâng cao chất lượng dịch vụ này. Đặc biệt trong việc cung cấp thông tin về thể chế, tổ chức, đấu thầy các dự án công, đăng ký cấp phép kinh doanh, cấp phép đầu tư… Do vậy việc cung ứng loại dịch vụ này đã được cải tiến song khơng đều và chưa chun nghiệp. Người dân cịn gặp nhiều rắc rối, phiền hà trong khi xin cấp phép kinh doanh, thủ tục hộ tịch, cấp phép xây dựng nhà. Chủ yếu là tình trạng phiền nhiễu, bất hợp lý, chậm trễ, thiếu hiệu quả trong hoạt động của bộ máy thực hiện công vụ. Điển hình như việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, rất nhiều trường hợp bị cấp Giấy chứng nhận sai hoặc chậm trễ hoặc cả hai. các báo cáo của Sở Tài ngun và mơi trường đều ghi khó khăn trong việc cấp giấy là do người dân không tự nguyện khai báo thông tin, thiếu cán bộ trực tiếp thực hiện... Thực tế khảo sát lại tìm ra những nguyên nhân khác. Các thủ tục cấp giấy một phần đã được giao cho các doanh nghiệp trắc địa - quản lý đất đai thực hiện, do vậy đã giải quyết được vấn đề thiếu cán bộ. Song mặt trái ở đây cũng chính do phó thác cho Doanh nghiệp thực hiện nên cơ quan chức năng mà cụ thể là cán bộ địa chính khơng kiểm tra, quản lý chặt chẽ dẫn đến việc cấp sai giấy chứng nhận và tiến độ chậm.

Thành lập doanh nghiệp hay các hợp tác xã và các tổ chức kinh doanh được khuyến khích mạnh mẽ. Do vậy, việc cấp giấy phép thành lập hoạt động được rút gọn về mặt thủ tục và điều kiện rất nhiều. Song bên cạnh đó, vẫn cịn những doanh nghiệp, cá nhân phải nhờ đến người khác và trả thêm tiền để hoàn tất nhanh thủ tục. Đến nay tỉnh Cao Bằng có 713 doanh nghiệp và 291 hợp tác xã được cấp phép hoạt động.

- Lĩnh vực tư pháp:

Các dịch vụ công trong lĩnh vực tư pháp chủ yếu là một số dịch vụ liên quan đến hộ tịch và chứng thực, công chứng. Bắt đầu từ 1/7/2007, hoạt động công chứng thực hiện theo Luật Công chứng và Nghị định 79/2007/NĐ-CP về

cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký. Đây là bước đột phá lớn, mang lại sự thuận tiện tối đa cho người dân. Trách nhiệm công chứng, chứng thực được san đều từ công chứng Nhà nước cho đến Phòng Tư pháp cấp quận, huyện và tới cả Ủy ban nhân dân cấp xã, phường. Vào những ngày cuối tháng 7/2008, các văn phịng cơng chứng tư chính thức đi vào hoạt động. Bước khởi động của các văn phòng này đã được đánh giá cao bởi sự thân thiện và chăm sóc khách hàng chu đáo. Luật sư đã hoàn toàn hành nghề độc lập, tách ra khỏi bộ máy nhà nước. Tuy nhiên trên địa bàn tỉnh Cao Bằng những hoạt động này chưa nổi bật. Luật sư luôn thiếu và người dân cịn biết ít đến loại dịch vụ này. Tương tự, phiên dịch viên có tuyên thệ lẽ ra phải được sử dụng rộng rãi ở một nơi mà đồng bào dân tộc thiểu số chiếm đến hơn 95% tổng số dân. Tuy nhiên trong công tác xét xử hoặc việc kê khai giấy tờ cán bộ cũng có thể giải thích bằng tiếng dân tộc thiểu số nên loại dịch vụ này cũng khơng có gì đáng lưu tâm. Việc đáng lưu tâm nhất trong lĩnh vực tư pháp có lẽ là phải trả lời câu hỏi: làm thế nào người dân biết đến các thủ tục tư pháp để bảo vệ quyền lợi của mình? Chưa nói đến việc làm thế nào và đến đâu để làm thủ tục, có lẽ cái cần thiết hiện nay là tạo ra mạng lưới những tư vấn viên từ các tổ chức nhân dân, tổ chức hỗ trợ cộng đồng để giúp người dân hiểu rõ quyền lợi của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cải cách dịch vụ công qua thực tiễn tỉnh Cao Bằng (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)