Giải pháp pháp lý nhằm hoàn thiện luật Việc làm năm 2013

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo hiểm thất nghiệp trong luật việc làm năm 2013 (Trang 73 - 75)

3.2. Giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện bảo

3.2.1. Giải pháp pháp lý nhằm hoàn thiện luật Việc làm năm 2013

Một là, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung luật Việc làm, chính sách BHTN, chính sách việc làm theo hướng chú trọng không chỉ các giải pháp xử lý hậu quả đối với người thất nghiệp thông qua việc chi trả trợ cấp thất nghiệp, đào tạo nghề, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề để đáp ứng yêu cầu của công việc mới, giới thiệu việc làm mà cần xây dựng các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp thông qua hỗ trợ doanh nghiệp và NLĐ duy trì việc làm, bảo đảm quyền lợi cho doanh nghiệp và NLĐ và tiến tới mở rộng diện bao phủ.

Hai là, cần bổ sung với những trường hợp NLĐ là người nước ngoài,

người không quốc tịch đang làm việc tại Việt Nam cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Ngoài ra, còn có một bộ phận khá đông NLĐ có đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế của đất nước mà chưa được tham gia BHTN. Nếu vẫn tiếp tục tồn tại quy định như vậy sẽ gây bất bình đẳng giữa những NLĐ trong xã hội. Vì vậy, để đáp ứng được nhu cầu toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, cũng cần xem xét mở rộng quyền tham gia loại bảo hiểm này với cả người nước ngoài.

Số lượng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng như NLĐ nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam ngày một tăng. Tính đến hết tháng 5 năm 2016, cả nước có tổng số 82.585 lao động là người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam [37] và sẽ nhiều hơn nữa trong thời gian tới. Sự tham gia đóng quỹ của những người này làm tăng thêm nguồn thu cho quỹ BHTN,

đồng thời giúp ổn định thị trường lao động khi quyền lợi được bảo đảm. Điều này gây ra sự bất bình đẳng giữa họ với những NLĐ mang quốc tịch Việt Nam. Họ cũng bỏ sức lao động của mình để tạo ra những sản phẩm cho NSDLĐ, giúp phát triển kinh tế Việt Nam, đồng thời khi không đáp ứng những điều kiện nhất định thì nguy cơ mất việc của họ cũng rất cao. Hiện nay trên thế giới, nhiều quốc gia đã tạo điều kiện cho NLĐ nước ngoài có thể tham gia BHTN như Canada, Hàn quốc, Mỹ,… Vì thế việc mở rộng những đối tượng này tham gia vào BHTN là việc làm cần thiết, góp phần tạo ra sự bình đẳng giữa lao động trong nước và quốc tế, thúc đẩy sự hợp tác và phát triển thị trường lao động chung. Nhất là khi chúng ta là thành viên của nhiều cộng đồng như Asean, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Trong thời gian tới cần có những biện pháp nhằm thu hút NLĐ tham gia chế độ này nhiều hơn. Chẳng hạn như cho phép những NLĐ tự do, nông dân, người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam có thể đóng BHTN tự nguyện giống như việc chúng ta đang áp dụng chế độ BHXH tự nguyện. Hình thức này không chỉ tạo sự bình đẳng về quyền hưởng bảo hiểm giữa các đối tượng lao động, mà còn làm tăng thêm số lượng người tham gia chế độ BHTN, góp phần giảm nguy cơ vỡ quỹ.

Một đối tượng khác cũng cần được xem xét để đưa vào danh sách hưởng BHTN đó là người giúp việc gia đình. Người giúp việc gia đình cũng ký kết hợp đồng lao động với NSDLĐ nhưng lại không thuộc đối tượng tham gia BHTN. Nguyên nhân chủ yếu đưa ra như là người giúp việc trẻ em, chưa đủ độ tuổi lao động hay những người già đã quá độ tuổi lao động. Trên thực tế, còn nhiều NLĐ trong độ tuổi lao động làm công việc giúp việc gia đình, họ được hưởng chế độ BHXH, BHYT nhưng lại không được hưởng BHTN. Nếu luật quy định người giúp việc gia đình là đối tượng tham gia BHTN thì nó sẽ đảm bảo quyền lợi cho NLĐ, giúp họ có thể ổn định cuộc sống sau khi mất việc

hoặc được hỗ trợ đào tạo nghề nhằm tìm kiếm một công việc thích hợp hơn. Đã có nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng chế độ BHTN đối với người giúp việc gia đình, họ có những quy định chặt chẽ về vấn đề này như Mỹ, Nam phi,…

Ba là, cần thay đổi mức hưởng BHTN việc. Việc quy định về mức

hưởng BHTN hiện nay mới chỉ chú trọng đến mức cần làm chưa có quy định về mức sàn hưởng BHTN. Mặc khác, việc quy định mức hưởng đồng đều 60% hàng tháng đã làm giảm đi khả năng tích cực tìm kiếm việc làm. Mặc dù luật Việc làm năm 2013 đã quy định về nghĩa vụ thông báo việc tìm kiếm việc làm hàng tháng cũng như việc chấm dứt trợ cấp nếu từ chối công việc được giới thiệu quá 2 lần. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn có nhiều trường hợp người thất nghiệp có xu hướng chờ đến khi gần hết hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp mới tìm việc làm. Do đó, cần bổ sung quy định về mức sàn của trợ cấp BHTN không được dưới lương tối thiểu vùng do chính phủ quy định, nhằm bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho người thất nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo hiểm thất nghiệp trong luật việc làm năm 2013 (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)