Về đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo hiểm thất nghiệp trong luật việc làm năm 2013 (Trang 42 - 45)

Đối tượng tham gia BHTN là một trong những vấn đề quan trọng được dành sự quan tâm đầu tiên khi đề cập tới BHTN. Pháp luật Việt Nam đã quy định rất cụ thể và chi tiết về vấn đề này. Trong luật BHXH năm 2006 đã nêu rõ và quy định về BHTN. Tuy nhiên, sau lần sửa đổi gần đây nhất, vấn đề BHTN đã được tách ra và quy định trong Luật việc làm năm 2013, không thuộc Luật BHXH như trước đây nữa. Đây là một trong những điểm mới và nổi bật về BHTN. Căn cứ theo Điều 43, Điều 44 Luật Việc làm 2013 và Điều 11 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Việc làm về BHTN, các đối tượng bắt buộc tham gia BHTN bao gồm:

Thứ nhất, người lao động

Theo khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm quy định thì NLĐ tham gia BHTN là những người giao kết các loại hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc với NSDLĐ gồm: Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn; Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn đủ từ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Đi kèm với việc tham gia BHTN, NLĐ phải đáp ứng được những điều kiện như sau: Là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên có khả năng lao động có như cầu làm việc (Khoản 1- Điều 3 - Luật Việc làm); Có giao kết một trong các loại hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc được quy định như trên ví dụ hợp đồng làm việc không xác định thời hạn hay có thời hạn.

sức lao động hàng tháng; giúp việc gia đình; NLĐ giao kết hợp đồng lao động dưới 3 tháng thì không thuộc đối tượng tham gia BHTN. Vì vậy, theo quy định của Luật Việc làm năm 2013 thì trường hợp người nước ngoài lao động tại Việt Nam thì không thuộc đối tượng bắt buộc tham gia BHTN.

Với quy định tại Điều 11 – Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/03/2015 có quy định chi tiết về việc thi hành một số điều của Luật Việc làm về BHTN. Với trường hợp NLĐ giao kết nhiều hợp đồng lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm năm 2013, thì NSDLĐ của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên thì phải có trách nhiệm tham gia BHTN cho NLĐ. Khi NLĐ đang tham gia BHTN theo hợp đồng giao kết có hiệu lực đầu tiên, trong trường hợp chấm dứt hợp đồng hoặc có thay đổi hợp đồng dẫn đến NLĐ và v thuộc đối tượng tham gia BHTN của hợp đồng lao động giao kết có hiệu lực kế tiếp có trách nhiệm tham gia BHTN theo quy định của pháp luật.

Trường hợp NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp BHXH, NLĐ tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã giao kết theo quy định của pháp luật thì NLĐ không thuộc đối tượng tham gia BHTN trong thời gian này.

Thứ hai, người sử dụng lao động

Trong quan hệ lao động luôn tồn tại mối quan hệ lao động giữa NSDLĐ và NLĐ. Hai chủ thể của mối quan hệ này có liên kết chặt chẽ mật thiết với nhau. Vì vậy, khi NLĐ được pháp luật quy định như là một đối tượng khi tham gia BHTN thì NSDLĐ cũng được pháp luật quy định bị điều chỉnh tương tự như NLĐ. Các quy định về BHTN được quy định trong Luật Việc làm 2013 đã thay thế các quy định cũ tại Luật BHXH 2006. Có nhiều điểm đổi mới về việc quy định các trường hợp NSDLĐ được tham gia BHTN. Theo Khoản 4 – Điều 2 – Luật BHXH 2006, việc tham gia BHXH đối với

NSDLĐ chỉ áp dụng khi doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức và các cơ quan có từ 10 lao động trở lên. Như vậy, sẽ làm việc tham gia BHTN của NLĐ trở nên khó khăn hơn vì có nhiều doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động. Trong trường hợp đó, NLĐ không được bảo đảm về quyền lợi vì quy mô hoạt động của những doanh nghiệp này thường không có sự ổn định. Việc Luật Việc làm ra đời đã khắc phục được hạn chế này và mở rộng thêm các trường hợp tham gia BHTN cho NSDLĐ. Vì vậy, những đối tượng NSDLĐ tham gia BHTN được quy định tại Khoản 3 –Điều 43 Luật Việc làm 2013: Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động.

Các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị, cá nhân hoặc các cơ quan có thuê mướn, sử dụng lao động không xác định thời gian; có xác định thời hạn hoặc theo mùa vụ, theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng. Vì vậy, NSDLĐ được tham gia BHTN hay không còn phụ thuộc vào các điều khoản trong hợp đồng lao động và hợp đồng làm việc được ký kết giữa hai bên.

Khoản 3 điều 44 Luật Việc làm quy định, bên cạnh trách nhiệm đóng góp vào quỹ BHTN của NLĐ và NSDLĐ, sự tham gia đóng góp của Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc giải quyết chính sách cho những NTN: “Căn cứ vào tình hình kết dư của Quỹ BHTN, Nhà nước chuyển kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước vào Quỹ theo mức do Chính phủ quy định tại khoản 3 Điều 59 của Luật này”. Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP, ngân sách nhà nước hỗ trợ Quỹ BHTN theo

nguyên tắc đảm bảo duy trì số dư quỹ hàng năm bằng 02 lần tổng các khoản chi chế độ BHTN và chi phí quản lý BHTN của năm trước liền kề nhưng mức hỗ trợ tối đa bằng 1% quỹ tiền lương tháng đóng BHTN của những NLĐ đang tham gia BHTN. Nguồn kinh phí này được chuyển mỗi năm một lần và được trích từ ngân sách nhà nước để chuyển vào BHTN.

Sự tham gia của Nhà nước trong việc xây dựng quỹ BHTN là cần thiết vì bên cạnh việc Nhà nước khẳng định vai trò chủ đạo trung tâm của mình. Việc đóng góp này không chỉ với mục đích bù đắp sự thiếu hụt về tài chính mà còn nhằm bảo đảm cho chính sách của Nhà nước được thực hiện, quyền lợi của những NTN được đảm bảo chắc chắn hơn. Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2006, hàng năm, ngân sách trung ương phải trích 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN của những NLĐ tham gia BHTN để chuyển vào quỹ BHTN. Còn theo quy định của Luật việc làm, tỷ lệ này đã có sự thay đổi để tránh tình trạng ỷ lại từ phía NLĐ và NSDLĐ, cụ thể là tối đa không quá 1% quỹ tiền lương tháng đóng BHTN của những NLĐ đang tham gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo hiểm thất nghiệp trong luật việc làm năm 2013 (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)