1.3. Pháp luật bảo hiểm thất nghiệp của một số nước trên thế giớ
1.3.3. Những gợi mở cho Việt Nam
Thông qua việc tìm hiểu về các chính sách, quy định pháp luật của BHTN các nước như Nhật Bản và Đức đã rút cho những đặc điểm cho ta thấy, mỗi nước đều có những quan điểm khác nhau về quy định và điều chỉnh cũng khác nhau tùy vào từng hoàn cảnh cụ thể và điều kiện kinh tế của mỗi nước. Tuy nhiên, tất cả đều hướng tới một nguyên tắc chung đó là bù đắp một phần chi phí tạm thời cho NLĐ thất nghiệp và tạo cơ hội cho họ tìm kiếm việc làm mới. Bên cạnh đó, mỗi nước đều có những quy định để Việt Nam tham khảo và học hỏi:
Theo quy định về đối tượng tham gia BHTN tại Nhật Bản, NLĐ được hưởng TCTN lên đến tận 65 tuổi, cao hơn rất nhiều so với các nước khác. Có thể thấy, Nhật Bản rất chú trọng đến việc quan tâm và chăm sóc những người cao tuổi nhưng kinh tế còn khó khăn. Đây là một chính sách đáng được nhân rộng ra cả nước, như vậy NLĐ sẽ yên tâm làm việc vì luôn có những chính sách hỗ trợ của chính phủ trợ giúp kể cả khi về già.
Đối tượng lao động tham gia BHTN ở Đức, người nước ngoài có công việc thường xuyên có thể nhận được chế độ BHTN theo các điều kiện tương tự như NLĐ Đức. vậy là pháp luật BHTN tại Đức đã mở rộng đối tượng tham
gia BHTN, cả người nước ngoài đang làm việc tại Đức đều có thể tham gia BHTN. Đây là một chính sách rất hay của chính phủ Đức, như vậy sẽ giúp quốc gia Đức giữ chân được nhiều người làm việc tại Đức. Với chính sách BHTN, NLĐ nước ngoài sẽ yêu tâm làm việc. Từ đó, sẽ giúp cho mối quan hệ hữu nghị giữa các nước thêm chặt chẽ, đây cũng là một trong những chính sách ngoại giao của Đức. Như vậy, quyền con người dược bảo đảm ở nước ngoài mà không chỉ ở bản địa mới có. Tùy vào từng điều kiện của mỗi nước mà có hay không việc đưa người nước ngoài vào làm đối tượng được tham gia BHTN. Ở Việt Nam chưa có quy định về người nước ngoài được tham gia BHTN nhưng bên cạnh đó, NLĐ nước ngoài vẫn được bảo đảm về các chính sách ASXH khác như BHYT, BHXH. Việt Nam hoàn toàn có thể học hỏi các chính sách của Đức về việc mở rộng đối tượng tham gia BHTN đó là NLĐ nước ngoài vào làm việc và sinh sống tại Việt Nam. Vì như vậy, sẽ giữ được nhiều NLĐ nước ngoài đến Việt nam làm việc hơn. Và tất cả mọi người đều mong rằng tất cả NLĐ đều thuộc đối tượng được tham gia BHTN trong một tương lai không xa.
Kết luận chương 1
Thất nghiệp là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế giới, bởi những hậu quả và tác động khôn lường có thể gây ra. Vì vậy, BHTN ở mỗi quốc gia là một trong những giải pháp quan trọng nhằm bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi bị mất việc làm, hỗ trợ NLĐ học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào quỹ BHTN. BHTN cũng giống như BHXH, đều thể hiện bản chất kinh tế và bản chất xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh việc mang trong mình những đặc điểm chung của BHXH thì BHTN còn mang những nét riêng nhất định. BHTN góp phần giải quyết tạm thời các khó khăn về tài chính cho NTN, giúp họ sớm tìm được việc làm, phát triển xã hội hài hòa về mặt lợi ích giữa NLĐ và NSDLĐ, thể hiện vai trò của Nhà nước trong việc tạo ra một xã hội nhân văn, giảm thiểu sự bất công và các tệ nạn xã hội và thể hiện sự tiến bộ, hoàn chỉnh trong hệ thống pháp luật.
Bên cạnh đó, tác giả cũng đã phân tích và đánh giá những quy định về BHTN của một số quốc gia trên thế giới, cụ thể như là Nhật Bản và Đức. Từ đó đưa ra những điểm tiến bộ phù hợp làm cơ sở lý luận để đổi mới và hoàn thiện pháp luật về BHTN trong thời gian tới tại Việt Nam.
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TRONG LUẬT VIỆC LÀM NĂM 2013 VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH
TẠI VIỆT NAM
2.1. Thực trạng các quy định về bảo hiểm thất nghiệp