Bảo hiểm thất nghiệp ở Đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo hiểm thất nghiệp trong luật việc làm năm 2013 (Trang 37 - 39)

1.3. Pháp luật bảo hiểm thất nghiệp của một số nước trên thế giớ

1.3.2. Bảo hiểm thất nghiệp ở Đức

Bảo hiểm thất nghiệp tại Đức được thực hiện vào đầu thế kỷ 19 vào năm 1919 và được chính thức hóa vào năm 1927, là một cấu thành trong hệ thống BHXH của Đức bao gồm bảo hiểm y tế, BHTN, bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm tai nạn và bảo hiểm chăm sóc. BHTN là một chương trình của BHXH bắt buộc dựa trên sự đóng góp tài chính của NLĐ và chủ sử dụng lao động. Năm 2003, tỷ lệ đóng góp BHTN là 6,5% lương trong đó NLĐ đóng 50% chủ sử dụng lao động đóng 50%.

Chế độ BHTN được chi trả hàng tháng với tỷ lệ thay thế lương là 67% hoặc 60% mức lương thực tế tháng cuối cùng của NLĐ trước khi thất nghiệp, không bao gồm các khoản thu nhập và tài sản khác. Năm 2003, tổng số tiền chi cho chế độ BHTN gần 30 tỷ Euro.

Điều kiện hưởng chế độ là NLĐ phải có hợp đồng tối thiểu 12 tháng trong một giai đoạn xem xét (3 năm cuối trước khi đăng ký thất nghiệp) và đã đóng BHTN bắt buộc. Trong một số trường hợp đặc biệt (ví dụ: chăm sóc thành viên gia đình, chăm sóc trẻ em dưới 3 tuổi). thười gian này được loại trừ khỏi gian đoạn xem xét. Đối với NLĐ làm việc thường xuyên dưới 12 tháng trong một năm vì lý do đặc thù của công việc (gọi là các lao động thời vụ) thì chỉ cần có đủ 6 tháng làm việc và đóng BHTN bắt buộc. NLĐ nước ngoài có công việc thường xuyên có thể nhận được chế độ BHTN theo các điều kiện tương tự như NLĐ Đức.

Đối tượng hưởng chế độ BHTN bắt buộc là người bị thất nghiệp, đã đăng ký tại cơ quan việc làm địa phương và đủ điều kiện về thời gian làm việc và đóng bảo hiểm. Người trên 65 tuổi sẽ không nhận được chế độ BHTN.

Người thất nghiệp là người làm công ăn lương bị mất việc tạm thời và đang tìm công việc làm mới. Các công việc tại Đức đòi hỏi thời gian làm việc dưới 15 giờ/tuần hoặc có một khoảng thu nhập dưới 325 Euro (hoặc lao động độc lập tự do có mức thu nhập tương tự) được gọi là “việc làm phụ” – cũng có thể đăng ký và hưởng chế độ BHTN.

Chương trình BHTN yêu cầu đối tượng hưởng chết độ phải chứng tỏ sự sẵn sàng nhận công việc mới và các nỗ lực của họ nhằm chấm dứt tình trạng thất nghiệp. Theo yêu cầu của cơ quan việc làm, đối tượng hưởng thụ phải đưa ra bằng chứng về các nỗ lực của họ đã thực hiện để tìm việc làm. Khi đã đăng ký thất nghiệp, những người hưởng chế độ thất nghiệp phải có trách nhiệm báo cáo với cơ quan việc làm nếu đươc yêu cầu.

Mức hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp

Lương thất nghiệp được chi bằng 60% lương thực tế sau khi đã trừ các khoản đóng góp bắt buộc (thuế thu nhập, đóng góp BHXH, BHYT). Trong trường hợp NLĐ có ít nhất một trẻ em phụ thuộc sẽ được nhận mức lương thất nghiệp là 67% lương thực tế. Mức lương thất nghiệp khác nhau tùy thuộc vào mức lương đóng bảo hiểm mà NLĐ phải đóng. Có một mức trần đóng bảo hiểm để xác định mức lương thất nghiệp tối đa (tại thời điểm 2001 là 4.448 Euro). Mức trần này được điều chỉnh hàng năm theo mức tăng lương chung. Lương thất nghiệp dựa trên tổng thu nhập trung bình hàng tuần làm căn cứ đóng bảo hiểm trong khoảng 52 tuần trước khi yêu cầu hưởng BHTN. Để tính toán mức hưởng, đầu tiên các khoản mà NLĐ có nghĩa vụ phải nộp theo luật pháp sẽ được khấu trừ đi từ thu nhập chưa chịu thuế - ví dụ, các loại thuế thu nhập và các khoản đóng góp BHXH, BHYT. Các tỷ lệ được đề cập ở trên được tính từ tổng thu nhập thực tế. Thu nhập từ chế độ BHTN không phải chịu thuế. Trong thời gian thất nghiệp, đối tượng hưởng chế độ vẫn được tiếp tục tham gia BHYT trong một quỹ y tế công. Cơ quan việc làm cũng đóng bảo hiểm hưu trí bắt buộc cho người hưởng chế độ thất nghiệp.

Thời gian hưởng chế độ

Sau khi bị mất việc làm, không có giai đoạn chờ áp dụng cho người thất nghiệp trước khi nhận phúc lợi. Khoảng thời gian hưởng chế độ thất nghiệp tùy vào thời gian làm việc có đóng bảo hiểm trước đó (trong gian đoạn 7 năm trước khi bị thất nghiệp) và tuổi của người thất nghiệp. Theo quy định của Liên minh Châu âu, người thất nghiệp có thể tìm việc trong các nước Liên minh châu Âu khoảng 3 tháng và có thể lưu tại đó trong thời gian này và sẽ tiếp tục được nhận lương thất nghiệp. Thời gian hưởng chế độ không bị gián đoạn trong các kỳ nghỉ (không quá 3 tuần) nếu thông báo cho cơ quan việc làm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo hiểm thất nghiệp trong luật việc làm năm 2013 (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)