Quỹ bảo hiểm thất nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo hiểm thất nghiệp trong luật việc làm năm 2013 (Trang 55 - 57)

Quỹ BHTN là một quỹ tài chính tập trung và độc lập được hình thành từ sử đóng góp của ba bên tham gia: NSDLĐ, NLĐ và Nhà nước. Theo quy định tại Điều 57 Luật Việc làm 2013 thì các nguồn hình thành BHTN bao gồm:

NLĐ có trách nhiệm đóng 1% tiền lương tháng vào quỹ BHTN. NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHTN là tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc nhưng không quá 20 tháng lương cơ sở tại thời điểm đóng BHTN. Còn NLĐ đóng BHTN theo chế độ tiền lương do NSDLĐ quyết định thì tiền lương tháng đóng BHTN là tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc. Theo quy

định mới, mức đóng tối đa là 20 tháng lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng BHTN chứ không căn cứ vào mức lương tối thiểu chung như trước đây.

Nguồn đóng góp, hỗ trợ từ Nhà nước. Cũng giống như NSDLĐ và NLĐ thì Nhà nước cũng hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng BHTN của những NLĐ đang tham gia BHTN và do ngân sách trung ương bảo đảm. Ngân sách nhà nước hỗ trợ quỹ BHTN theo nguyên tắc bảo đảm duy trì số dư quỹ hàng năm bằng 02 lần tổng các khoản chi các chế độ BHTN và chi phí quản lý BHTN của năm trước liền kề nhưng mức hỗ trợ tối đa bằng 1% quỹ tiền lương tháng đóng BHTN của những NLĐ đang tham gia BHTN. Thực tế cho thấy, sự tham gia của Nhà nước trong việc hình thành nên quỹ BHTN chỉ mang tính hỗ trợ, vì thế Luật việc làm đã có quy định điều chỉnh lại mức hỗ trợ so với trước đây. Việc thay đổi này nhằm tránh tình trạng ỷ lại từ phía NLĐ và NSDLĐ trong việc hình thành quỹ.

Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngoài việc đóng BHTN với mức quỹ 1% quỹ tiền lương hàng tháng của những NLĐ đang tham gia BHTN thì ngoài ra NSDLĐ cũng phải đóng góp hộ BHTN cho NLĐ bằng cách trích 1% tiền lương của từng NLĐ tham gia BHTN. Ngoài 2 nguồn trên thì hàng nằm, nhà nước cũng sẽ chuyển một lần từ ngân sách nhà nước cho quỹ BHTN một khoản kinh phí theo quy định.

Việc quản lý quỹ BHTN được quy định tại Điều 59 Luật Việc làm. Nguồn Quỹ BHTN được hạch toán độc lập. Tổ chức BHXH thực việc thu, chi, quản lý và sử dụng Quỹ BHTN. Các loại hoạt động đầu tư có sử dụng Quỹ BHTN đều phải minh bạch, công khai, hiệu quả và thu hồi được khi cần thiết. Các hình thức đầu tư như là: mua trái phiếu, tín phiếu, công trái của Nhà nước; trái phiếu của ngân hàng thương mại do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ; đầu tư vào các dự án quan trọng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; cho ngân sách nhà nước; Ngân hàng phát triển Việt

Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, ngân hàng thương mại do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ vay. Chính phủ quy định chi tiết về tỷ lệ hỗ trợ từ ngân sách nhà nước; tổ chức thực hiện BHTN.

Sử dụng quỹ BHTN được quy định tại khoản 3 Điều 57 Luật Việc làm năm 2013 thì Quỹ BHTN được dùng cho vào các mục đích sau: chi trả trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ; hỗ trợ học nghề; hỗ trợ tư vấn; giới thiệu việc làm; đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng trợ cấp thất nghiệp; chi phí quản lý BHTN được thực hiện theo quy định của Luật BHXH; đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ. Quỹ BHTN được sử dụng để giải quyết các vấn đề thất nghiệp, không nhằm mục đích xã hội khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo hiểm thất nghiệp trong luật việc làm năm 2013 (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)