1.3. Pháp luật bảo hiểm thất nghiệp của một số nước trên thế giớ
1.3.1. Bảo hiểm thất nghiệp ở Nhật Bản
Nhật Bản là một trong những nước có hệ thống ASXH hiện đại và tiên tiến nhất trên thế giới. Bảo hiểm thất nghiệp được bắt đầu tại Nhật Bản vào năm 1947 và các vấn đề giải quyết cho NLĐ thất nghiệp tại Nhật đang được thực hiện theo Luật Bảo hiểm việc làm năm 1974 sửa đổi bổ sung năm 2003. Các chính sách pháp luật liên quan đến NLĐ luôn là ưu tiên hàng đầu, bao gồm cả chính sách về “BHTN”. Trên thực tế, Nhật bản không gọi bất kỳ cái tên nào là BHTN trong các văn bản pháp luật chính thống mà thay vào đó là cụm từ “Bảo hiểm việc làm”, trong đó quy định những nội dung liên quan đến TCTN và giải quyết những quyền lợi cho NLĐ thất nghiệp.
Về nguồn hình thành quỹ BHTN: thông thường NLĐ sẽ đóng 0.5% mức lương tháng trừ một số công việc có mức đóng cao hợn như các nghề nông, lâm, ngư nghiệp hay liên quan đến xây dựng với mức đóng là 0,6%. Về phía NSDLĐ họ sẽ đóng 0.85% quỹ tiền lương, với những ngành nghề nông,
lâm, ngư nghiệp thì sẽ đóng mức này là 0,95%. Những người chủ lao động trong lĩnh vực xây dựng sẽ phải đóng với mức cao nhất là 1,05%. Về phía Nhà nước sẽ có mức hỗ trợ là 13,5%.
Về điều kiện hưởng TCTN: NLĐ đã đóng BHTN từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi bị mất việc làm; đăng ký thất nghiệp tại phòng bảo đảm việc làm công, và NLĐ phải có mong muốn tìm việc, sẵn sàng; có trách nhiệm thông báo tình hình tìm kiếm việc làm hàng tháng cho văn phòng bảo đảm việc làm biết. Thời gian hưởng TCTN phụ thuộc vào độ tuổi và thời gian đóng phí bảo hiểm: bị mất việc do doanh nghiệp phá sản hoặc thừa lao động thì NLĐ sẽ được hưởng trợ cấp từ 90 đến 330 ngày; các trường hợp mất việc khác được hưởng từ 90 đến 150 ngày. Tỷ lệ trợ cấp hàng ngày phụ thuộc vào tiền lương bình quân trong vòng 06 tháng gần đây: lương 2.330 – 4650 JPY, mức trợ cấp 80%.
TCTN có 4 hoạt động chính gồm có: trợ cấp mặt tài chính trong giai đoạn thất nghiệp và tìm kiếm việc làm, hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ xúc tiến việc làm, hỗ trợ chuyển tiếp.
Nhìn chung, chúng ta có thể thấy chính sách BHTN của Nhật Bản tương đối tiến bộ, phù hợp với một nền kinh tế phát triển. với một lực lượng lao động không phải quá trẻ. Có thể thấy độ tuổi lao động được hưởng TCTN ở đây lên đến tận 65 tuổi, cao hơn rất nhiều các quốc gia khác trên thế giới. Việc đóng góp quỹ bảo hiểm việc làm thì NSDLĐ có mức đóng cao hơn NLĐ, tạo ra sự tin tưởng nơi NLĐ. Các chính sách của Nhật Bản không chỉ hỗ trợ về mặt tài chính, mà nó là một hệ thống hỗ trợ đảm bảo việc làm lâu dài cho NLĐ thông qua các chế độ khác nhau. Ngoài ra, họ còn đưa ra những quy định, chính sách ngay từ khi NLĐ mất việc làm như quy định hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực hay nâng cao trình độ tay nghề khi vẫn đang làm việc. Đây chính là những biện pháp phòng ngừa tình trạng thất nghiệp từ xa. Chính
vì vậy, Việt Nam đang từng bước học hỏi theo mô hình của Nhật Bản bằng việc chuyển chế độ BHTN từ BHXH sang Luật Việc làm, đồng thời cũng đã học hỏi được một số điểm tiến bộ của Nhật.