Các giai đoạn của TTHC trong lĩnh vực HCTP

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng (Trang 31 - 32)

1.1. Cơ sở lý luận về TTHC trong lĩnh vực HCTP

1.1.7. Các giai đoạn của TTHC trong lĩnh vực HCTP

TTHC trong lĩnh vực HCTP được tiến hành trong việc ban hành các quy phạm nhằm xác định thể thức áp dụng các biện pháp cần thiết để cho phép hay ngăn chặn, xử phạt hành chính. Thủ tục ban hành văn bản quy phạm, thủ tục được xem xét trong phần kỹ thuật xây dựng và ban hành văn bản. Ở đây chỉ xem xét những thủ tục giải quyết các vụ việc cá biệt, cụ thể. Đó là những thủ tục xử phạt hành chính, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với hành vi lạm quyền, vi phạm pháp luật của người có chức vụ, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với hành vi lạm quyền, vi phạm pháp luật của người có chức vụ, thủ tục để tiến hành thanh tra… Các thủ tục này có cấu trúc trình tự thực hiện như sau:

1.1.7.1. Khởi xướng thủ tục hành chính

Khởi xướng vụ việc là giai đoạn bắt đầu thủ tục, khi vụ việc được đưa ra giải quyết. Hành vi đưa vụ việc ra giải quyết thuộc quyền hạn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Các cơ quan đó tự mình hoặc căn cứ vào sáng kiến về vụ việc của công dân, tổ chức để đưa ra vụ việc cần giải quyết. Trong giai đoạn này các cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành nhiều hành vi mang tính thủ tục: triệu tập người có liên quan; tập hợp chứng cứ, hồ sơ, lập biên bản hoặc ra các văn bản có giá trị pháp lý để đưa vụ việc ra giải quyết; thực hiện các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật. Cũng ở giai đoạn này phải xác định các điều kiện cần và đủ để nảy sinh quan hệ TTHC. Nếu chưa đủ các điều kiện đó thì không thể bắt đầu TTHC được.

1.1.7.2. Chuẩn bi ̣, xem xét và ra quyết định giải quyết thủ tục hành chính

Xem xét và ra quyết định là giai đoạn trung tâm của TTHC. Tại giai đoạn này chủ thể thực hiện thủ tục cần tiến hành:

Nghiên cứu, xem xét các biểu hiện của vụ việc; Thu thập, xác minh các căn cứ cần thiết;

Đánh giá khách quan và toàn diện vụ việc xảy ra theo một trình tự thích hợp;

Ra quyết định về vụ việc. Căn cứ thời hạn ra quyết định, trình tự, nội dung, hình thức quyết định, trình tự công bố quyết định đối với từng thủ tục giải quyết một loại việc nhất định được quy định chi tiết trong pháp luật. Đây là quyết định hành chính cá biết được ban hành trong hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ quan, công chức hành chính Nhà nước có thẩm quyền.

1.1.7.3. Thi hành quyết định giải quyết thủ tục hành chính

Nếu không có khiếu nại hoặc kháng nghị thì quyết định hành chính sẽ được các chủ thể của TTHC thực hiện. Trong giai đoạn này pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của cơ quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định và áp dụng các biện pháp cưỡng chế khi cần thiết, cũng như quyền và nghĩa vụ của người phải trực tiếp thi hành quyết định theo đúng thời hạn, trình tự do luật định.

1.1.7.4. Khiếu nại, tố cáo và xem xét lại quyết định giải quyết thủ tục hành chính

Đây là giai đoạn có thể xảy ra sau khi ra quyết định và cả trong trường hợp sau khi quyết định được thi hành. Việc xem xét lại các quyết định đã ban hành được thực hiện khi xuất hiện các căn cứ: khiếu nại của đương sự trực tiếp phải thực hiện quyết định và các bên hữu quan; kháng nghị của viện kiểm sát; có ý kiến của cấp trên của cơ quan đã ban hành quyết định hoặc của chính cơ quan ra quyết định đề xướng. Việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo này được thực hiện theo quy định của Luật Khiếu nại năm 2011 và Luật Tố cáo năm 2011, các văn bản hướng dẫn thi hành luật này và các văn bản pháp luật có liên quan khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)