3.2. Mô ̣t số giải pháp nhằm tiếp tục cải cáchTTHC trong lĩnh vực
3.2.1. Những giải pháp về thể chế
- Tăng cường công tác ra soát và hoàn thiê ̣n các vă n bản quy đi ̣nh về TTHC .
Thời gian qua, một số Bộ ngành và các cấp chính quyền đã tức cực rà soát các văn bản về TTHC. Song nhìn chung công tác này tiến hành còn chậm. Để thực hiện có hiệu quả công tác này các Bộ ngành, các cấp chính quyền cần phải căn cứ vào sự phân định thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước để tiến hành rà soát, phát hiện những quy định trái pháp luật, ban hành không đúng thầm quyền cần bãi bỏ, xác định các quan hệ pháp luật cần quy định thể chế mới, xử lý những thể chế hành chính nằm rải rác, tản mạn để đưa vào một văn bản thống nhất. Chính phủ có thể xây dựng đề án soạn thảo văn bản pháp luật khung về TTHC (Luật TTHC) nhằm thống nhất khái niệm TTHC và điều chỉnh chung các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành các TTHC.
Các cơ quan hành chính từ Trung ương đến cơ sở theo thẩm quyền của mình phải rà soát lại tất cả các quy định về thể chế hành chính đang áp dụng trong quản lý hành chính nhà nước, cũng như trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức. Trước mắt cần tập trung soát xét các thủ tục liên quan đến đời sống và công việc hàng ngày của người dân và doanh nghiệp.
Việc xem xét bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung, hoặc giữ nguyên các văn bản pháp luật cần được cân nhắc kỹ, thận trọng, lấy ý kiến dân chủ, bao gồm ý
kiến của cơ quan, công chức có trách nhiệm giải quyết công việc và ý kiến của cá nhân, tổ chức bị tác động bởi các văn bản đó. Việc lấy ý kiến được tiến hành qua các hình thức như: Trao đổi trực tiếp, góp ý kiến qua thư, điều tra xã hội học hoặc qua các phương tiện thông tin đại chúng, công bố rộng rãi trên báo chí một số thủ tục dự kiến bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc sắp ban hành.
Sau khi đã được cấp có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt việc xử lý, phải công khai công bố các quy định về TTHC đã được điều chỉnh để các cơ quan, người có liên quan biết để thực hiện.
Cần có sự phân bố hợp lý các lĩnh vực quản lý, tránh tình trạng việc phân cấp, phân ngành không rõ ràng, nhiều khi dẫn đến mâu thuẫn, tranh giành nhau. Tình trạng cùng một vấn đề cần giải quyết nhưng lại có nhiều ngành có thẩm quyền xử lý là không phù hợp. Việc này gây ra tình trạng chồng chéo thẩm quyền giải quyết, nếu mọi việc thuận lợi thì không sao nhưng nếu có hậu quả gì xảy ra lại đùn đẩy đổ lỗi trách nhiệm cho nhau. Do vậy, việc cải cách về thể chế làm thế nào để đồng bộ, đầy đủ các TTHC là rất quan trọng. Việc này đòi hỏi kỹ thuật lập pháp, lập quy của nước ta phải được nâng cao hơn nữa. Muốn như vậy thì phải nâng cao năng lực của những người hoạch định chính sách, những nhà lãnh đạo, những người có thẩm quyền ban hành các TTHC.
- Đơn giản hóa thể chế hành chính
Sau khi rà soát các văn bản pháp luật, các cấp, các ngành các cấp chính quyền cần tiến hành thêm một bước nữa là tìm và thực hiện các giải pháp đơn giản hóa thể chế hành chính. Ngay khi xây dựng thế chế chúng ta cần phải tính đến các biện pháp để đơn giản hoá TTHC. Làm sao để những quy định đó là những quy định rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu nhất với người dân. Muốn vậy thì khi xây dựng thể chế ở bất kỳ lĩnh vực nào đó, cần lấy ý kiến của người dân, những đối tượng mà chịu sự tác động của TTHC. Hiện nay việc
lấy ý kiến của người dân trong việc xây dựng thể chế hành chính nói riêng và trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật là chưa được tốt. Một phần là do việc tuyên truyền của Nhà nước ta chưa được tốt, việc công bố chưa được sâu rộng, người dân không biết để góp ý kiến. Một phần cũng do người dân cũng còn thụ động, không quan tâm đến việc xây dựng thể chế mà chính mình là những đối tượng chịu tác động. Tình trạng này dẫn đến có nhiều thể chế hành chính khi được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng thì người dân mới được biết và rất không đồng ý với văn bản đó. Muốn khắc phục tình trạng này, một mặt những người xây dựng thể chế phải nâng cao trình độ, trước khi xây dựng thể chế cần có sự nghiên cứu đánh giá của xã hội, của những đối tượng chịu tác động. Ngoài ra cần có những cách thức để người dân biết đến nhiều hơn, để người dân tham gia vào quá trình xây dựng thế chế hành chính, có như vậy khi ban hành mới có những hiệu quả thiết thực và không gây ra sự phản ứng không đáng có của người dân. Nếu làm tốt việc này, chắc chắn thể chế hành chính ở nước ta sẽ được ban hành đơn giản, dễ hiểu và người dân thực hiện sẽ thuận lợi, dễ dàng hơn.
- Quy định rõ ràng hơn về thẩm quyền của các cơ quan ban hành TTHC
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các TTHC để giải quyết công việc trong quản lý hành chính, cũng như việc giải quyết công việc của công dân trên nguyên tắc phải phù hợp với chức năng được giao theo thẩm quyền do pháp luật quy định. Hiện nay các TTHC thường được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật phố biến như Nghị định, Thông tư của các Bộ, liên bộ. Tuy nhiên cũng có một số ý kiến cho rằng TTHC liên quan đến người dân và có nhiều thủ tục có những khoản phí khá lớn, nên thẩm quyền ban hành TTHC nên chăng chỉ cho Quốc hội được ban hành, vì quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của người dân. Tuy nhiên đồng thời, các cơ quan nhà nước cũng có trách nhiệm và nghĩa
vụ thực hiện nghiêm chỉnh các thể chế đã được công bố. Vấn đề này cần được nghiên cứu, trao đổi sâu rộng thêm để đưa được phương án tối ưu.