3.1. Nhƣ̃ng yếu tố đòi hỏi viê ̣c tiếp tục đẩy ma ̣nh cải cáchTTHC
3.1.1. Quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta đố
Trong giai đoa ̣n hiê ̣n nay , Đảng và Nhà nước ta vẫn tiếp tu ̣c đẩy ma ̣nh cải cách hành chính trong đó cải cách TTHC là khâu đột phá nhằm xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội hội chủ nghĩa. Chính vì vậy, trên cơ sở quán triê ̣t đường lối, chủ trương của Đảng đối với công cuộc cải cách TTHC thì việc tiếp tục đẩy mạnh cải cách TTHC trong thời gian tới vẫn là viê ̣c làm có ý nghĩa hết sức quan trọng , đòi hỏi tất cả các cấp các ngành và toàn thể nhân dân tiếp tu ̣c “chung tay cải cách TTHC”. Hiện nay Đảng và Nhà nước ta vẫn đang có những chương trình để tiếp tục cải cải cách thủ tục hành chính triệt để hơn. Đó chính là Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020, một trong những nội dung trọng yếu của Nghị quyết là cải cách TTHC. Cán bộ, công chức, viên chức cần nắm được chủ trương, đường lối của Đảng về cải cách TTHC, từ đó có tinh thần học hỏi, hoàn thiện bản thân, phục vụ tốt hơn cho nhân dân. Xây dựng một nền HCNN hiện đại, công khai, minh bạch, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Người dân cũng cần tự tìm hiểu những chủ trương về cải cách TTHC thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để từ đó biết về các thủ tục và thực hiện cho thuận lợi, cũng như có quyền khiếu nại khi cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thực hiện không đúng theo các quy định. Đây là việc làm
thường xuyên, cần triển khai quán triệt sâu sắc đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, đặc biệt cần tuyên truyền sâu rộng hơn nữa trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân có thể nắm được chủ trương đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về cải cách TTHC. Trên cơ sở người dân nắm được tinh thần của Đảng và Nhà nước thì người dân cũng mới tích cực góp sức mình vào quá trình xây dựng một nền hình chính trong sạch, công khai, người dân cũng mới tự bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Từ đó tình trạng sách nhiễu của nhưng công chức, viên chức bị thoái hoá phẩm chất chắc chắn sẽ được đầy lùi.
Trên phương diện quản lý Nhà nước, hiện nay nước ta đã có Cục Kiểm soát TTHC thuộc Bộ Tư pháp, Cục có trách nhiệm quản lý thống nhất việc kiểm soát việc thực hiện TTHC trên các nước. Ở các địa phương cũng đã có phòng Kiểm soát TTHC thuộc Sở Tư pháp kiểm soát quá trình thực hiện thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh. Trong điều kiện ngân sách Nhà nước còn có nhiều khó khăn, việc chúng ta thành lập một Cục Kiểm soát TTHC ở cấp TW và phòng Kiểm soát TTHC ở các địa phương là một sự cố gắng lớn của Đảng, Nhà nước và Chính phủ ta. Điều đó khẳng định quyết tâm đẩy mạnh và cải cách TTHC một cách triệt để của nước ta, giải quyết những bức xúc của người dân, doanh nghiệp và các nhà đầu tư nước trong thời gian qua. Hướng đến một nền HCNN phục vụ nhân dân và doanh nghiệp một cách tốt nhất, thể hiện tính chất ưu việt của chế độ nước ta, một Nhà nước XHCN thật sự của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Với quyết tâm của Đảng và Nhà nước, sự đồng thuận của nhân dân, tin chắc rằng trong thời gian tới nước ta sẽ xây dựng được một nền hành chính với các TTHC gọn nhẹ, công khai, minh bạch nhất, sẽ là một trong những nước có nền hành chính hiện đại trên thế giới.
3.1.2. Đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
triển của nhân loa ̣i . Đó là nhà nước lấy nhân dân làm chủ thể , lấy pháp luâ ̣t làm tiêu chí để quản lý xã hội. Nhâ ̣n thức nói trên về nhà nước pháp quyền xã hô ̣i chủ nghĩa đã khiến cho cải cách hành chính nói chung và vấn đề c ải cách TTHC nói riêng xuất phát từ những tiêu chí của Nhà nước pháp quyền . Đó là xu hướng chung của các nước trên thế giới muốn xây dựng một Nhà nước pháp quyền. Trong những năm qua, quan niệm và nhu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta đang ngày càng được đẩy mạnh, Hiến pháp mới của nước ta cũng đã thể hiện rõ điều đó khi thể hiện quyền lực nhà nước là thống nhất, nhưng có sự phân công phối hợp và kiểm soát lẫn nhau trong việc thực hiện quyền lực Nhà nước. Trong việc cải cách TTHC càng cần phải được xây dựng trên cơ sở định hướng về Nhà nước pháp quyền, đó là lấy lợi ích của nhân dân làm trọng tâm, các TTHC phải được pháp luật quy định một cách cụ thể, đơn giản và dễ hiểu. Tránh tình trạng có những quy định có nhiều cách hiểu khác nhau, dẫn đến trong quá trình thực thi có những cách hiểu cố tình làm khó người dân và doành nghiệp.
Viê ̣c cải cách TTHC ở Việt Nam trong những năm qua và trong tương lai đi theo hướng làm cho bô ̣ máy hà nh chính hoàn bi ̣ hơn, hoạt động có hiệu quả hơn , phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn , đúng pháp luâ ̣t và tiết kiê ̣m nhất, dần dần từng bước chuyển nền hành chính từ cơ quan cai quản thành các cơ quan phu ̣c vu ̣ dân , làm các dị ch vu ̣ hành chính đối với dân , công dân là khách hàng của nền hành chính , là người đánh giá khách quan nhất về mọi hoạt động của bộ máy nhà nước , bô ̣ máy hành chính . Tất cả những mu ̣c tiêu đó của cải cách hành chính cũ ng là nhằm góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hô ̣i chủ nghĩa với bản chất của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Việc cải cách TTHC đó là một trong những nội dung quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu xây dựng một Nhà nước pháp quyền XHCN
3.1.3. Khắc phục những bất cập trong TTHC ở nước ta
Trong thời gian vừa qua Đảng và Nhà nước ta không ngừng đẩy ma ̣nh cải cách thủ tục hành chính , đă ̣c biê ̣t là từ khi triển khai Đề án 30 (tháng 7/2008) cho đến nay, công tải cải cách TTHC đã ta ̣o được sự chuyển biến tích cực, đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước , được nhân dân ghi nhâ ̣n và đánh giá cao. Tuy nhiên, hiê ̣n nay TTHC ở nước ta vẫn còn nhiều bất câ ̣p, gây khó khăn cho người dân và doanh nghiê ̣p. Vì vậy, tiếp tục cải cách TTHC vẫn là yêu cầu bức xúc của nhân dân , của các tổ chức và các nhà đầu tư nước ngoài, là khâu đột phá trong tiến trình cải cách HCNN. Do đó viê ̣c tiếp tu ̣c đẩy ma ̣nh c ải cách TTHC vẫn là việc làm cần thiết ở nước ta hiện nay nhằm bảo đảm tính pháp lý , hiê ̣u quả, minh ba ̣ch , công bằng trong khi giải quyết công viê ̣c hành chính ; loại bỏ những thủ tục rườm rà , chồng chéo dễ bi ̣ lợi dụng để tham nhũng, gây khó khăn cho người dân. Hiện nay sau khi triển khai xong Đề án 30 thì hầu như tất cả các lĩnh vực của tất các ngành, các cấp, các địa phương đã công bố công khai bộ TTHC. Khi đọc vào bộ thủ tục hành chính đó người dân có thể nghĩ đến việc thực hiện một cách dễ dàng, thuận lợi các thủ tục, tuy nhiên khi triển khai trên thực tế thì vẫn gặp không ít khó khăn. Theo nhận định của tác giả thì hiện nay hầu như các thủ tục đã tương đối rõ ràng và công khai, đã thể hiện đầy đủ các bước, thành phần hồ sơ để người dân có thể thực hiện được dễ dàng, nhưng điểm mấu chốt, điểm khó khăn nhất lại là đến từ cán bộ thực thi. Đó là việc hướng dẫn không rõ ràng, hướng dẫn nhỏ giọt, sự chậm trễ giải quyết… Thí dụ như người dân đến đăng ký đăng ký tạm trú tạm vắng thì cán bộ hướng dẫn mỗi lần chỉ hướng dẫn một thành phần hồ sơ riêng, do đó người dân cứ phải chạy đi chạy lại, mỗi lần lên lại hướng dẫn một phần của thủ tục, người dân muốn giải quyết nhanh được TTHC vẫn thường có tâm lý phải có “phong bì” thì công chức, viên chức mới giải quyết cho. Do đó, để khắc phục tình trạng này cần phải có cơ chế kiểm
soát việc giải quyết TTHC của các công chức, việc chức giải quyết. Hiện nay Bộ Nội vụ đang thực hiện Đề án vị trí việc làm công chức có thể sẽ là một trong những biện pháp giải quyết tình trạng sách nhiễu, vòi vĩnh đến từ công chức, viên chức thường xuyên giải quyết các TTHC cho người dân. Nếu việc thực hiện Đề án này hiệu quả thì những khó khăn trong thực hiện TTHC của người dân chắc chắn sẽ được gỡ bỏ.
3.1.4. Đáp ứng nhu cầu của người dân về một nến hành chính dân chủ, trong sạch, chuyên nghiệp và hiện đại
Mục tiêu của Chương trình tổng thể cải cách HCNN giai đoa ̣n 2001- 2010 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 17 tháng 9 năm 2001 và Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ Ban hành Chương trình tổng thể cải cách HCNN giai đoạn 2011 – 2020 đó là: xây dựng mô ̣t nền hành chính dân chủ , trong sa ̣ch , vững ma ̣nh , chuyên nghiê ̣p , hiê ̣n đa ̣i hoá , hoạt đô ̣ng có hiê ̣u lực , hiê ̣u quả theo nguyên tắc của Nh à nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng ; xây dựng đô ̣i ngũ cán bô ̣ , công chức, viên chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Tuy nhiên so với mu ̣c tiêu đề ra chúng ta vẫn chưa thực sự xây dựng được mô ̣t nền hành chính dân chủ , trong sa ̣ch , chuyên nghiê ̣p và hiê ̣n đa ̣i hoá. Vì vậy, trong thời gian tới Chính phủ cần tiếp tu ̣c viê ̣c cải cách nền HCNN , trong đó viê ̣c tiếp tu ̣c đẩy mạnh cải cách TTHC vẫn là khâu đô ̣t phá.
Trong một xã hội ngày càng phát triển, trình độ dân trí của người dân ngày càng nâng cao thì những đòi hỏi của người dân đối với bộ máy cũng cao hơn. Muốn theo kịp được trình độ phát triển của xã hội cũng như của nhân dân thì đòi hòi Nhà nước ta phải thường xuyên cập nhật, bổ sung, cải cách các bước thực hiện TTHC. Phải làm sao để quá trình giải quyết công việc cho người dân ngày càng thuận lợi, rút ngắn về thời gian làm việc, có
nhiều phương pháp hơn để giải quyết công việc như người dân có thể trực tiếp đến các cơ quan Nhà nước để giải quyết hoặc cũng có thể thông qua các phương pháp khác như qua đường bưu điện, internet… Nếu làm được như vậy thì việc giải quyết các TTHC sẽ dễ dàng hơn. Người dân cũng sẽ có nhiều cách để tiếp cận hơn, nền hành chính của nước ta sẽ tiên tiến, hiện đại hơn và đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Việc đổi mới các phương pháp để giải quyết TTHC là rất quan trọng vì hiện nay còn nhiều vùng đặc biệt là ở miền núi đường xá đi lại còn rất nhiều khó khăn. Mà có những thủ tục thì chỉ cấp tỉnh mới giải quyết được, ví dụ như thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài thì chỉ có Sở Tư pháp có thẩm quyền giải quyết, tuy nhiên người dân có nhu cầu giải quyết lại thường trú ở những xã rất xa trung tâm, thường là ở những xã biên giới. Nếu có nhu cầu cần giải quyết lại phải ra đến trụ sở Sở Tư pháp ở Thành phố để thực hiện việc đăng ký thủ tục đó, rồi lại một thời gian sau mới lại ra đi nhận quyết định. Mỗi lần như vậy người dân rất vất vả, tốn nhiều tiền bạc công sức của người dân. Do đó nếu có những phương pháp khác như có thể chỉ cần qua đường bưu điện, hoặc thông qua internet mà có thể giải quyết được cho người dân thì sẽ là một bước tiến rất lớn và rất có ý nghĩa trong việc phục vụ người dân. Xây dựng được một nền hành chính thật sự dân chủ, trong sạch, chuyên nghiệp và hiện đại là một yêu cầu thiết thực của việc cần cải cách TTHC và cần phải được đẩy mạnh hơn nữa trong thời gian tới. Tuy nhiên cũng cần phải lựa chọn những lĩnh vực nào gây ra nhiều bức xúc cho người dân, những lĩnh vực nào TTHC còn nhiều rườm rà, những lĩnh vực nào mà có nhiều nhu cầu giải quyết của người dân để tập trung vào đẩy mạnh cải cách trước. Không nên làm một cách đại trà, vì như vậy sẽ rất lãng phí tiền bạc, công sức của người Nhà nước, vì hiện nay trong thực tế cũng đã có
nhiều ngành, nhiều lĩnh vực việc thực hiện TTHC cũng đã rất tốt chỉ cần duy trì thường xuyên cũng đã là rất tốt. Nếu thực hiện đại trà một cách rộng khắp như Đề án 30 vừa qua thì sẽ gây ra sự lãng phí rất lớn, hiệu quả đạt được cũng không cao và trong một số lĩnh vực có tình trạng hình thức.
3.2. Mô ̣t số giải pháp nhằm tiếp tu ̣c cải cách TTHC trong lĩnh vực HCTP trên địa bản tỉnh Cao Bằng nói riêng và TTHC ở Việt Nam nói chung HCTP trên địa bản tỉnh Cao Bằng nói riêng và TTHC ở Việt Nam nói chung
3.2.1. Những giải pháp về thể chế
- Tăng cường công tác ra soát và hoàn thiê ̣n các vă n bản quy đi ̣nh về TTHC .
Thời gian qua, một số Bộ ngành và các cấp chính quyền đã tức cực rà soát các văn bản về TTHC. Song nhìn chung công tác này tiến hành còn chậm. Để thực hiện có hiệu quả công tác này các Bộ ngành, các cấp chính quyền cần phải căn cứ vào sự phân định thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước để tiến hành rà soát, phát hiện những quy định trái pháp luật, ban hành không đúng thầm quyền cần bãi bỏ, xác định các quan hệ pháp luật cần quy định thể chế mới, xử lý những thể chế hành chính nằm rải rác, tản mạn để đưa vào một văn bản thống nhất. Chính phủ có thể xây dựng đề án soạn thảo văn bản pháp luật khung về TTHC (Luật TTHC) nhằm thống nhất khái niệm TTHC và điều chỉnh chung các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành các TTHC.
Các cơ quan hành chính từ Trung ương đến cơ sở theo thẩm quyền của mình phải rà soát lại tất cả các quy định về thể chế hành chính đang áp dụng trong quản lý hành chính nhà nước, cũng như trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức. Trước mắt cần tập trung soát xét các thủ tục liên quan đến đời sống và công việc hàng ngày của người dân và doanh nghiệp.
Việc xem xét bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung, hoặc giữ nguyên các văn bản pháp luật cần được cân nhắc kỹ, thận trọng, lấy ý kiến dân chủ, bao gồm ý
kiến của cơ quan, công chức có trách nhiệm giải quyết công việc và ý kiến của cá nhân, tổ chức bị tác động bởi các văn bản đó. Việc lấy ý kiến được tiến hành qua các hình thức như: Trao đổi trực tiếp, góp ý kiến qua thư, điều tra xã hội học hoặc qua các phương tiện thông tin đại chúng, công bố rộng rãi trên báo chí một số thủ tục dự kiến bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc sắp ban hành.
Sau khi đã được cấp có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt việc xử lý, phải công khai công bố các quy định về TTHC đã được điều chỉnh để các cơ quan, người có liên quan biết để thực hiện.