2.2. Những kết quả đạt đƣợc và hạn chế trong quá trình thực hiện cả
2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong cải cách TTHC
trong lĩnh vực HCTP trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
Bên cạnh những kết quả đạt được, cải cách TTHC trong lĩnh vực HCTP còn có những hạn chế sau đây:
Một là, Hệ thống văn bản về TTHC còn nhiều bất cập
Vẫn còn một số văn bản ban hành sai về hình thức và thẩm quyền, chậm sửa đồi, bổ sung cho phù hợp với quy định hiện hành hoặc đã hết hiệu lực thi hành những chưa được bãi bỏ. Hiện nay các TTHC được quy định tại rất nhiều văn bản khác nhau, từ Luật cho đến các Nghị định, Thông tư hướng dẫn. Việc hướng dẫn tại các văn bản này là tương đối cụ thể và chi tiết, tạo thuận lợi cho người dân thực hiện các TTHC một cách đơn giản dễ dàng. Nhưng cá biệt có những quy định giữa các văn bản hướng dẫn này không thống nhất với nhau dẫn đến khó khăn cho việc thực hiện. Hoặc các văn bản này có thể có nhiều cách hiểu khác nhau cũng gây khó khăn cho người thực
hiện, hoặc có những cách hiểu khác nhau giữa người có thẩm quyền giải quyết với người dân, dẫn đến những tranh cãi, khiếu nại không đáng có. Có những quy định chưa được rõ ràng, đặc biệt là trong các lĩnh vực như đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài, vấn đề hộ tịch, quốc tịch …
Việc cụ thể hóa một số văn bản chỉ đạo của cấp trên để triển khai thực hiện đôi khi còn chưa kịp thời; TTHC trên một số lĩnh vực còn rườm rà, phức tạp.
Hai là, Chất lượng thực hiện cơ chế “Một cửa” còn thấp và thiếu đồng bộ
Khi mới thực hiện cơ chế “Một cửa” đã mang lại những lợi ích thiết thực cho người dân, tao được niềm tin cho người dân thực hiện TTHC, đến nay mặc dù vẫn được duy trì, nhưng cùng với việc thực hiện các chương trình Đơn giản hoá TTHC khác thì việc thực hiện cơ chế “Một cửa” trong việc giải quyết các TTHC cho người dân có vẻ như dần dần bị buông lỏng và không còn được quan tâm đúng mức. Người dân muốn thực hiện các TTHC cần thiết như cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp, Đăng ký kết hôn với người nước ngoài… thường đến trực tiếp phòng có chức năng giải quyết chứ không còn thông qua “Một cửa”. Việc người dân tìm đến trực tiếp phòng có thẩm quyền giải quyết mặc dù tạo ra thuận lợi là người dân trực tiếp được giải đáp những thắc mắc nhưng lại gây ra tình trạng là người dân đi lại trong cơ qua quá nhiều, nhiều lúc người dân có tiếng nói quá to, tìm nhầm phòng gây ra không ít phiền phức trong cơ quan cũng như cho chính người dân đến để giải quyết công việc. Nhưng việc thực hiện cơ chế “Một cửa” thiếu hiệu quả và gây ra tình trạng như trên cũng một phần do cơ sở vật chất cửa Sở Tư pháp chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Việc sắp xếp các phòng chưa thật sự hợp lý. Những phòng có nhiều TTHC cần giải quyết chưa sắp xếp ở vị trí mà người dân dễ nhìn thấy, việc cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế là lý do chính dẫn đến
tình trạng trên. Nếu như cơ sở vật chất đảm bảo.Có các phòng tiếp dân rộng rãi và ở vị trị hợp lý thì người dân có nhu cầu giải quyết các TTHC sẽ dễ dàng tiếp cận hơn.Tình trạng lộn xộn của người dân đôi khi đi lại trong cơ quan sẽ được hạn chế.
Hiện nay, vị trí để thực hiện cơ chế “Một cửa” trước đây đã không còn đủ rộng để người dân vào làm việc, đây hiện tại là phòng làm việc của Văn thư. Do vậy, vị trí để tiếp dân, để thực hiện cơ chế một cửa hầu như là đã không còn. Đây có thể nói là một trong những hạn chế của Sở Tư pháp nói riêng và cũng như của nhiều Sở ban ngành khác nói chung
Cơ chế phối hợp giữa các đơn vị chức năng khi triển khai mô hình “Một cửa” chưa tốt. Một số đơn vị chưa thực hiện quy định chung về cơ chế một cửa mà vẫn thực hiện theo quy định của riêng ngành.
Các cơ quan chưa thống nhất về mồ hình tổ chức và hoạt động của bộ phận “Một cửa”, có nơi giao cho văn thư làm nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ, có nơi bố trí các bộ chuyên trách, có nơi bố trí cán bộ kiêm nhiệm từ các bộ phận chuyên môn chuyển tới. Do vậy, tính đồng bộ trong thực hiện cơ chế “một cửa” cả các cơ quan hành chính trong toàn tỉnh chưa cao.
Ba là, Việc kiến nghị đề xuất đơn giản hoá trong một số thủ tục còn mang tính hình thức
Trong Đề án đơn giản hoá TTHC lần này đối với lĩnh vực HCTP trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có những mục tiêu đặt ra không căn cứ trên thực tế nên có thể dẫn đến việc thực hiện cho xong công việc, chứ kết quả đạt được không thật sự hiệu quả, ví dụ như việc rà soát và kiến nghị đơn giản hoá tối thiểu phải đạt 30%, đây là một sự khẳng định quyết tâm đẩy mạnh cải cách TTHC của Đảng, Chính phủ, tuy nhiên con số này đưa ra đã không dựa trên nhu cầu thực tế cũng như là sự rườm rà của các TTHC, chẳng hạn như trong các TTHC thuộc lĩnh vực hành chính Tư pháp trên địa bàn tỉnh, có nhiều thủ
thủ tục mới được ban hành, ra đời. Đặc biệt là trong lĩnh vực Trơ giúp pháp lý, đây là một lĩnh vực ra đời tại Việt Nam tương đối muộn (năm 1997), các văn bản ban hành có sự học tập kinh nghiệm của nước ngoài cho nên có nhiều sự tiến bộ và hiện đại, theo sự đánh giá riêng của tác giả thì những giấy tờ trong các thủ TTHC trong lĩnh vực Trợ giúp pháp lý là đã rất đơn giản, thậm chí có thủ tục chỉ có một loại giấy tờ nhưng theo như mục tiêu của Đề án đơn giản hoá TTHC thì tất cả các thủ tục trong các lĩnh vực đều phải được đơn giản hoá tối thiểu 30%, đây có thể nói là một chỉ tiêu không thực tế và việc thực hiện trong lĩnh vực Trợ giúp pháp lý là rất hình thức. Vì các loại giấy tờ đã ít, thời gian giải quyết đã rất ngắn vậy nhưng vẫn phải cải cách, trước tình hình như vậy, thì công chức, viên chức phụ trách công tác cải cách TTHC bắt buộc phải tìm cách cải cách một nội dung nào đó trong các TTHC cho đạt chỉ tiêu và tất cả các TTHC trong lĩnh vực Trợ giúp pháp lý đều là thay đổi về thời gian giải quyết. Ví dụ từ ba ngày xuống còn hai ngày. Có thể nói những cải cách này là rất hình thức và không đạt được mục tiêu như mong muốn.
Việc cải cách trong các lĩnh vực khác trong lĩnh vực HCTP cũng diễn ra gần tương tự như trong lĩnh vực Trợ giúp pháp lý, việc cải cách này đòi hỏi các cơ quan nói chung và Sở Tư pháp nói riêng phải in các quyển quy định về TTHC tương đối lớn, hiệu quả thực tế thì thấy chưa nhiều nhưng trước mắt việc in các quyển sách vể TTHC phát đến các Sở ban ngành, các huyện và cả các xã là rất tốn kém. Việc in ấn này tiêu tốn hàng chục triệu của cơ quan. Tiếp đến đó là việc thường xuyên phải cập nhật các vãn bản mới khi có sự thay đổi thì phải kịp thời chỉnh sửa, bổ sung cho kịp thời. Có thể nói việc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến các TTHC là rất thường xuyên, nhiều khi việc thay đổi, bổ sung này không hề ảnh hưởng đến việc giải quyết các TTHC nhưng bộ TTHC vẫn phải có sự sửa đổi ở căn cứ pháp lý. Do vậy nếu thực hiện đúng nguyên tắc lại phải có sự sửa đổi, bổ sung
cho kịp thời và cho đúng. Tuy nhiên hiệu quả thực tế thì không nhiều. Mỗi lần có sự sửa đổi bổ sung như vậy thì Chủ tịch UBND tỉnh lại phải ra một Quyết định để điều chỉnh, bổ sung. Việc ban hành các Quyết định này là rất thường xuyên. Nếu như thực hiện đúng nguyên tắc, có khi trong một năm phải ban hành đến cả chục Quyết định chỉ để thay đổi bổ sung các TTHC trong một lĩnh vực. Việc này có thể nói rằng dẫn đến tình trạng là lạm phát các Quyết định của Chủ tịch tỉnh rất nhiều mà hiệu quả thì không mấy thiết thực tế. Bởi vì trong một quyển tập hợp các TTHC trong tất cả các phòng, các lĩnh vực trong Sở Tư pháp thì có thể tháng này đơn vị này có văn bản cấp trên chỉnh sửa, tháng sau lại đến vị khác.
Khi mới bắt đầu thực hiện Đề án đã có một tình trạng dẫn đến những khó khăn thực hiện về sau, đó là công chức đi hướng dẫn thực hiện việc cải cách TTHC này lại hướng dẫn chưa thống nhất, chưa đúng cho nên các TTHC trong lĩnh vực Hành chính Tư pháp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng là một trong những đơn vị mà thực hiện vất vả và thời gian có phần kéo dài nhất so với một số đơn vị khác. Việc thực hiện Đề án Đơn giản hoá TTHC có thể nói được thực hiện trên quy mô rất rộng lớn và trên toàn quốc. Tuy nhiên càng về giai đoạn cuối dường như Đề án này các teo lại và không thật sự thiết thực. Một số website về TTHC đến nay đã không còn được duy trì, trong khi để xây dựng và đưa một số lượng các TTHC lên công thông tin điện tử là một quá trình tốn rất nhiều công sức. Các TTHC trong lĩnh vực Hành chính Tư pháp cũng trong tình trạng đó. Có thể nói Đề án Đơn giản hoá TTHC này có phần “Đầu voi đuôi chuột”. Cơ chế kiểm soát sau khi thực hiện Đề án là chưa thực sự hiệu quả. Việc chuyển phòng Kiểm soát TTHC từ Văn phòng Chính Phủ sang cho Bộ Tư pháp ở cấp Trung Ương và từ Văn phòng UBND tỉnh sang cho Sở Tư pháp ở cấp địa phương dẫn đến địa vị pháp lý của phòng giảm, việc Kiểm soát TTHC không đạt được những yêu cầu đề ra.
lớn, đó là việc thực hiện Đề án trên phạm vi cả nước, tất cả các cấp các ngành đều phải thực hiện, dẫn đến một tình trạng là lãng phí sức người sức của. Nên chăng chỉ cần chọn mỗi vùng một số tỉnh có đặc điểm giống nhau để thực hiện, ví dụ như các tỉnh miền núi phía Bắc thì chỉ cần chọn khoảng 3 tỉnh để sau này áp dụng chung cho toàn vùng, chứ không nhất thiết tỉnh nào cũng phải làm và thực hiện giống nhau. Nhưng kết quả đạt được rất là ít, vì hầu như các tỉnh đều thống kê, rà soát, khuyến nghị đơn giản hoá giống nhau.Và kết quả của địa phương còn phụ thuộc vào kết quả của các Bộ, của ngành dọc với nhau. Có những trường hợp địa phương đã thống kê, rà soát xong nhưng đối chiếu với các TTHC của Bộ thấy chưa đủ lại phải bổ sung cho giống những TTHC của Bộ, như vậy việc thực hiện của địa phương cũng không thật sự có hiệu quả. Việc thực hiện một cách “Thà giết nhầm hơn bỏ sót” như Đề án đã gây ra một sự lãng phí rất lớn về tiền bạc, công sức của Nhà nước mà hiệu quả thì còn phải đặt ra nhiều dấu hỏi. Khi thực hiện tác giả đã có sự tham khảo, đối chiếu, so sánh các TTHC trong lĩnh vực Hành chính Tư pháp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng với những tỉnh khác. Kết quả là gần như tương tự nhau, nếu như chúng ta chỉ cần chọn một số tỉnh đại diện cho một số vùng thì đã tiết kiệm được công sức, tiền bạc rất nhiều. Ví dụ các tỉnh miền núi phía Bắc thì chọn Cao Bằng, Điện Biên, Bắc Cạn… các vùng khác như Đồng bằng Sông Cửu Long, Đồng bằng Sông Hồng cũng như vậy thì hiệu quả đạt được vẫn nguyên vẹn nhưng chi phí và quá trình thực hiện sẽ nhanh chóng đơn giản hơn nhiều.
Hiện nay có những TTHC khi thực hiện lên mạng tra cứu thì lại tra của của tỉnh khác để áp dụng, rồi việc mỗi tỉnh đều đưa các TTHC lên công thông tin điện tử của riêng tỉnh mình. Thậm chí là mỗi tỉnh lập ra một website riêng về cải cách TTHC… Có thể nói việc thực hiện Đề án 30 đã có những sự tác động, lan truyền trong toàn xã hội, có tác động tích cực đến các công chức, viên chức giải quyết công việc. Nhưng Đề án cũng đã có những hạn chế,
những sự lãng phí nhất định mà nếu tính toán kỹ hơn trước khi thực hiện thì có lẽ những vấn đề đó đã không diễn ra và chúng ta sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí lớn để làm những việc khác có ích hơn.
Bốn là, Năng lực làm việc của một số ít cán bộ, công chức, viên chức tiến hành TTHC còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triền
Trong thực hiện bất kỳ vấn đề gì, con người luôn là chủ thể quan trọng nhất. Trong thực hiện cải cách TTHC trong lĩnh vực Hành chính Tư pháp trên địa bàn cũng như vậy. Các công chức, viên chức phụ trách công tác cải cách TTHC có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của việc cải cách. Tuy nhiên ở đây, khi thực hiện Đề án Đơn giản hoá TTHC trong lĩnh vực Hành chính Tư pháp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, một số công chức, viên chức chưa được đào tạo kịp thời, chưa nắm bắt được hết các quy định, nên có thể dẫn đến những thiếu sót hạn chế. Việc một số phòng giao công việc cải cách TTHC này cho những công chứ, viên chức còn trẻ mới được tuyển dụng gây ra sự khó khăn cho công chức đó cũng như dẫn đến tình trạng thiếu sót trong việc kê khai các thủ tục cũng như là việc khuyến nghị sửa đổi bổ sung. Vì những công chức, viên chức mới chưa thể có những sự va chạm chưa gặp những khó khăn thực tế nên những khuyến nghị đề xuất là chưa chính xác hoặc chưa đến nơi đến chốn. Đây là lý do về thực tế, ngoài ra có một số công chức, viên chức trình độ còn có những hạn chế nhất định cho nên chưa đáp ứng được những đòi hỏi của việc thực hiện việc cải cách.
Ngoài năng lực khách quan hạn chế thì có một số công chức, viên chức có tình trạng là cố tình không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng, đầy đủ của việc cải cách TTHC này. Mặc dù có một số những hạn chế khó khăn như vậy nhưng với những nỗ lực của toàn thể công chức, viên chức, sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Sở Tư pháp thì việc thực hiện Đề án 30 trong lĩnh vực Hành chính Tư pháp cơ bản cũng đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần vào sự thành công chung của tỉnh nói riêng, cũng như cả nước nói chung.
Chương 3
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HÀNH CHÍNH
TƢ PHÁP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG