1.1. Cơ sở lý luận về TTHC trong lĩnh vực HCTP
1.1.5. Các nguyên tắc thực hiê ̣n TTHC trong lĩnh vực HCTP
1.1.5.1. Nguyên tắc thẩm quyền
Chỉ có cơ quan Nhà nước, công chức Nhà nước có thẩm quyền do pháp luật quy định mới được thực hiện các TTHC nhất định và phải thực hiện đúng trình tự, cách thức với những phương tiện, biện pháp và hình thức được pháp luật cho phép: TTHC được thực hiện bằng phương tiện vật chất của Nhà nước là chủ yêu và trên cơ sở tạo điều kiện cho các chủ thể tham gia thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
Các cơ quan Nhà nước có nghĩa vụ thực hiện đúng đắn các quy tắc và TTHC: chính các cơ quan Nhà nước đề ra các thủ tục để giải quyết công việc trên nguyên tắc phù hợp với chức năng quản lý được giao và theo thẩm quyền do pháp luật quy định, do đó cũng có nghĩa vụ thực hiện các thủ tục đã được ban bố.
Nghĩa vụ thực hiện TTHC đòi hỏi cần có những quy định rõ ràng về chế độ công vụ và quy chế làm việc để tránh tình trạng vô trách nhiệm trong công tác, nhằm giảm bớt phiền hà cho nhân dân trong quá trình giải quyết công việc có liên quan đến công dân. Nhà nước phải quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, công chức trong việc tiếp nhận, giải quyết đơn thư khiếu kiện của công dân để đảm bảo yêu cầu không đùn đẩy trách nhiệm từ cơ quan, đơn vị, cá nhân này sang cơ quan, đơn vị, cá nhân khác.
Nguyên tắc thẩm quyền có liên quan đến nguyên tắc trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền: các quyết định ban hành không đúng thủ tục phải bị đình chỉ, sửa đổi hoặc bãi bỏ và cơ quan, người ban hành các quyết định đó có thể bị truy cứu trách nhiệm.
1.1.5.2. Nguyên tắc chính xác, khách quan, công minh
Trong thực hiện TTHC các chủ thể thực hiện thủ tục phải đảm bảo sự chính xác, khách quan, công minh. Các chủ thể thực hiện thủ tục phải có đủ
tài liệu, chứng cứ và có thẩm quyền đòi hỏi việc giải trình, cung cấp thông tin áp dụng các biện pháp cần thiết. Các cá nhân, tổ chức hữu quan trong tham gia TTHC phải có trách nhiệm cung cấp thông tin, tư liệu cần thiết để các chủ thể thực hiện tiến hành TTHC chính giải quyết công việc được thuận lợi.
1.1.5.3. Nguyên tắc công khai hóa TTHC
Các TTHC phải được công khai hóa để nhân dân biết và được tiến hành công khai theo luật định, trừ những trường hợp pháp luật quy định phải bí mật theo quy định chung hoặc đề nghị của các bên tham gia thủ tục. Giải quyết nhanh chóng các yêu cầu của người dân đồng thời tăng cường quản lý của cơ quan nhà nước để tránh sơ hở và lợi dụng TTHC gây phiền hà cho dân.
1.1.5.4. Nguyên tắc các chủ thể quan hệ TTHC bình đẳng trước pháp luật:
Các bên tham gia TTHC bình đẳng trước pháp luật là yêu cầu đối với các cơ quan Nhà nước phải quan tâm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và tổ chức khi đề nghị của họ có đủ điều kiện do luật định và phải ra lệnh đối với các bên hữu quan để đảm bảo quyền, tự do, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia được thực hiện đầy đủ. Cần giải quyết nhanh gọn các yêu cầu của công dân và tổ chức, đồng thời tăng cường sự quản lý của các cơ quan Nhà nước để tránh sơ hở và sự lợi dụng TTHC từ phía cơ quan Nhà nước và công chức có thẩm quyền gây phiền hà cho dân.
1.1.5.5.Nguyên tắc đơn giản, tiết kiệm
TTHC được thực hiện đơn giản, tiết kiệm. Trước hết các TTHC cần giảm bớt các cấp, các cửa, các giai đoạn, tăng quyền, đồng thời với trách nhiệm của cơ quan thực hiện thủ tục. Theo đó giảm mức tối thiểu và trong nhiều thủ tục bỏ hẳn các loại phí, lệ phí đối với công dân và tổ chức.