3.2. Mô ̣t số giải pháp nhằm tiếp tục cải cáchTTHC trong lĩnh vực
3.2.3. Những giải pháp về nguồn nhân lực
Một là, Đổi mới công tác quản lý cán bộ, công chức
cán bộ, công chức theo hướng làm rõ chức năng, thẩm quyền và trách nhiệm của mỗi cấp, mỗi cơ quan quản lý cán bộ công chức và phân cấp nhiều hơn, rõ hơn cho địa phương về quy hoạch, kế hoạch, biên chế, tuyển dụng, sử dụng đào tạo bồi dưỡng..., phân cấp rõ hơn, cụ thể hơn cho cơ quan hành chính Nhà nước trong quản lý cán bộ, công chức nhà nước.
Kiện toàn hệ thống các cơ quan quản lý cán bộ, công chức ở Trung ương và địa phương trên cơ sở phân định rõ chức năng, thẩm quyền của mỗi cơ quan và mối quan hệ giữa các cơ quan của tổ chức Đảng với các cơ quan của Chính phủ, các bộ, ngành, giữa Trung ương với địa phương và giữa các cấp chính quyền địa phương.
Xây dựng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã theo hướng: kiện toàn, phát triển đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở theo hướng ổn định, chuyên môn hóa, công chức hóa một số chức danh quản lý và chức danh chuyên môn.
Hai là, Cải cách tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ
Phải tạo động lực nội tại bên trong của cải cách hành chính mà mấu chốt nhất trong vấn đề này là phải có chính sách tiền lương và các chế độ đối xử đối với cán bộ, công chức hành chính nhà nước được thỏa đáng, yên tâm làm tốt nhiệm vụ được giao chú trọng góp phần ổn định đời sống kinh tế của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, bảo đảm mức sống khá trong xã hội. Qua đó sẽ trở thành yếu tố thu hút được nhiều những người tài năng thực sự vào làm việc trong khu vực hành chính nhà nước. Tuy nhiên, vì đây chính là chủ thể và đối tượng cải cách hành chính nên phải có chế định tạo áp lực làm việc minh bạch, trong sạch, có trách nhiệm cao; mức lương phải gắn với hiệu quả công việc của cán bộ, công chức đảm nhận.
Ba là, Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã chỉ ra những giải pháp quan trọng cho giáo dục là: “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới cơ cấu tổ
chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy và học; thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá giáo dục, xã hội hoá, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam”. Đây là giải pháp quan trọng có ý nghĩa then chốt trong việc bảo đảm nguồn nhân lực chất lượng cao cho nền kinh tế đáp ứng yêu cầu phát triển mới.
Để tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý hành chính nhà nước trong thời gian tới cần phải: Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Vì nhân tố con người luôn là nhân tố quyết định thắng lợi mọi công việc. Bác Hồ đã từng nói: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần phải xây dựng những con người xã hội chủ nghĩa”. Muốn vậy, theo bản thân tôi, cần:
Xây dựng một cơ chế tiền lương và chính sách đãi ngộ thỏa đáng để đội ngũ công chức yên tâm làm việc lâu dài và cống hiến với khả năng cao nhất năng lực, trình độ của mình cho cơ quan, đơn vị, qua đó thu hút những người giỏi, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tâm huyết đến công tác tại địa phương.
Thực hiện thí điểm chọn cán bộ theo phương châm cạnh tranh nhân tài để có đội ngũ công chức có năng lực thực sự. Bên cạnh đó phải đổi mới cơ bản công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức nhà nước. Khuyến khích cán bộ, công chức tự học tập để nâng cao trình độ và năng lực thực thi nhiệm vụ. Đồng thời, có cơ chế ưu đãi thích hợp để tiếp tục thực hiện tinh giản biên chế trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp tạo điều kiện trẻ hóa, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy Nhà nước.
Đối với từng cơ quan, đơn vị phải có trách nhiệm giáo dục cán bộ, công chức tinh thần trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa hành chính trong thi hành công vụ. Thực hiện nghiêm túc chế độ trách nhiệm của người đứng
đầu cơ quan khi để xảy ra tiêu cực, chậm trễ trong giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp. Kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy nhà nước những cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất, nhũng nhiễu, thiếu trách nhiệm trong thi hành công vụ, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và Nhà nước. Đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong bộ máy nhà nước
Các cơ quan nhà nước tùy theo chức năng quyền hạn của mình, cần bố trí tăng cường cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn, hiểu biết pháp luật, liêm khiết, có tác phong, thái độ nghiêm chỉnh và có năng lực giúp thủ trưởng cơ quan thực hiện TTHC giải quyết có hiệu quả công việc của con người. Cán bộ tiến hành TTHC có trách nhiệm hướng dẫn tỷ mỉ, rõ ràng, về hồ sơ, điều kiện, TTHC cho công dân có nhu cầu giải quyết công việc.
Về trách nhiệm cụ thể, nhà nước phải quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, công chức trong việc tiếp nhận giải quyết các yêu cầu, các đơn thư khiếu tố của nhân dân để đảm bảo yêu cầu của dân không bị đùn đẩy từ cơ quan này sang cơ quan khác. Bên cạnh đó các cơ quan quản lý nhà nước cấp trên phải theo dõi sát sao, giám sát, kiểm tra chặt chẽ các cơ quan quản lý nhà nước cấp dưới trong việc quy định và thực hiện các TTHC. Việc theo dõi, kiểm tra, giám sát này có thể là trực tiếp hay theo chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất của cơ quan quản lý HCNN cấp dưới.
Về đổi mới đội ngũ công chức, đặc biệt là nâng cao phẩm chất, phát triển năng lực công chức: Đây là một nhiệm vụ và thách thức lớn, bởi vì công chức được coi là một yếu tố quan trọng để thực hiện được các mục tiêu quốc gia đã đề ra. Xây dựng và phát triển năng lực của đội ngũ công chức cần quan tâm đến những vấn đề cơ bản sau đây: Xây dựng và phát huy năng lực của đội ngũ công chức HCNN thực chất là thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực của quốc gia một cách cụ thể nhằm tạo ra đội ngũ công chức vừa phải làm
việc trên các lĩnh vực theo các nguyên tắc của thị trường, vừa phải biết quyết định các vấn đề trên cơ sở hệ thống quyền lực mà nhân dân giao cho. Xây dựng đội ngũ công chức theo nguyên tắc chuyên nghiệp hay chế độ việc làm đều nhằm đi đến kết quả cuối cùng là tạo ra được đội ngũ công chức thực sự có năng lực, biết giải quyết các vấn đề được giao trên nguyên tắc kết quả, hiệu quả và chất lượng. Do đó, phải quan tâm đến cả quá trình làm việc của công chức từ khi họ được tuyển dụng làm công chức đến khi họ nghỉ hưu. Để duy trì được đội ngũ công chức có năng lực và trình độ chuyên môn ngày càng được nâng cao, vấn đề đào tạo, bồi dưỡng công chức có ý nghĩa rất quan trọng. Vì vậy, cần phải đổi mới cơ bản công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức nhà nước. Xây dựng một cơ chế tiền lương công chức hợp lý, sự tương đồng ở mức thoả đáng với các vị trí tương tự trong khu vực tư nhân; căn cứ vào chất lượng công việc, thể hiện sự cống hiến của công chức trong tiến trình phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm công bằng trong nền công vụ. Phải coi giải pháp về nguồn nhân lực là một trong những giải pháp quan trọng nhất để thực hiện cải cách TTHC, vì con người chính là trung tâm, là thành bại của mọi công việc mà đặc biệt là trong việc giải quyết TTHC liên quan mật thiết đến đời sống hàng ngày của người dân.