Nghiên cứu các vấn đề chung thuộc về trẻ em và tội xâm hại tình dục trẻ em cho phép chúng ta có một số kết luận sau đây:
Thứ nhất, đối tượng người bị hại là trẻ em là đối tượng được Nhà
nước bảo vệ đặc biệt và theo quy định hiện hành, khái niệm trẻ em (người dưới 16 tuổi) không đồng nhất với khái niệm người chưa thành niên. Điều này đặt ra vấn đề, nếu chúng ta nhất thể hóa hai khái niệm trẻ em và người chưa thành niên (là người dưới 18 tuổi như đề xuất của dự thảo Luật chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em), thì cần tính tốn đề điều chỉnh ngày cho phù hợp trong Bộ luật Hình sự sửa đổi. Ví dụ: sửa đổi tên tội danh: Tội giao cấu với trẻ em thành tội "giao cấu với người dưới 16 tuổi".
Thứ hai, quyền tự do tình dục của con người là quyền bất khả xâm
phạm, phụ thuộc nhiều vào nhận thức của chủ thể, nên trong pháp luật hình sự Việt Nam nhà làm luật ln có sự phân biệt các loại hành vi: giao cấu trái ý muốn, giao cấu trên cơ sở ép buộc và giao cấu trên cơ sở thuận tình. Tùy từng loại hành vi mà Nhà nước có thái độ xử lý khác nhau.
Thứ ba, hành vi xâm hại tình dục (giao cấu) trong pháp luật hình sự
giữa quy định của Luật, hướng dẫn của các cơ quan tư pháp và thực tiễn áp dụng pháp luật có sự chưa thống nhất, nhất là cách hiểu về hành vi giao cấu. Cách hiểu theo nghĩa truyền thống là phù hợp nhưng lại tỏ ra bất cập trong một số trường hợp như hành vi giao cấu của những người đồng giới hoặc những hành vi giao cấu khác không dựa trên cơ sở những cơ quan sinh dục thông thường. Đây là điều cần nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Thứ tư, các hành vi xâm hại tình dục con người khơng những được
quy định trong pháp luật hình sự hiện hành mà cịn được quy định trong pháp luật từ thời phong kiến và được dần hồn thiện. Sau khi Bộ luật Hình sự năm
1999 ra đời vừa được sửa đổi bổ sung năm 2009 thay thế toàn bộ các văn bản pháp luật trước đó, tách các tội xâm phạm tình dục trẻ em thành những điều luật riêng biệt đã khẳng định sự phát triển về chất của công tác lập pháp trong lĩnh vực hình sự đồng thời các tội xâm phạm tình dục trẻ em đã được quy định tương đối đầy đủ góp phần khơng nhỏ trong đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm tình dục trẻ em. Tuy nhiên, các tội xâm phạm tình dục trẻ em hiện nay khi áp dụng vẫn còn hạn chế, vướng mắc cần phải xem xét nghiên cứu để hoàn thiện hơn như thực trạng quan hệ giữa người đồng tính, sử dụng sextoy, hành vi tình dục của con người đã phát triển theo hướng ngày càng đa dạng, hành vi tình dục khơng chỉ diễn ra ở bộ phận sinh dục mà cịn có thể ở những bộ phận khác trên cơ thể, đồng thời vấn đề chuyển đổi giới tính đã khơng cịn là hiện tượng hiếm, nên việc sử dụng khái niệm "giao cấu" theo Bản Tổng kết 329/HS2 đã khơng cịn phù hợp và giải quyết được những vướng mắc trong thực tiễn, vấn đề này tác giả sẽ để cập và giải quyết trong chương 2 của luận văn.
Thứ năm, so sánh luật hình sự Việt Nam hiện hành với luật hình sự của một số nước trên thế giới về các tội xâm phạm tình dục trẻ em. Theo quan điểm của học viên, các nhà lập pháp nên mở rộng đối tượng của tội phạm và học tập kinh nghiệm của các nước về các trường hợp ngoại trừ và ngoại lệ. Điều này bảo vệ quyền lợi cho cả người bị hại và người thực hiện hành vi vi phạm. Tuy nhiên, tùy điều kiện Việt Nam cũng nên xem xét kỹ và cân nhắc về tính khả thi khi áp dụng các quy định này với thực tế.
Chương 2