2014 14 vụ/ 29 bị cáo 32 vụ/ 33 bị cáo 15 vụ/ 15 bị cáo 1 vụ /1 bị cáo
2.2.1. Về việc tiếp nhận, thẩm tra, xác minh tin báo về tội phạm xâm hại trẻ em
tồn tại, thiếu sót thể hiện ở một số vấn đề sau đây.
2.2.1. Về việc tiếp nhận, thẩm tra, xác minh tin báo về tội phạm xâm hại trẻ em xâm hại trẻ em
Việc tiếp nhận, thẩm tra, xác minh tin báo về tội phạm xâm hại trẻ em nhiều khi chưa kịp thời, dẫn đến việc xác định dấu hiệu và căn cứ để ra quyết định khởi tố vụ án liên quan đến các loại tội phạm này còn chậm chạp, ảnh hưởng đến tiến trình giải quyết vụ án hình sự.
Những tồn tại thiếu sót trong khởi tố vụ án chủ yếu tập trung ở khâu tiếp nhận và thẩm tra, xác minh tin báo tố giác tội phạm. Việc tiếp nhận và xử lý tin báo tố giác tội phạm không kịp thời, không thực hiện đúng quy định của liên ngành về trình tự và thủ tục giải quyết dẫn tới việc ảnh hưởng đến thu thập xác minh tài liệu. Việc Điều tra viên khơng trực tiếp có mặt, hoặc khơng làm hết trách nhiệm (tại hiện trường, gia đình trẻ em là người bị hại hay nhà trường, chính quyền, nhân chứng v.v…) khi thu thập tài liệu dấu vết phạm tội
do tội phạm gây ra làm ảnh hưởng đến kết luận giám định là căn cứ để quyết định khởi tố vụ án hay không khởi tố vụ án đúng pháp luật. Để chứng minh hành vi giao cấu hay không phải là giao cấu tương đối khó khăn, thơng thường Điều tra viên và giám định viên thường thu giữ các dấu vết sinh học gồm
- Dịch âm đạo; - Nước bọt;
- Dấu vết tinh dịch ở âm đạo, âm hộ, khoang miệng…. Ở trên nạn nhân và đối tượng nghi vấn;
- Dấu vết nghi ngờ là tình dịch ở hiện trường; - Lơng tóc dính, rụng thu ở hiện trường.
Các chứng cứ này cần được thu thập càng sớm càng tốt vì thời gian tồn tại của chúng rất ngắn ví dụ: thời gian tồn tại của tinh trùng sau khi giao cấu từ 26 giờ đến tối đa 3 ngày, một số trường hợp khơng có hành vi giao cấu hoặc giao cấu chưa kết thúc về mặt sinh lý càng khó để thu thập được chứng cứ vì hầu như khơng thu được các dấu vết phạm tội. Trên thực tế các dấu vết này ít khi phát hiện để thu thập bởi lẽ thông thường nạn nhân bị xâm hại thưởng không đến cơ quan Công an tố giác ngay mà thường một thời gian sau khi người nhà phát hiện mới đến trình báo.
Khi xem xét các bản án, học viên thấy rằng hầu hết các trường hợp nạn nhân và người phạm tội có quan hệ tình cảm, hành vi quan hệ tình dục thưởng diễn ra trong khoảng thời gian dài, nhưng nếu nạn nhân có tình che giấu cho người phạm tội như không đồng ý cho giám định dấu vết, khơng thừa nhận có hành vi giao cấu hoặc lúc đầu thừa nhận sau đó thay đổi lời khai thì rất khó để truy cứu trách nhiệm hình sự, ngay cả nếu nạn nhân cho khám thì hầu hết cũng không thu được dấu vết, trường hợp này hầu hết cơ quan tố tụng chỉ còn căn cứ vào lời khai của nạn nhân, người phạm tội hoặc người tố cáo và thông thường khơng có lời khai của nhân chứng. Trong những trường hợp như vậy nếu nạn nhân có tình che cho đối tượng bằng cách
khơng thừa nhận hoặc khơng cho giám định thì cơ quan điều tra khơng đủ căn cứ để khởi tố.
Xuất phát từ đặc điểm vụ án hình sự có tội danh xâm hại trẻ em, nhất là những vụ án xâm hại tình dục trẻ em, nguồn chứng cứ và những thơng tin phản ánh về hành vi phạm tội cũng như người thực hiện tội phạm rất hạn chế. Sự việc phạm tội thường xảy ra trong khoảng khơng gian và thời gian hẹp, có rất ít người trực tiếp chứng kiến mà chủ yếu chỉ có người bị hại và người thực hiện hành vi phạm tội là biết rõ sự việc. Vì vậy, việc xác minh thu thập tài liệu chứng cứ là rất khó khăn.
Khi sự việc xâm hại trẻ em mới xảy ra, gia đình người bị hại thường rất phẫn nộ với hành động của người thực hiện hành vi phạm tội, họ tích cực trong việc làm đơn tố cáo và tố giác tội phạm với chính quyền sở tại. Nhưng trong quá trình giải quyết vụ án, người bị hại cũng như gia đình của họ lại có tâm lý ngại hợp tác với cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng do sợ bị dư luận biết sự việc sẽ ảnh hưởng tới tương lai hạnh phúc đứa trẻ (nhất là những vụ án xâm hại tình dục); do tác động của họ hàng, thân thích (đối với những trường hợp người phạm tội có quan hệ họ hàng, thân thích với người bị hại); do nhận thức hạn chế về pháp luật và tâm lý ngại phiền phức khi tham gia tố tụng hình sự.