thủ đoạn cƣỡng ép trẻ em buộc họ phải miễn cƣỡng chấp nhận sự giao cấu
Về mặt pháp lý, Điều 114 tội cưỡng dâm trẻ em không chỉ rõ chủ thể của tội phạm này phải là nam giới. Trong khi đó về lý luận và thực tiễn, nữ giới hồn tồn có thể thực hiện hành vi này. Tuy nhiên, cũng theo nhận định về tính cá biệt của hành vi phạm tội do nữ giới thực hiện, thực tiễn xét xử từ trước đến nay không xác định hành vi này là tội phạm và xử lý hình sự.
Cưỡng dâm trẻ em là hành vi dùng mọi thủ đoạn khiến trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi lệ thuộc mình hoặc đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu [20, tr. 35].
Đối tượng tác động của tội cưỡng dâm trẻ em là trẻ em từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi.
Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi dùng những thủ đoạn khác nhau ép buộc trẻ em lệ thuộc mình hoặc trẻ em ở trong tình trạng quẫn
bách phải miễn cưỡng giao cấu. Thủ đoạn mà người phạm tội sử dụng ở đây là bất kì thủ đoạn nào nhằm ép buộc nạn nhân phải miễn cưỡng chấp nhận việc giao cấu. Thông thường, các thủ đoạn được người phạm tội sử dụng là những thủ đoạn nhằm khống chế, đe dọa nạn nhân làm cho họ miễn cưỡng chấp nhận giao cấu để tránh những hậu quả bất lợi khác. Thủ đoạn trong tội phạm cưỡng dâm có thể là mua chuộc, dụ dỗ, đe dọa, hứa hẹn, có khi là bằng tình cảm… Hành vi này khác với hành vi giao cấu trái ý muốn ở tội hiếp dâm vì ở đây nạn nhân chấp nhận việc giao cấu một cách miễn cưỡng sau khi người phạm tội dùng một trong các thủ đoạn nói trên.
Quan hệ lệ thuộc ở đây có thể là quan hệ lệ thuộc về tình cảm gia đình (như giữa anh chị em cùng cha khác mẹ, những người họ hàng có quan hệ thân thích…), lệ thuộc về vật chất (quan hệ cấp dưỡng, chăm sóc, trợ giúp về điều kiện sinh sống…), về mặt công tác (thủ trưởng và nhân viên dưới quyền...), về xã hội (thầy thuốc với bệnh nhân, giáo viên với học sinh…), về tín ngưỡng (người có chức sắc trong tơn giáo với tín đồ…). Người phạm tội đã lợi dụng quan hệ lệ thuộc này khống chế tư tưởng của nạn nhân để đạt được mục đích giao cấu. Hành vi khống chế về mặt tư tưởng này thường được thể hiện qua việc dọa dẫm làm cho nạn nhân vì sợ một điều gì đó, khơng được hưởng một quyền lợi nào đó, sợ bị thiệt hại về vật chất hay tinh thần nên nạn nhân miễn cưỡng giao cấu với người phạm tội... Người phạm tội cũng có thể dùng thủ đoạn là hứa hẹn sẽ cho nạn nhân một điều gì đó nếu nạn nhân giao cấu với mình. Lưu ý rằng, sự hứa hẹn này phải có tính chất là sự khống chế tư tưởng trẻ em buộc trẻ em phải chấp nhận việc giao cấu; những trường hợp hứa hẹn khác khơng có tính chất khống chế tư tưởng của nạn nhân thì khơng thuộc phạm vi của tội này.
Trong tình trạng quẫn bách có thể được hiểu là trẻ em đó đang gặp khó khăn tự mình khơng thể hoặc rất khó để vượt qua, lâm vào trạng thái tinh thần khủng hoảng khơng tìm ra lối thốt hoặc đang gặp hiểm họa cần phải
được người khác giúp đỡ. Ví dụ: gia đình nạn nhân đang bị túng thiếu nghiêm trọng đang cần giúp đỡ và người phạm tội đã lợi dụng hoàn cảnh này của nạn nhân buộc nạn nhân phải miễn cưỡng chấp nhận giao cấu với người phạm tội.
Nạn nhân phải miễn cưỡng giao cấu. Đây là dấu hiệu quan trọng có ý nghĩa định tội. Nếu sự giao cấu khơng phải là miễn cưỡng mà nạn nhân thuận tình giao cấu thì tùy vào từng trường hợp mà người phạm tội phạm tội giao cấu với trẻ em (Điều 115) hay tội mua dâm người chưa thành niên (Điều 256) hay nếu đó là sự giao cấu trái ý muốn của nạn nhân thì có thể sẽ cấu thành tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112). Trong một số trường hợp nhìn bề ngồi người phạm tội khơng có hành vi dọa dẫm, hứa hẹn nào cả mà dường như nạn nhân thuận tình cho giao cấu. Nhưng đi sâu vào thực tế sự "thuận tình" đó hồn tồn là miễn cưỡng vì quan hệ lệ thuộc quá lớn hoặc do khả năng tự vệ của nạn nhân quá yếu ớt nên khơng dám kháng cự, khơng dám nói lên sự khơng thuận tình của mình.
Sự khống chế về mặt tư tưởng trong tội cưỡng dâm trẻ em khác với tội hiếp dâm trẻ em. Nếu như trong tội hiếp dâm trẻ em, nạn nhân bị khống chế hoàn toàn về mặt tư tưởng tức là nạn nhân bị tê liệt hồn tồn ý chí kháng cự thì trong tội cưỡng dâm trẻ em, nạn nhân vẫn còn sự lựa chọn giữa việc chấp nhận giao cấu hay khơng giao cấu. Nạn nhân vẫn cịn khả năng kháng cự tuy nhiên họ đã không kháng cự.
Hành vi giao cấu là dấu hiệu bắt buộc để cấu thành tội cưỡng dâm trẻ em. Nếu các dấu hiệu khác thỏa mãn nhưng chưa có việc giao cấu xảy ra thì khơng cấu thành tội này.
Giống như trong tội hiếp dâm trẻ em, pháp luật hình sự Việt Nam khơng có văn bản hướng dẫn cụ thể chủ thể của tội cưỡng dâm trẻ em là nam hay nữ. Nên có ý kiến cho rằng chủ thể tội này là chủ thể đặc biệt tức là nam giới. Theo ý kiến của học viên, chủ thể của tội này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự có mối quan hệ lệ thuộc hay có quan hệ nhất
định giúp đỡ nạn nhân thốt khỏi tình trạng quẫn bách. Ở đây học viên chỉ giải thích khía cạnh vì sao chủ thể của tội cưỡng dâm trẻ em có thể là nữ giới trong khi tội hiếp dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì nữ giới khơng được xem là chủ thể. Sự giao cấu trong tội cưỡng dâm trẻ em là "miễn cưỡng giao cấu" có nghĩa là nạn nhân dù là "miễn cưỡng" nhưng bề ngồi vẫn "thuận tình" để người phạm tội giao cấu. Nên nữ giới có thể "cưỡng dâm" nam giới, không giống như tội hiếp dâm trẻ em, người phạm tội giao cấu trái với ý muốn của nạn nhân, không được sự "thuận tình" của nạn nhân do vậy nữ giới không thể giao cấu với nam giới nếu nam giới khơng "thuận tình".