Trường hợp này nạn nhân không đồng ý, không tự nguyện với việc giao cấu, thể hiện như đối tượng phản kháng hay đối tượng đang ở trong những hoàn cảnh đặc biệt khơng có khả năng tự vệ hoặc biểu lộ ý muốn đúng đắn với việc giao cấu, cụ thể là tội hiếp dâm trẻ em.
Tội hiếp dâm trẻ em xâm hại đến quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ là quyền bất khả xâm phạm về tình dục, danh dự, nhân phẩm của trẻ em. Đồng thời, hành vi hiếp dâm trẻ em còn xâm phạm đến sự phát triển bình thường về tâm sinh lý của trẻ em, làm băng hoại các giá trị đạo đức xã hội, gây nên sự bất bình trong quần chúng nhân dân. Ngồi ra, hành vi hiếp dâm trẻ em cịn có thể gây ra những tổn thương về sức khỏe và có trường hợp có thể nguy hiểm đến tính mạng các em.
Đối tượng tác động của tội hiếp dâm trẻ em có đặc điểm bắt buộc về độ tuổi. Nạn nhân của Tội hiếp dâm trẻ em là trẻ em dưới 16 tuổi. Quy định này phù hợp với quy định tại Điều 1 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 1991: "Trẻ em quy định trong luật này là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi". Nó cũng phù hợp với sự phát triển về tâm sinh lý do các em ở độ tuổi này khó có thể tự vệ được và dễ bị dụ dỗ, mua chuộc. Điều luật cũng chú ý chia độ tuổi của nạn nhân thành hai khoản tương ứng với các khoản khác nhau của điều luật (khoản 1, 2, 3 áp dụng với hành vi hiếp dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, khoản 4 áp dụng với hành vi hiếp dâm trẻ em dưới 13 tuổi). Đối với hành vi giao cấu với trẻ em dưới 13 tuổi được quy định tại khoản 4 Điều 112 Bộ luật Hình sự thì khơng nhất thiết phải trái ý muốn của nạn nhân, điều đó thể hiện sự quan tâm đặc biệt của các nhà làm luật đối với đối với trẻ em dưới 13 tuổi do sự non nớt của lứa tuổi này.
Ngoài ra, đối tượng tác động của tội hiếp dâm trẻ em cũng có đặc điểm bắt buộc về giới tính. Tuy trong điều luật không quy định rõ đặc điểm này nhưng thực tiễn xét xử hiện nay thừa nhận nạn nhân của tội hiếp dâm và hiếp dâm trẻ em chỉ có thể là nữ giới.
Hiếp dâm trẻ em là một trường hợp cụ thể của tội hiếp dâm nói chung nên tại Điều 112 Bộ luật Hình sự nhà làm luật khơng mơ tả lại hành vi hiếp dâm đã quy định cụ thể tại Điều 111 Bộ luật Hình sự. Như vậy có thể hiểu hành vi khách quan trong trường hợp này là: Mọi trường hợp giao cấu với trẻ
em dưới 13 tuổi hoặc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng khơng thể tự vệ được của nạn nhân là trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân là trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ. Cụ thể như sau:
Trường hợp nạn nhân là trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi: Đối với nạn nhân là trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì theo quy định tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật Hình sự và trên cơ sở khoản 1 Điều 111 Bộ luật Hình sự, hành vi khách quan của tội hiếp dâm trẻ em gồm có hai hành vi riêng biệt. Hành vi thứ nhất là hành vi đơn đa dạng, nhà làm luật mơ tả dưới dạng một số hành vi có tính thay thế lẫn nhau, đó là: hành vi dùng vũ lực, hành vi đe dọa dùng vũ lực, hành vi lợi dụng tình trạng khơng thể tự vệ được của nạn nhân là trẻ em và hành vi dùng thủ đoạn khác. Hành vi thứ hai là hành vi giao cấu trái ý muốn của nạn nhân trẻ em.
- Hành vi thứ nhất:
Hành vi dùng vũ lực là hành vi dùng sức mạnh vật chất (có hoặc khơng
có cơng cụ, phương tiện phạm tội) tác động vào nạn nhân là trẻ em nhằm đè bẹp hoặc làm tê liệt sự kháng cự của nạn nhân chống lại việc giao cấu như xơ ngã, vật, đánh, trói, giữ, bóp cổ nạn nhân…Ví dụ, vụ Nguyễn Văn Diễn (sinh ngày 15/9/1986, trú tại xóm Đằm - xã Dân chủ - thành phố Hịa Bình) phạm
tội hiếp dâm trẻ em với Nguyễn Thị Kiều (15 tuổi, tại thị trấn Cầu Diễn - Từ Liêm nay thuộc phường Cầu Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội):
Diễn dừng xe, kéo Kiều ngồi xuống đất, dùng hai tay ôm và hôn Kiều vào môi, Kiều kháng cự, dùng hai tay đẩy mạnh vào ngực Diễn nhưng không được. Diễn tiếp tục dùng tay phải bóp vào ngực Kiều ở phía ngồi áo, sau đó dùng sức vật Kiều nằm ngửa xuống đất, dùng cánh tay phải kéo áo phơng và áo lót ngực của Kiều lên trên, dùng chân phải đè lên hai chân của Kiều nhằm làm cho Kiều không chống cự được…để thực hiện hành vi giao cấu…[39].
Hành vi đe dọa dùng vũ lực là hành vi dùng lời nói hoặc hành động uy
hiếp tinh thần nạn nhân, làm cho nạn nhân sợ hãi, tê liệt về ý chí, buộc họ phải chịu sự giao cấu mà không dám kháng cự như dọa giết, dọa gây thương tích cho nạn nhân…nếu nạn nhân chống cự. Khác với hành vi đe dọa dùng vũ lực ở tội cưỡng dâm là nạn nhân cịn có điều kiện suy nghĩ và quyết định hành động, giữa hành vi đe dọa dùng vũ lực và việc dùng vũ lực có khoảng cách về mặt thời gian, hành vi đe dọa dùng vũ lực ở tội hiếp dâm trẻ em được hiểu là hành vi dùng vũ lực ngay tức khắc, tức là giữa hành vi đe dọa dùng vũ lực và việc dùng vũ lực hầu như khơng có khoảng cách về mặt thời gian và sức mãnh liệt của sự đe dọa đã đến mức làm cho người bị đe dọa dùng vũ lực bị tê liệt về ý chí chống cự. Ví dụ, vụ Phạm Văn Định (sinh năm 1967, trú tại thôn Hồng Thái, xã Lạc Hồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) phạm tội hiếp dâm trẻ em với cháu Nguyễn Thị Quyên (16 tuổi, trú tại Minh Khai - Hai Bà Trưng). Theo cáo trạng, Định bảo cháu Quyên tụt quần ra. Cháu Quyên sợ, địi về nhà thì Định dọa "nếu khơng cho xoa vú, giao cấu sẽ để cháu Quyên tự đi bộ về nhà, nếu kêu thì sẽ vứt xuống mương nước cho chết đuối". Vì sợ nên cháu Quyên đã để Định tụt quần của cháu Quyên để thực hiện hành vi giao cấu [38].
Hành vi lợi dụng tình trạng khơng thể tự vệ được của nạn nhân là hành vi lợi dụng nạn nhân là trẻ em vì một lý do nào đó khơng thể chống lại
được hành vi giao cấu trái ý muốn của mình như lợi dụng nạn nhân đang lúc ốm đau… để thực hiện hành vi giao cấu. Ví dụ: Khoảng tháng 5 năm 1999, Nguyễn Văn Hưng từ nhà đi uống rượu đêm với bạn về, đến đoạn công viên Cầu Giấy thấy em Hoàng Thị C 13 tuổi là trẻ em câm điếc lang thang đang đi ngoài đường. Biết em C bị câm điếc nên Hưng đã chủ động kéo em lên xe máy chạy vòng ra phía sau cơng viên Cầu Giấy chỗ vắng người để thực hiện hành vi giao cấu. Do em C bị câm điếc từ nhỏ nên không kêu và không chống cự được… [37]. Trong vụ án này đối tượng đã lợi dụng tình trạng cháu C bị câm điếc từ nhỏ, không thể kêu và không chống cự được để thực hiện hành vi giao cấu với cháu C.
Tình trạng khơng thể tự vệ được của nạn nhân có thể do hoặc khơng do người phạm tội tạo ra.
Hành vi dùng thủ đoạn khác: Thủ đoạn khác là những thủ đoạn ngoài
những hành vi đã được quy định trong cấu thành tội phạm của tội hiếp dâm trẻ em (ngoài ba hành vi: dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng khơng thể tự vệ được của nạn nhân) giúp cho người phạm tội có thể thực hiện được việc giao cấu với nạn nhân là trẻ em trái với ý muốn của họ. Thực tiễn xét xử cho là thủ đoạn lợi dụng nạn nhân đang trong tình trạng khơng biểu lộ ý chí đúng đắn được, khơng cịn khả năng làm chủ bản thân. Tình trạng này có thể do hoặc khơng do người phạm tội chủ động tạo ra. Ví dụ, người phạm tội có thể bắt gặp tình trạng nạn nhân đang say rượu, không làm chủ được suy nghĩ và hành động của mình và thực hiện hành vi giao cấu trái ý muốn của nạn nhân hoặc chủ động chuốc cho nạn nhân say rượu không làm chủ được mình để thực hiện hành vi giao cấu trái ý muốn của nạn nhân.
Những thủ đoạn mà người phạm tội thực hiện hoặc lợi dụng thường là những thủ đoạn nhằm làm cho nạn nhân lâm vào tình trạng khơng còn khả năng làm chủ bản thân để người phạm tội giao cấu trái với ý muốn của họ, như cho uống thuốc kích dục hoặc lợi dụng sự kém hiểu biết của nạn nhân để
thực hiện hành vi giao cấu trái ý muốn nạn nhân. Quy định về thủ đoạn khác là quy định mở nhằm đáp ứng nhu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm hiếp dâm trẻ em, vì có những trường hợp hành vi của người phạm tội không thuộc những hành vi đã được liệt kê (như dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hay lợi dụng tình trạng khơng thể tự vệ được của nạn nhân) nhưng bản chất của hành vi đó lại là hành vi hiếp dâm trẻ em và việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi này là cần thiết để tránh bỏ lọt tội phạm.
- Hành vi thứ hai: Giao cấu trái ý muốn của nạn nhân là trẻ em.
Giao cấu trong tội hiếp dâm trẻ em là quan hệ tình dục nhằm thỏa mãn dục vọng của người phạm tội. Mức độ thực hiện hành vi này có thể khác nhau: có thể chỉ mới bắt đầu thực hiện hành vi, cũng có thể đã thỏa mãn về mặt sinh lý của người phạm tội. Giống như tội hiếp dâm quy định tại Điều 111 Bộ luật Hình sự, tội hiếp dâm trẻ em quy định tại Điều 112 Bộ luật Hình sự cũng có cấu thành hình thức. Trong cấu thành của những tội phạm này chỉ có hành vi giao cấu trái ý muốn của nạn nhân là hành vi khách quan được mô tả. Do vây, tội hiếp dâm trẻ em coi là hoàn thành khi người phạm tội đã thực hiện được hành vi giao cấu trái ý muốn của nạn nhân. Hiện nay, thực tiễn xét xử vẫn dựa theo giải thích của Bản Tổng kết 329/HS2 để xác định thế nào là hành vi giao cấu đã hoàn thành. Cụ thể, bản tổng kết này đã xác định:
Giao cấu là sự cọ xát trực tiếp dương vật vào bộ phận sinh dục của người phụ nữ (bộ phận từ môi lớn trở vào) với ý thức ấn vào trong không kể sự xâm nhập của dương vật là sâu hay cạn, khơng kể có xuất tinh hay khơng thì coi tội hiếp dâm đã hồn thành bởi vì nhân phẩm, danh dự của người phụ nữ đã bị chà đạp [40]. Đối với trường hợp nạn nhân là trẻ em dưới 13 tuổi thì bất kì hành vi giao cấu nào cũng coi là hành vi hiếp dâm trẻ em. Điều đó xuất phát từ quan điểm coi hành vi giao cấu với trẻ em dưới 13 tuổi là dùng thủ đoạn lợi dụng độ tuổi của các em để dụ dỗ các em đồng ý cho giao cấu. Ở độ tuổi dưới 13 trẻ em
còn hết sức non nớt, yếu ớt cả về thể lực lẫn tinh thần và rất dễ bị dụ dỗ, mua chuộc. Cho nên về bản chất, các em chưa có đủ điều kiện để thể hiện ý chí của mình một cách đúng đắn. Có thể thấy, tinh thần của điều luật là trẻ em càng ít tuổi càng non nớt và cần phải được bảo vệ một cách cẩn trọng hơn và tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi giao cấu càng cao khi nạn nhân càng nhỏ tuổi.
Hậu quả nguy hiểm cho xã hội, động cơ mục đích phạm tội,…khơng phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm của tội hiếp dâm trẻ em nhưng là những yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc quyết định hình phạt vì xét ở một khía cạnh nào đó, mức độ của hậu quả là căn cứ để đánh giá mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Hơn nữa, trong nhiều trường hợp việc xác định hậu quả của tội phạm cịn có ý nghĩa quan trọng trong việc định khung hình phạt trong cấu thành tội phạm tăng nặng. Ví dụ như: làm nạn nhân có thai; gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 61% hoặc 61% trở lên; làm nạn nhân chết hoặc tự sát;…