2014 14 vụ/ 29 bị cáo 32 vụ/ 33 bị cáo 15 vụ/ 15 bị cáo 1 vụ /1 bị cáo
2.1.2.2. Về chủ thể thực hiện tội phạm là người nước ngoà
Hà Nội là đầu mối giao thơng chính cả về đường bộ và đường hàng khơng nên có lượng người nhập cư và người ngoại quốc đơng đảo trong đó có cả khách du lịch và người nước ngồi làm việc tại Việt Nam, do đó tình hình trật tự trị an phức tạp.
Ví dụ: vụ án Larroque Olivier quốc tịch Pháp, nhập cảnh vào Việt Nam từ năm 2000, làm việc theo chế độ hợp đồng, mỗi năm 6 tuần tại một bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội, thủ đoạn của đối tượng là thuê nhà nghỉ khách sạn, nhà trọ, rồi đêm đến, đi bộ hoặc đạp xe ra Hồ Hoàn Kiếm. Đối tượng chọn những trẻ em nam lang thang đường phố, ngủ gốc cây, bờ hồ, ghế đá, trong cơn đói run bần bật. Hắn đến, bập bẹ tiếng Việt hoặc gõ tiếng Anh vào "google dịch" rồi đưa bản tiếng Việt ra cho các em đọc: "Về nhà chú, chú cho ăn, cho ngủ, cho áo mặc, cho tắm rửa sạch sẽ", và đã lừa được hàng chục, thậm chí hàng trăm trẻ em. Sau đó đối tượng ép các cháu phải xem phim sex, đặc biệt là phim sex đồng tính nam để khởi động, để "tập dượt’" trước khi Olivier hành sự. Hắn bắt các cháu trai phải xem hắn quan hệ tính dục bằng các cách quái đản nhất với một bé trai khác. Rồi lần lượt từng cháu phục vụ hắn. Hắn có một thói quen rất "ông chủ" là bắt các cháu "phục vụ" giống như "nô lệ". Hắn không bao giờ chủ động động chạm vào cơ thể các cháu, mà các cháu phải phục vụ hắn đến bao giờ hắn chán thì thơi... Xong, hắn đuổi các cháu ra khỏi phòng, cho xuống nhà trọ ăn gói mì tơm, cho tiền (thường là 100 nghìn đồng). Đến ngày 18/7/2013, Tùy viên Cảnh sát Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội đã chuyển cho Văn phịng Interpol (cơng an Việt Nam) hồ sơ truy nã quốc tế đối với Larroque Olivier, có hồ sơ Interpol số: 2013/37845.
Ví dụ thứ hai: vụ án Paul Neil 32 tuổi là nghi phạm bị Interpol truy nã trên toàn thế giới bị cảnh sát Thái Lan bắt giữ năm 2007 tại Bangkok về tội lạm dụng tình dục trẻ em, đối tượng này phạm tội thơng qua du lịch tình dục ở nhiều quốc gia, ở Việt Nam đối tượng đã quan hệ tình dục với 06 trẻ em nam.
Tuy nhiên, về bản chất hành vi của các đối tượng thực hiện cả hai vụ án trên nếu bị truy cứu trách nhiệm hình sự ở Việt Nam thì các cơ quan tiến hành tố tụng khó có thể truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 115 Bộ luật Hình sự - tội giao cấu với trẻ em, mà chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 116 Bộ luật Hình sự - tội dâm ơ với trẻ em, do pháp luật Việt Nam vẫn hiểu "giao cấu" theo nghĩa truyền thống. Tuy nhiên bản chất hành vi của Paul Neil và Larroque Olivier là hành vi tình dục, nếu sử dụng giải thích của Wikipedia là hành vi đưa bộ phận sinh dục nam/ đực vào trong bộ phận sinh dục nữ/ cái. Quan hệ tình dục cũng có thể là giữa nhưng thực thể khác hoặc cùng giới tình hoặc lưỡng tính. Những năm gần đây, việc thực hiện với những bộ phận không phải là bộ phận sinh dục (quan hệ đường miệng, đường hậu mơn, hoặc dùng ngón tay) cũng được bao gồm trong định nghĩa này. Các hành vi tình thâm nhập và hành vi tình dục khơng thâm nhập. Tình dục đường âm đạo, đường miệng, đường hậu môn được coi là tình dục thâm nhập. Những hành vi tình dục khác và thủ dâm lẫn nhau được coi là tình dục khơng thâm nhập thì hành vi của hai đối tượng trên hồn tồn thỏa mãn dấu hiệu của Tội giao cấu với trẻ em, theo quan điểm cá nhân của học viên thiết nghĩ nhà làm luật cần có hướng dẫn một cách cụ thể về khái niệm "giao cấu" theo hướng mở rộng khái niệm.
Thực tế ở Việt Nam đã có nhiều trường hợp trẻ em cả trai lẫn gái đều là nạn nhân của tội phạm tình dục của cả khách quốc tế và trong nước, nhiều vụ án xâm hại tình dục trẻ em có tính chất đặc biệt nghiêm trọng thơng qua các hình thức như: khách du lịch tự tìm kiếm hoặc thơng qua mơi giới là nhân viên quản lý, xe ôm, hướng dẫn viên dục lịch, lái xe taxi… để thực hiện hành vi mua dâm, mua trinh, giao cấu với trẻ em… ở nơi họ đến du lịch. Nghiêm trọng hơn một số đối tượng, tổ chức đường dây mua bán trẻ em để phục vụ các dịch vụ, đường dây sextour, cung cấp các dịch vụ tình dục cho khách du lịch. Việc phát hiện đề khởi tố điều tra nhóm hành vi này hết sức khó khăn
bởi hệ thống pháp luật Việt Nam chưa có điều luật này quy định cũng như khái niệm đầy đủ về tội phạm du lịch tình dục trẻ em. Thêm vào đó, nhiều điểm chưa tương tích với luật pháp quốc tế như độ tuổi trẻ em, một số biện pháp trinh sát mặt khác các đối tượng phạm tội thường dùng tiền, lợi ích vật chất hoặc sự nhạy cảm để đánh đổi sự im lặng của nạn nhân. Bên cạnh đó, việc thu thập chứng cứ phạm tội trong các vụ du lịch tình dục trẻ em rất khó xác định và thu thập, chưa kể đây là loại tội nhạy cảm và mới có yếu tố nước ngoài như phải xác minh nhân thân qua đường ngoại giao, bất đồng ngôn ngữ...