Về việc xác định tuổi của nạn nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trong Luật hình sự Việt Nam (Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội) (Trang 58 - 61)

2014 14 vụ/ 29 bị cáo 32 vụ/ 33 bị cáo 15 vụ/ 15 bị cáo 1 vụ /1 bị cáo

2.2.2. Về việc xác định tuổi của nạn nhân

Xác định tuổi của nạn nhân trong tội xâm hại tình dục với trẻ em là một vấn đề hết sức quan trọng đối với cơ quan tiến hành tố tụng, thông thường để chức minh tuổi của nạn nhân cơ quan tiến hành tố tụng có thể thu thập và xem xét các tài liệu sau:

- Giấy khai sinh hoặc khơng có giấy khai sinh thì phái có các tài liệu chứng minh là người đó củ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.

- Trường hợp khơng có giấy khai sinh thì phải trưng cầu giám định. Thực tiễn điều tra, xét xử cho thấy, có rất nhiều trường hợp việc xác định tuổi của nạn nhân gặp rất nhiều khó khăn, các cơ quan tố tụng phải áp

dụng nhiều biện pháp nhưng vẫn không xác định được tuổi của nạn nhân. Đặc biệt ở những vùng nông thơn lạc hậu hoặc những nơi có người dân tộc thiểu số sinh sống nhiều, việc làm đăng ký khai sinh ở giai đoạn trước đây khơng đầy đủ, cho nên có nhiều trường hợp khơng đăng ký khai sinh hoặc khai sinh muộn nên ngày tháng sinh trong giấy khai sinh khơng chính xác, ngay cả bố mẹ, người thân cũng khơng nhớ chính xác nạn nhân sinh vào ngày tháng nào chí nhớ áng vào mùa xuân, hay mùa hạ.

Hiện nay, việc xác định tuổi của bị hại được hướng dẫn tại Thông tư số 01/2011/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH ngày 12 tháng 7 năm 2011 hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về thủ tục tố tụng đối với người tham gia tố tụng là người chưa thành niên. Theo đó, Việc xác định tuổi của bị can, bị cáo là người chưa thành niên do cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp đã áp dụng các biện pháp hợp pháp mà vẫn khơng xác định được chính xác ngày, tháng, năm sinh của bị can, bị cáo thì tuổi của họ được xác định như sau:

+ Trường hợp xác định được tháng sinh cụ thể nhưng khơng xác định được ngày thì trong tháng đó lấy ngày cuối cùng của tháng đó làm ngày sinh của bị can, bị cáo;

+ Trường hợp xác định được quý cụ thể của năm, nhưng không xác

định được ngày tháng nào trong q đó thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong quý đó làm ngày sinh của bị can, bị cáo;

+ Trường hợp xác định được cụ thể nửa đầu năm hay nửa cuối năm, nhưng không xác định được ngày tháng nào trong nửa đầu năm hoặc nửa cuối năm đó thì lấy ngày 30 tháng 6 hoặc ngày 31 tháng 12 tương ứng của năm đó làm ngày sinh của bị can, bị cáo;

+ Trường hợp xác định được năm sinh cụ thể nhưng không xác định được ngày tháng sinh của bị can, bị cáo thì lấy ngày 31 tháng 12 của năm đó làm ngày sinh của bị can, bị cáo;

+ Trường hợp không xác định được năm sinh của bị can, bị cáo là người chưa thành niên thì phải tiến hành giám định để xác định tuổi của họ [53].

Ngược lại, khi tính tuổi của nạn nhân, nếu khơng biết ngày sinh thì lấy ngày đầu của tháng đó, nếu khơng biết tháng sinh thì lấy tháng đầu của năm. Tính như vậy sẽ có lợi cho người phạm tội vì nếu nạn nhân là 15 tuổi 11 tháng 29 ngày thì vẫn phạm tội nhưng nếu nạn nhân chỉ cần thêm 01 ngày thì sẽ đủ 16 tuổi thì khơng thuộc nhóm tội xâm phạm tình dục trẻ em nữa.

Bên cạnh đó, cũng có một số ý kiến cho rằng, khơng nên tính tuổi theo hướng có lợi cho bị cáo vì người cần bảo vệ ở đây là nạn nhân. Do vậy, vấn đề xác định tuổi của nạn nhân trong các tội xâm phạm tình dục trẻ em trong các trường hợp khơng rõ ngày tháng năm sinh cần phải có văn bản hướng dẫn. Ngồi ra, nếu khơng thể xác định được chính xác năm sinh của bị cáo cũng như nạn nhân thì cơ quan tố tụng có thể chứng cầu giám định tuổi. Hiện nay giám định tuổi của nạn nhân theo sách Y pháp học do Bộ y tế thẩm định và được ban hành thì có các phương pháp giám định sau:

- Phương pháp giám định răng: theo đó cơ quan giám định căn cứ vào sự mọc của răng để xác định tuổi, trong đó có đặc điểm là đối với sự mọc của răng vĩnh viễn thì thời gian mọc răng hàm số hai tương ứng với độ tuổi khoảng 12 tuổi; thời gian mọc răng hàm số ba tương ứng với độ tuổi khoảng 18 đến 24 tuổi.

- Phương pháp giám định sự canxi hóa của xương: Cơ quan pháp y căn cứ vào sự vơi hóa của vùng khớp vai, khớp khuỷu, xương cổ tay, xương ức, xương chậu, vùng đầu gối, vùng cổ chân để tìm ra độ tuổi của nạn nhân. Ví dụ như, kiểm tra vùng xương chậu nếu phát hiện trung tâm của ụ ngồi chưa cốt hóa thì có thể xác định nạn nhân dưới 16 tuổi; ba nhánh sụn chưa cốt hóa thì có thể xác định nạn nhân dưới 15 tuổi…

- Phương pháp giám định những đặc trưng giới tính thứ phát: đây là phương pháp giám định thơng qua các biểu hiện giới tính của nạn nhân. Ví dụ

nam giới sự xuất hiện lông tơ ở vùng mu khi 14 tuổi, tuy nhiên, dưới góc độ y pháp, nhưng đặc trưng giới tính thứ phát khơng chứng minh chính xác về độ tuổi nhất là trẻ em ngày nay được ăn uống đầy đủ nên dậy thì khá sớm.

Các phương pháp giám định trên đều có sai số tối đa là hai năm, nhưng đối với các tội xâm phạm tình dục trẻ em mà sai số giám định như vậy là quá lớn. Trong hoạt động xét xử, yêu cầu bắt buộc là Hội đồng xét xử phải điều tra, xác minh làm rõ ngay tại phiên tòa ngày, tháng, năm sinh của bị hại là trẻ em. Việc xác định khơng chính xác tuổi của bị hại là trẻ em sẽ dẫn đến thiếu sót trong việc xác định đúng tội danh và điều luật áp dụng, cũng như việc đánh giá đúng tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm và hậu quả của nó khi quyết định hình phạt.

Thực tiễn cho thấy, để xác định chính xác tuổi của bị hại là một vấn đề rất khó khăn đối cơ quan tiến hành tố tụng. Có trường hợp một bị hại có đến 2 hoặc 3 giấy khai sinh gốc nhưng lại khác ngày, tháng, sinh, hoặc có 1 giấy khai sinh nhưng chỉ ghi năm sinh. Cũng có trường hợp lời khai của bố, mẹ bị hại và giấy tờ, lý lịch trong hồ sơ về ngày, tháng, năm sinh là giống nhau nhưng cơ quan tiến hành tố tụng lại thu được những chứng cứ chứng minh khác với tài liệu kể trên. Hoặc trường hợp không xác định được năm sinh của bị hại thì phải tiến hành giám định tuổi của họ. Nhưng kết quả giám định lại mâu thuẫn với tài liệu điều tra khác nên ít nhiều gặp khó khăn trong việc đánh giá, sử dụng tài liệu chứng cứ. Vì vậy, khi có mâu thuẫn về tuổi của bị hại cần phải điều tra, xác minh để xác định tuổi của bị hại một cách có căn cứ và chính xác ngày, tháng, năm sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trong Luật hình sự Việt Nam (Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội) (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)