2014 14 vụ/ 29 bị cáo 32 vụ/ 33 bị cáo 15 vụ/ 15 bị cáo 1 vụ /1 bị cáo
3.2.5. Cần bổ sung tội "quấy rối tình dục" trong Bộ luật Hình sự
Hiện nay nhiều nước trên thế giới đã có quy định pháp luật về tội quấy rối tình dục như Hoa Kỳ, Philipin, Malaysia… Ở Việt Nam đến nay vẫn chưa có thống kê nào về số vụ quấy rối tình dục nhưng điều đó khơng có nghĩa là khơng tồn tại hiện tượng quấy rối tình dục trong xã hội. Thực tế qua các phương tiện thông tin đại chúng ta thấy rằng quấy rối tình dục đã xảy ra trong xã hội hay ngay trong cuộc sống chính ta cũng bắt gặp những hành vi quấy rồi tình dục. Quấy rối tình dục xảy ra ở mọi nơi như công sở, nhà trường, trên các tuyến xe bus cơng cộng, ngồi đường thậm chí ngay chính trong gia đình của nạn nhân. Đối tượng của những kẻ quấy rối tình dục thường là phụ nữ và đương nhiên có cả trẻ em, thậm chí là cả nam giới. Thực tế có quan điểm cho rằng quấy rối tình dục khơng phải là tội xâm phạm tình dục. Để khép một kẻ nào đó vào tội xâm hại tình dục cần phải có hai yếu tố là hành vi phạm tội của
kẻ đó hoặc phải đi đến sự "giao cấu" hoặc cấu thành "hình thức" hướng đến việc giao cấu. Kẻ nào có hành động như vậy mới bị khép vào tội xâm hại tình dục. Cịn quấy rối tình dục là hành động khơng hướng tới hoặc rõ ràng không hướng tới hành vi giao cấu. Tác giả nghĩ rằng ta khơng nên nghĩ phải có hoặc hướng tới hành vi giao cấu mới là tội xâm hại tình dục, hành vi quấy rối tình dục người khác cũng là một hành vi nhằm thỏa mãn một phần nhục dục của kẻ thực hiện hành vi này, làm nhục về tình dục của nạn nhân. Theo tác giả đây cũng là một hành vi nguy hiểm cho xã hội nên ta cần có quy định riêng về tệ nạn này, đây khơng cịn là một vấn đề mang nặng tính đạo đức nữa mà nó cịn cần phải bị trừng phạt theo quy định của pháp luật.
Hiện nay, mới chỉ có Bộ luật Lao động sửa đổi (có hiệu lực từ 5-2013) đưa hành vi quấy rối tình dục nơi làm việc vào luật. Quy định này được coi là hợp thức hóa những chuyện trước đây ln bị coi là khó nói và hết sức nhạy cảm. Tuy nhiên xung quanh việc đưa hành vi quấy rối tình dục vào luật như thế nào để việc áp dụng pháp luật được hiệu quả cũng đang là vấn đề pháp lý cần phải được giải quyết kịp thời. Nếu chỉ quy định như vậy thì chưa hồn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật hình sự và các quy định về tội xâm phạm tình dục trẻ em nói riêng vì trẻ em cũng có thể là đối tượng của loại tội này. Tác giả kiến nghị Bộ luật Hình sự Việt Nam nên quan tâm đến vấn đề này và có quy định thêm tội quấy rối tình dục, trong đó có các quy định đối với hành vi quấy rối tình dục trẻ em.