2014 14 vụ/ 29 bị cáo 32 vụ/ 33 bị cáo 15 vụ/ 15 bị cáo 1 vụ /1 bị cáo
3.2.2. Về việc xác định ý thức chủ quan của ngƣời phạm tội đối với việc nhận thức nạn nhân là trẻ em trong các tội xâm phạm tình dục trẻ em
việc nhận thức nạn nhân là trẻ em trong các tội xâm phạm tình dục trẻ em
Về mặt chủ quan của tội phạm, hành vi hiếp dâm trẻ em, giao cấu với trẻ em được thực hiện theo lỗi cố ý trực tiếp của người phạm tội. Người phạm tội nhận thức rõ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội của mình trên cơ sở nhận thức được tính chất của hành vi khách quan và đối tượng tác động. Trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự, việc chứng minh ý thức chủ
quan của người phạm tội Hiếp dâm trẻ em nhìn chung khá phức tạp. Ở độ tuổi này nhiều em đã dậy thì, lại thêm đầy đủ về điều kiện dinh dưỡng, nên các em phát triển nhanh về thể chất, và do vậy bề ngồi các em có thể cao lớn như người đã thành niên, tác phong xử sự giống như người lớn (vì ở lứa tuổi các em là lứa tuổi đang bắt chước, tập làm người lớn). Mặt khác, bản thân nạn nhân có thể che giấu hoặc nói sai độ tuổi của mình làm cho người phạm tội lầm tưởng nạn nhân là người đã thành niên và thực hiện hành vi giao cấu. Vậy trong trường hợp này để định tội danh một cách chính xác, các cơ quan có thẩm quyền cần giải quyết như thế nào? Hiện nay có hai quan điểm về vấn đề này:
- Quan điểm thứ nhất cho rằng, việc định tội danh trong trường hợp này chỉ căn cứ vào tuổi thực của nạn nhân, chỉ cần xác định nạn nhân dưới 16 tuổi mà không cần xác định chủ thể của tội phạm có biết nạn nhân là trẻ em hay không [1, tr. 176]. Quan điểm này cũng cho rằng, trẻ em là đối tượng của tội phạm, nằm trong mặt khách quan của tội phạm, do đó việc chỉ cần xác định nạn nhân là trẻ em không phải là biểu hiện của việc quy tội khách quan. Quan điểm này đảm bảo được tuyệt đối chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta là bảo vệ trẻ em và người chưa thành niên khỏi hành vi xâm phạm tình dục nói chung và hành vi hiếp dâm trẻ em nói riêng. Mọi hành vi hiếp dâm trẻ em đều phải bị trừng trị nghiêm khắc.
- Quan điểm thứ hai cho rằng, việc xác định tội danh trong trường hợp này phải căn cứ vào cả tuổi thực của nạn nhân (còn trong độ tuổi trẻ em) và ý thức chủ quan của người phạm tội, tức là họ phải nhận biết được nạn nhân là trẻ em [18, tr. 36-39]. Quan điểm này cho rằng việc không quan tâm đến người phạm tội có ý thức được nạn nhân là trẻ em hay không là một biểu hiện của việc quy tội khách quan, không đảm bảo một cách đầy đủ nguyên tắc có lỗi của người phạm tội. Theo quy định của Bộ luật Hình sự thì lỗi của người phạm tội trong các tội xâm phạm tình dục trẻ em nói chung và tội hiếp dâm trẻ em nói riêng đều là lỗi cố ý trực tiếp. Điều đó địi hỏi người phạm tội phải
biết nạn nhân là trẻ em. Nếu người phạm tội có sự sai lầm về đặc điểm nạn nhân là trẻ em thì đồng nghĩa với việc loại trừ lỗi cố ý. Việc buộc một người không nhận thức được đối tượng mà mình xâm hại là trẻ em là biểu hiện của việc truy tội khách quan, điều mà luật hình sự Việt Nam khơng chấp nhận.
Trên lý thuyết, quan điểm này hoàn toàn phù hợp với các quy định khác của luật hình sự Việt Nam, đảm bảo được tính nghiêm minh của pháp luật cũng như các nguyên tắc của luật hình sự. Tuy nhiên, như trên đã nói, việc xác định ý thức chủ quan của người phạm tội về việc có nhận biết được nạn nhân là trẻ em hay không là rất phức tạp và trong một số trường hợp là không thể xác định được. Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp người phạm tội khơng quan tâm nạn nhân có phải là trẻ em hay không mà chỉ thực hiện tội phạm do không kiềm chế được, hoặc nhằm thỏa mãn nhu cầu sinh lý. Trong trường hợp này nếu theo quan điểm thứ hai thì người thực hiện hành vi hiếp dâm mà nạn nhân là trẻ em sẽ khơng phải chịu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm trẻ em do không thỏa mãn dấu hiệu về lỗi (nếu xét về lỗi, sẽ là lỗi cố ý gián tiếp trong trường hợp này, tức là không thỏa mãn lỗi cố ý trực tiếp trong cấu thành của tội hiếp dâm trẻ em). Mà trong khi đó, hậu quả gây ra cho xã hội trong trường hợp này cũng không kém so với những hành vi hiếp dâm trẻ em mà người phạm tội biết nạn nhân là trẻ em. Do vậy, quan điểm thứ nhất áp dụng trên thực tế sẽ hợp lý hơn, chỉ cần xác định nạn nhân là trẻ em chứ khơng cần xác định người phạm tội có biết nạn nhân là trẻ em hay khơng. Tuy nhiên, trong trường hợp do lỗi của nạn nhân mà người phạm tội nhầm lẫn rằng nạn nhân khơng phải là trẻ em thì việc quyết định hình phạt là nhẹ hơn trường hợp thông thường.