đương sự là người chưa thành niên
Ví dụ 1: Bản án số 15/2014/HNGĐ-ST ngày 25/11/2014 của TAND quận
Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội giải quyết vụ án “Xin ly hôn” giữa nguyên đơn là anh Nguyễn Thành Liêm và bị đơn là chị Bùi Thị Thanh Nga. Anh Liêm, chị Nga có một con chung là cháu Nguyễn Công Thành Minh, sinh năm 2009. Tại thời điểm Tòa án xét xử, cháu Minh đƣợc 05 tuổi. Ly hôn, anh Liêm và chị Nga đều có nguyện vọng đƣợc nuôi con. Mức thu nhập của hai anh chị là ngang nhau. Bản án sơ thẩm nhận định nguyện vọng nuôi con của hai anh chị là chính đáng và phù hợp với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, việc giao con cho ai nuôi xuất phát từ quyền lợi của đứa trẻ. Cháu Minh còn nhỏ tuổi cần có sự chăm sóc của ngƣời mẹ. Anh Liêm thƣờng xuyên đi công tác không có điều kiện trực tiếp chăm sóc cháu. Từ nhận định trên, bản án quyết định giao con chung là cháu Minh cho chị Nga trực tiếp chăm sóc, nuôi dƣỡng.
Ví dụ 2: Bản án số 22/2015/HNGĐ-ST ngày 20/07/2015 của TAND quận
Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội giải quyết vụ án “Xin ly hôn” giữa nguyên đơn là chị Vũ Thị Hiển và bị đơn là anh Nguyễn Hữu Hoàn. Anh Hoàn, chị Hiển có một con chung là cháu Nguyễn An Huy, sinh năm 2003. Tại thời điểm Tòa án xét xử, cháu Huy đƣợc 12 tuổi. Ly hôn, anh Hoàn và chị Hiển đều có nguyện vọng đƣợc nuôi con. Chị Hiển là giáo viên có thu nhập ổn định. Anh Hoàn là lao động tự do. Quá trình Tòa án giải quyết vụ án đã có biên bản lấy ý kiến của cháu Huy, cháu có ý kiến muốn đƣợc ở với mẹ. Bản án sơ thẩm nhận định việc giao con cho ai nuôi xuất phát từ quyền lợi của đứa trẻ và mong muốn của cháu. Cháu Huy có nguyện vọng muốn đƣợc ở với mẹ vì cháu ở với mẹ từ bé và cũng đang theo học tại trƣờng học gần nhà chị Hiển. Từ nhận định trên, bản án quyết định giao con chung là cháu Huy cho chị Hiển trực tiếp chăm sóc, nuôi dƣỡng.
Ví dụ 3: Bản án số 29/2015/HNGĐ-ST ngày 28/09/2015 của TAND quận
Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội giải quyết vụ án “Xin ly hôn” giữa nguyên đơn là chị Lê Thu Hà và bị đơn là anh Trần Quốc Đạt. Anh Đạt, chị Hà có hai con chung là cháu Trần Lê Hà My, sinh năm 2007 và cháu Trần Lê Vinh, sinh năm 2009. Tại thời điểm Tòa án xét xử, cháu My đƣợc 08 tuổi, cháu Vinh đƣợc 06 tuổi. Ly hôn, anh Đạt và chị Hà đều có nguyện vọng đƣợc nuôi cả hai con. Bản án sơ thẩm nhận định, yêu cầu xin nuôi con của các đƣơng sự là chính đáng. Song việc giao con chung cho bố hay mẹ nuôi xuất phát từ quyền lợi các con, tránh gây ảnh hƣởng, xáo trộn cuộc sống, sự sinh hoạt phát triển bình thƣờng cả về thể chất lẫn tinh thần của các cháu. Cháu Vinh, cháu My có độ tuổi gần nhau, hàng ngày các cháu cùng sinh hoạt một nhà, vừa là bạn vừa là chị em gần gũi. Từ nhận định trên, bản án quyết định giao con chung là cháu Vinh và cháu My cho chị Hà trực tiếp chăm sóc, nuôi dƣỡng.
Ví dụ 4: Bản án số 22/2015/HNGĐ-ST ngày 20/07/2015 của TAND quận
Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội giải quyết vụ án “Xin ly hôn” giữa nguyên đơn là chị Vũ Thị Hiển và bị đơn là anh Nguyễn Hữu Hoàn. Anh Hoàn, chị Hiển có một con chung là cháu Nguyễn An Huy, sinh năm 2003. Tại thời điểm Tòa án xét xử, cháu Huy đƣợc 12 tuổi. Ly hôn, anh Hoàn và chị Hiển đều có nguyện vọng đƣợc nuôi con. Chị Hiển là giáo viên có thu nhập ổn định. Anh Hoàn là lao động tự do. Quá trình Tòa án giải quyết vụ án đã có biên bản lấy ý kiến của cháu Huy, cháu có ý kiến muốn đƣợc ở với mẹ. Bản án sơ thẩm nhận định việc giao con cho ai nuôi xuất phát từ quyền lợi của đứa trẻ và mong muốn của cháu. Cháu Huy có nguyện vọng muốn đƣợc ở với mẹ vì cháu ở với mẹ từ bé và cũng đang theo học tại trƣờng học gần nhà chị Hiển. Từ nhận định trên, bản án quyết định giao con chung là cháu Huy cho chị Hiển trực tiếp chăm sóc, nuôi dƣỡng.
Ví dụ 5: Bản án số 17/2014/HNGĐ-ST ngày 04/12/2014 của TAND quận
Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội giải quyết vụ án “Tranh chấp tài sản chung sau ly hôn” giữa nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Thơm và bị đơn là ông Dƣơng Văn
Mây. Ngƣời có quyền lợi liên quan là anh Dƣơng Anh Tuấn và anh Dƣơng Anh Dũng, là con chung của ông Mây, bà Thơ. Quan hệ pháp luật tranh chấp là yêu
cầu chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là diện tích đất nông nghiệp mang tên hộ gia đình bốn ngƣời: ông Mây, bà Thơm, anh Dũng, anh Tuấn. Tại thời điểm Tòa án xét xử, anh Dƣơng Anh Dũng sinh năm 1997 – là ngƣời chƣa thành niên. Trong quá trình giải quyết vụ án, ông Dƣơng Văn Mây đƣợc xác định là ngƣời đại diện hợp pháp của anh Dũng. Tại bản tự khai và các biên bản hòa giải, anh Dũng có ý kiến yêu cầu đƣợc chia ¼ diện tích đất nông nghiệp nói trên. Bản án sơ thẩm nhận định, việc anh Dũng yêu cầu đƣợc chia ¼ diện tích đất nông nghiệp mang tên hộ gia đình anh là hợp pháp. Từ nhận định trên, bản án quyết định giao cho anh Dũng đƣợc sử dụng ¼ diện tích đất nông nghiệp nói trên.
Ví dụ 6: Bản án số 02/2015/DSST ngày 05/6/2015 của Tòa án nhân dân
quận Bắc Từ Liêm giải quyết vụ án “Tranh chấp quyền sử dụng đất” giữa
nguyên đơn là ông Nguyễn Văn Quý, bị đơn là ông Nguyễn Quốc Hùng. Ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án là anh Nguyễn Đức Anh và anh Nguyễn Quốc Việt, bà Nguyễn Thị Tiềm, ông Nguyễn Quang Tuấn, ông Nguyễn Kim Oanh, ông Nguyễn Văn Khanh. Tại thời điểm Tòa án xét xử, anh Nguyễn Đức Anh sinh năm 1997 – là ngƣời chƣa thành niên. Nội dung tranh chấp là phần diện tích đất có căn nhà mà anh Hùng, anh Việt, anh Đức Anh đang sinh sống. Bản án tuyên chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, buộc ông Hùng, anh Đức Anh, anh Việt giao nhà đất cho ông Quý. Đồng thời buộc ông Quý thanh toán giá trị nhà và công sức trên đất là 531.327.000đ cho ông Hùng, anh Việt và anh Đức Anh.
Từ những ví dụ vụ án dân sự có đƣơng sự là NCTN mà tác giả đƣa ra trên đây, có thể thấy NCTN là đƣơng sự trong lĩnh vực Hôn nhân và gia đình chiếm tỉ lệ lớn. Phần lớn, NCTN trong những vụ án ly hôn là con chung của các bên đƣơng sự. Việc Tòa án giải quyết một vụ án ly hôn bao hàm trong đó ba mối quan hệ pháp luật, gồm quan hệ hôn nhân, quan hệ tài sản chung và quan hệ về nuôi con chung. Vì vậy, con chung của nguyên đơn, bị đơn trong vụ án ly hôn có thể đƣợc xem nhƣ ngƣời liên quan trong vụ án. Bởi một bản án, quyết định
con chung (nếu các bên đƣơng sự có con chung). Bên cạnh đó, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng quy định, khi giải quyết ly hôn Tòa án phải hỏi ý kiến con chung trên 07 tuổi. Trong trƣờng hợp này, con chung có quyền đƣợc đƣa ra ý kiến về việc cháu muốn ở với ai và ý kiến này đƣợc xem xét tƣơng đƣơng với ý kiến của các bên đƣơng sự khác. Đây chính là nội dung bảo đảm quyền bình đẳng của đƣơng sự là NCTN trong giai đoạn hòa giải và chuẩn bị xét xử. Quy định này nhằm bảo đảm việc giao con chung phù hợp với điều kiện phát triển tốt nhất cho NCTN (Tòa án không giải quyết vấn đề con chung nếu con từ đủ mƣời tám tuổi trở lên). Nói cách khác, quy định này nhằm bảo đảm quyền trẻ em, quyền con ngƣời của NCTN. Các bản án ví dụ nhƣ đã nêu trên cho thấy, dù con chung chƣa thành niên có thể không đƣa ra ý kiến, hoặc có ý kiến tại bản khai về nguyện vọng ở với ai sau ly hôn, thì việc giải quyết vấn đề nuôi con chung trƣớc hết phải ƣu tiên quyền lợi của NCTN.
Ngoài ra, trong một số trƣờng hợp, NCTN có thể tham gia tố tụng trong những vụ án dân sự, kinh doanh thƣơng mại, lao động…với nhiều tƣ cách tố tụng khác nhau. Họ có thể tự mình tham gia tố tụng hoặc có ngƣời đại diện tham gia tố tụng nhƣ trƣờng hợp ví dụ 5, ví dụ 6. Tuy nhiên, tƣ cách tố tụng của họ bình đẳng với các đƣơng sự khác trong vụ án. Họ có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ tố tụng nhƣ đƣơng sự đã thành niên. Trong suốt quá trình tố tụng, dù trực tiếp hay thông qua ngƣời đại diện, NCTN vẫn đƣợc bảo đảm những quyền con ngƣời trong TTDS nhƣ quyền đƣa ra chứng cứ, quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ…Bên cạnh việc bảo đảm sự bình đẳng giữa NCTN và các đƣơng sự khác thì việc giải quyết vụ án có đƣơng sự là NCTN cũng xem xét đến yếu tố ƣu tiên bảo đảm quyền trẻ em, quyền con ngƣời của NCTN.