Bảo đảm quyền con người của người chưa thành niên trong hoạt động hòa giải và thu thập chứng cứ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo đảm quyền con người của người chưa thành niên trong tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 48 - 53)

động hòa giải và thu thập chứng cứ

* Bảo đảm quyền con người của NCTN trong hoạt động hòa giải gắn liền với bảo đảm quyền được đối xử bình đẳng trước Tòa án

Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, Tòa án tiến hành hòa giải để các bên đƣơng sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không hòa giải đƣợc hoặc không tiến hành hòa giải đƣợc. Điều 181 BLTTDS năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011 quy định về những vụ án dân sự không đƣợc hòa giải gồm: Yêu cầu đòi bồi thường gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước; Những vụ án dân sự phát sinh từ những giao dịch trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội. Bên cạnh đó, Điều 182 BLTTDS năm 2004, sửa đổi bổ sung năm

2011 quy định về những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải đƣợc: Bị đơn đã

được Tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai nhưng vẫn cố tình vắng mặt; Đương sự không thể tham gia hòa giải vì lý do chính đáng; Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn mà mất năng lực hành vi dân sự.

Hoạt động hòa giải của Tòa án có ý nghĩa giúp các bên đƣơng sự có thể thỏa thuận đƣợc với nhau về việc giải quyết vụ án, tránh để vụ án kéo dài và cũng bảo đảm quyền lợi cho các bên đƣơng sự. Đặc biệt trong vụ án có sự tham gia của đƣơng sự là NCTN, việc Tòa án tiến hành hòa giải có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm quyền con ngƣời của NCTN nói riêng và quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự nói chung. Khi NCTN tham gia tố tụng trong vụ án dân sự, họ là nhóm đối tƣợng cần đƣợc ƣu tiên bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp hơn cả. Bởi lẽ, NCTN chƣa có đƣợc sự phát triển đầy đủ về tâm sinh lý và khả năng nhận thức nên họ thuộc nhóm đối tƣợng cần đƣợc pháp luật ƣu tiên bảo vệ. Hoạt động hòa giải của Tòa án trong vụ án dân sự có đƣơng sự là NCTN, vì vậy, có vai trò và ý nghĩa quan trọng.

NCTN có thể tham gia hòa giải tại Tòa án theo những trƣờng hợp sau : + Đối với trƣờng hợp đƣơng sự là ngƣời từ đủ mƣời lăm tuổi đến chƣa đủ mƣời tám tuổi không mất năng lực hành vi dân sự, không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự đã tham gia lao động theo hợp đồng lao động hoặc giao dịch dân sự bằng tài sản riêng của mình, thì họ có thể tự mình tham gia phiên hòa giải;

+ Đối với trƣờng hợp đƣơng sự là ngƣời chƣa thành niên (trừ trƣờng hợp nêu trên), do những ngƣời này không có năng lực hành vi tố tụng dân sự, nên

ngƣời đại diện hợp pháp của họ tham gia phiên hòa giải.

Khi nói đến bảo đảm quyền con ngƣời của NCTN trong giai đoạn hòa giải tại Tòa án, cũng đồng nghĩa với vấn đề quyền đƣợc đối xử bình đẳng – quyền con ngƣời trong TTDS. Điều 14 Công ƣớc quốc tế các quyền về dân sự và chính trị ghi rõ: “Mọi người đều bình đẳng trước các Tòa án và các cơ quan tài

phán…”. Vấn đề này đƣợc thể hiện trong Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam,

trong phần những nguyên tắc cơ bản quy định, mọi công dân đều bình đẳng trƣớc pháp luật [38, Điều 8]. Kế thừa tinh thần này, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 đã quy định rõ ràng hơn nhƣ sau: Tòa án giải quyết vụ việc dân sự theo nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, trình độ văn hoá, nghề

nghiệp, địa vị xã hội; cá nhân, cơ quan, tổ chức đều bình đẳng trước Tòa án. Cụ

thể, khi Tòa án tiến hành hòa giải cũng bảo đảm quyền bình đẳng giữa các bên đƣơng sự khi đƣa ra ý kiến về việc giải quyết vụ án. Quyền bình đẳng giữa các đƣơng sự khi tham gia hòa giải là việc họ có quyền đƣa ra những ý kiến về nội dung tranh chấp và đề xuất những phƣơng án giải quyết. Cơ sở để các bên đƣơng sự đề xuất các vấn đề nhằm giải quyết vụ án hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí và quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Đặc thù của việc bảo đảm quyền bình đẳng của NCTN trong hòa giải đó là việc họ có thể tự mình hoặc thông qua ngƣời đại diện hợp pháp tham gia hòa giải, nhƣ đã trình bày ở trên. Việc NCTN có thể có ngƣời đại diện hợp pháp thay họ tham gia phiên hòa giải thể hiện quyền đƣợc đối xử bình đẳng giữa các bên đƣơng sự. Ở đây, cần phải hiểu “bình đẳng” không có nghĩa là các đƣơng sự đƣợc đối xử một cách “ngang hàng”, “bằng nhau”…mà phải hiểu theo hƣớng, NCTN do không có khả năng nhận thức đầy đủ nhƣ những ngƣời đã thành niên khác, nên việc họ có ngƣời đại diện tham gia hòa giải chính là sự đối xử công bằng. Trƣờng hợp NCTN tự mình tham gia hòa giải, Tòa án vẫn cần triệu tập ngƣời đại diện hợp pháp của họ đến chứng kiến. Điều này sẽ giúp cho NCTN yên tâm hơn và có chỗ dựa để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

kiến, bày tỏ quan điểm của mình.

* Bảo đảm quyền con người của NCTN trong hoạt động thu thập chứng cứ gắn liền với bảo đảm quyền được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp :

- Bảo đảm quyền con người của NCTN trong hoạt động thu thập chứng cứ.

Theo quy định của Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, nghĩa vụ chứng minh thuộc về đƣơng sự. Cụ thể, tại Điều 79 BLTTDS năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011 quy định về các trƣờng hợp đƣơng sự đƣa ra yêu cầu hoặc phản đối yêu cầu của ngƣời khác đối với mình phải đƣa ra chứng cứ chứng minh yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Trong trƣờng hợp đƣơng sự không chứng minh đƣợc hoặc chứng minh không đầy đủ thì phải chịu hậu quả về việc không chứng minh hoặc chứng minh không đầy đủ đó. Khác với lĩnh vực giải quyết các vụ án hình sự, trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng, trong vụ án dân sự, trách nhiệm chứng minh thuộc về đƣơng sự. Xuất phát từ việc đƣơng sự tham gia tố tụng trong vụ án dân sự nhằm yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ (trong một số trƣờng hợp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khác). Vì vậy, đƣơng sự cần đƣa ra những căn cứ thể hiện yêu cầu của mình là chính đáng và hợp pháp. Tuy nhiên, trong một số trƣờng hợp vì lý do khách quan mà đƣơng sự không có điều kiện thu thập chứng cứ thì có thể đề nghị Tòa án thu thập chứng cứ cho mình. Đối với NCTN trong tố tụng dân sự, việc Tòa án lấy lời khai của họ chính là những căn cứ đầu tiên để đƣơng sự là NCTN đƣa ra những căn cứ chứng minh quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Việc Tòa án lấy lời khai của đƣơng sự là NCTN có những đặc thù khác biệt so với việc lấy lời khai của đƣơng sự đã thành niên. Tại Điều 6, Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của HĐTP TANDTC hƣớng dẫn thi hành một số quy định về “Chứng minh và chứng cứ” của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011 quy định về thủ tục lấy lời khai đối với đƣơng sự là NCTN nhƣ sau:

thì việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người này tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện. Trong trường hợp lấy lời khai của họ thì phải có mặt người đại diện hợp pháp của họ và người đại diện hợp pháp của họ phải ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào biên bản ghi lời khai.”

Nhƣ vậy, thủ tục lấy lấy lời khai của đƣơng sự là NCTN phải đƣợc tiến hành với sự có mặt của ngƣời đại diện theo pháp luật hoặc ngƣời đang thực hiện việc quản lý, trông nom ngƣời đó. Do NCTN chƣa có đƣợc sự phát triển đầy đủ về thể chất cũng nhƣ tâm sinh lý nên họ cần thiết phải đƣợc hỗ trợ từ những ngƣời thân, ngƣời giám hộ khi tham gia tố tụng tại Tòa án. Việc pháp luật quy định Tòa án chỉ tiến hành lấy lời khai của NCTN khi có sự chứng kiến của ngƣời giám hộ của họ nhằm bảo đảm đƣơng sự là NCTN có đƣợc sự thoải mái, an tâm hơn; tránh việc vi phạm các quyền của đƣơng sự là NCTN.

Trong quá trình giải quyết một vụ việc dân sự tại Tòa án, việc lấy lời khai hoặc đƣơng sự tự khai qua bản tự khai là bƣớc đầu tiên để ghi nhận ý kiến của các bên đƣơng sự về việc giải quyết vụ án. Sau đó, đƣơng sự sẽ cung cấp cho Tòa án những chứng cứ chứng minh yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Trong trƣờng hợp không thể tự cung cấp đƣợc, đƣơng sự có thể yêu cầu Tòa án xác minh thu thập chứng cứ. Quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ cũng đƣợc tiếp tục kế thừa và khẳng định rõ nét hơn theo quy định tại Điều 100 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 về “yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp chứng cứ”.

Bên cạnh đó, nếu trƣờng hợp đƣơng sự đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập chứng cứ mà vẫn không thể tự mình thu thập đƣợc thì có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lƣu giữ chứng cứ cung cấp chứng cứ cho mình hoặc tiến hành thu thập chứng cứ nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự đúng đắn.

Đƣơng sự yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ phải làm đơn ghi rõ vấn đề cần chứng minh; chứng cứ cần thu thập; lý do vì sao tự mình không thu thập

đƣợc; họ, tên, địa chỉ của cá nhân, tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức đang quản lý, lƣu giữ chứng cứ cần thu thập đó.

Đối với đƣơng sự là NCTN, việc họ tự mình cung cấp các tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền và lợi ích hợp pháp của mình có thể gặp nhiều khó khăn. Bởi đƣơng sự là NCTN chƣa có các điều kiện về kiến thức pháp luật, kiến thức xã hội, khả năng tài chính...để có thể chuẩn bị những tài liệu, chứng cứ mà Tòa án yêu cầu. Khi đó, quyền được trợ giúp pháp lý trở là một quyền quan trọng giúp đƣơng sự là NCTN bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

- Bảo đảm quyền được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, quyền được trợ giúp pháp lý của NCTN trong TTDS:

Việc đƣơng sự đƣa ra những chứng cứ chứng minh cho quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong một quan hệ pháp luật dân sự có tranh chấp là việc đƣơng sự thực hiện quyền con ngƣời của mình trong TTDS. Điểm d khoản 3 Điều 14 Công ƣớc quốc tế các quyền về dân sự và chính trị quy định mọi ngƣời có quyền đƣợc “tự bào chữa hoặc thông qua sự trợ giúp pháp lý…”. Quy định này nếu đƣợc hiểu theo nghĩa rộng và áp dụng trong pháp luật tố tụng dân sự có thể hiểu là quyền tự mình hoặc thông qua sự trợ giúp pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân. Bên cạnh đó, Điều 58 BLTTDS năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011 quy định về các quyền, nghĩa vụ của đƣơng sự cũng quy định đƣơng sự có quyền tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình. Nhƣ vậy, quyền đƣợc bảo vệ quyền và lợi ích hợp

pháp là một trong những quyền con ngƣời trong tố tụng và đƣợc pháp luật Việt Nam ghi nhận.

Đối với trƣờng hợp đƣơng sự trong vụ án dân sự là NCTN, do khả năng nhận thức và hiểu biết pháp luật còn hạn chế, việc bảo đảm quyền đƣợc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ là rất quan trọng. Đối với vấn đề này, Pháp luật TTDS Việt Nam đã có những quy định về trợ giúp pháp lý nhằm bảo vệ một cách tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo đảm quyền con người của người chưa thành niên trong tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)