quyền, độc lập và không thiên vị của người chưa thành niên trong tố tụng dân sự
Điều 14 Công ƣớc quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 ghi nhận về quyền đƣợc xét xử theo pháp luật bởi tòa án có thẩm quyền, độc lập và không thiên vị nhƣ một quyền con ngƣời cơ bản. Cụ thể, Điều luật quy định mọi
người đều có quyền được xét xử công bằng và công khai bởi một toà án có thẩm quyền, độc lập, không thiên vị và được lập ra trên cơ sở pháp luật để quyết định về lời buộc tội người đó trong các vụ án hình sự, hoặc để xác định quyền và
nghĩa vụ của người đó trong các vụ kiện dân sự. Trong Pháp luật TTDS Việt
Nam, vấn đề này nằm trong những nguyên tắc cơ bản của BLTTDS.
Điều 4 BLTTDS năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011 quy định về quyền đƣợc xét xử bởi một Tòa án có thẩm quyền: “Cá nhân, cơ quan, tổ chức....có
quyền khởi kiện, quyền yêu cầu...tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình...”
Vấn đề bảo đảm về thẩm quyền là một trong những căn cứ bảo đảm quyền khởi kiện của NCTN trong TTDS. Mặc dù vậy, thực tiễn xét xử có nhiều trƣờng hợp Tòa án sau khi thụ lý vụ án mới phát sinh những thay đổi về thẩm quyền hoặc có tranh chấp về thẩm quyền giữa các Tòa án. Vì vậy, bảo đảm quyền đƣợc xét xử bởi một Tòa án có thẩm quyền là vấn đề cần xem xét trong suốt quá trình tố tụng.
Đƣơng sự tham gia tố tụng tại Tòa án, trong đó có đƣơng sự là NCTN, có nguyện vọng đƣợc Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Để có thể bảo vệ đƣợc quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự, Tòa án phải có thẩm quyền tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật. Vì vậy, pháp luật tố tụng dân sự mới quy định về thẩm quyền xét xử các loại vụ án của Tòa án các cấp. Quy định về thẩm quyền một mặt giúp xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn xét xử; mặt khác giúp tránh đƣợc sự chồng chéo giữa các Tòa án. Qua đó cũng giúp các đƣơng sự có điều kiện tốt hơn để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự nói chung và đƣơng sự là NCTN nói riêng.
Quy định về thẩm quyền của Tòa án đƣợc xác định theo các trƣờng hợp: Thẩm quyền theo các cấp [38 Điều 33, Điều 34] và thẩm quyền theo lãnh thổ [38, Điều 35]. Ngoài ra, còn một trƣờng hợp nữa là thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, ngƣời yêu cầu. Nhìn chung, những quy định này của pháp luật đã giúp hệ thống Tòa án có đƣợc thẩm quyền pháp lý để giải quyết các quan hệ tranh chấp pháp luật dân sự trong xã hội, bảo đảm khả năng xét xử của Tòa án. Điều này cũng thể hiện sự tƣơng thích với pháp luật quốc tế về quyền con ngƣời là quyền đƣợc xét xử bởi một Tòa án có thẩm quyền.
Đối với hoạt động bảo đảm quyền đƣợc xét xử bởi một Tòa án có thẩm quyền của NCTN, một trong những vấn đề đƣợc quan tâm hiện nay là thành lập mô hình Tòa án gia đình và ngƣời chƣa thành niên. Xét trên bối cảnh thực tế hoạt động tố tụng đối với NCTN ở nƣớc ta hiện nay, các cơ chế pháp luật chủ yếu mới quan tâm trong lĩnh vực tố tụng hình sự. Trong lĩnh vực tố tụng dân sự có sự tham gia của NCTN, việc xây dựng một mô hình tố tụng còn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Điều này chƣa thực sự bảo đảm đƣợc quyền trẻ em, quyền con ngƣời của NCTN trong lĩnh vực tƣ pháp.
Nhƣ đã trình bày ở phần trên, NCTN thuộc nhóm đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng trong xã hội. Do các đặc điểm về thể chất, tâm sinh lý...của NCTN chƣa phát triển đầy đủ nhƣ ngƣời trƣởng thành. Vì vậy, việc không có một quy trình tố tụng giúp bảo đảm quyền lợi cho NCTN trong TTDS là một điểm bất cập không nhỏ. Do đặc thù của bảo đảm quyền con ngƣời của NCTN không những là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ, mà còn gắn liền với việc bảo vệ quyền trẻ em, quyền đƣợc chăm sóc, giúp đỡ...của NCTN. Từ đó, có thể thấy việc thành lập mô hình Tòa án gia đình và ngƣời chƣa thành niên là mục tiêu cấp thiết, đáp ứng nhu cầu xã hội cũng nhƣ thực trạng tố tụng ở nƣớc ta hiện nay.
Điều 12 BLTTDS năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011 quy định về quyền đƣợc xét xử bởi một Tòa án độc lập và không thiên vị “Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật...”
Nguyên tắc “Độc lập xét xử” là một trong những nguyên tắc cơ bản của
Pháp luật TTDS Việt Nam. “Độc lập xét xử” là nói đến việc Hội đồng xét xử xét xử những vụ án một cách độc lập về ý chí và không thể bị tác động từ các yếu tố bên ngoài. Xuất phát từ việc Tòa án xét xử nhằm đƣa ra một phán quyết khách quan, công bằng nên khi xét xử Tòa án cần đƣợc bảo đảm hoàn toàn độc lập, không bị tác động đến ý chí. Để bảo đảm cho nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, BLTTDS năm 2015 cũng quy định nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử
của Thẩm phán, Hội thẩm. Đây cũng là nguyên tắc xét xử không chỉ ở riêng
Việt Nam mà còn là nguyên tắc xét xử ở mọi nền tố tụng trên thế giới.
Tính chất “không thiên vị” trong việc bảo đảm quyền con ngƣời trong TTDS nhằm thể hiện sự công bằng, Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên nhƣ nhau và không ƣu ái cho bất kỳ bên nào. Về bản chất, đây chính là nội dung của việc Tòa án xét xử “chỉ tuân theo pháp luật” trong Pháp luật TTDS Việt Nam. Việc Tòa án xét xử không nhằm bảo vệ cho riêng một bên, mà chỉ đơn thuần dựa trên các quy định của pháp luật để giải quyết vụ án một cách đúng đắn. Điều này càng có ý nghĩa trong vụ án dân sự có đƣơng sự là NCTN. Bởi NCTN trong tố tụng dân sự thƣờng bị hạn chế hơn các đƣơng sự khác về khả năng nhận thức, kiến thức pháp luật...nên việc Tòa án không thiên vị và chỉ giải quyết theo pháp luật là góp phần bảo đảm quyền con ngƣời của NCTN.