Thực trạng pháp luật về bảo đảm quyền khởi kiện của người chưa thành niên trong tố tụng dân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo đảm quyền con người của người chưa thành niên trong tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 34 - 39)

chưa thành niên trong tố tụng dân sự

Bảo đảm quyền khởi kiện của NCTN trong TTDS là hoạt động của Cơ quan tiến hành tố tụng bảo đảm cho đƣơng sự là NCTN có điều kiện thực hiện quyền khởi kiện của mình. Để có điều kiện thực hiện quyền khởi kiện, ngƣời khởi kiện cần đáp ứng đƣợc những điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Đồng thời, Tòa án thụ lý đơn khởi kiện cũng phải đáp ứng về thẩm quyền để có thể giải quyết việc kiện trên. Những bảo đảm đó đƣợc thể hiện qua những quy định trong BLTTDS năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011, cụ thể nhƣ sau:

* Bảo đảm điều kiện khởi kiện của NCTN trong TTDS:

Quyền khởi kiện có thể hiểu theo nghĩa rộng bao gồm quyền khởi kiện của Nguyên đơn, quyền yêu cầu phản tố của Bị đơn và quyền yêu cầu độc lập của Ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án. Đối với NCTN khi khởi kiện vụ án dân sự, do họ chƣa có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ, nên họ thực hiện quyền khởi kiện của mình thông qua ngƣời đại diện theo pháp luật. Hoặc trong trƣờng hợp họ không bị mất năng lực hành vi dân sự mà có độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi, họ tự mình khởi kiện vụ án có quan hệ tranh chấp là lao động, kinh doanh thƣơng mại...mà họ tham gia.

Tuy nhiên, dù NCTN có ngƣời đại diện theo pháp luật hay tự mình tham gia pháp luật tố tụng, để có tƣ cách Nguyên đơn trong vụ án, họ phải đáp ứng những điều kiện sau:

Thứ nhất, để có tƣ cách nguyên đơn trong vụ án dân sự, NCTN phải tham

gia vào quan hệ pháp luật dân sự (bao gồm các quan hệ dân sự, lao động, hôn nhân và gia đình...) có tranh chấp đó. Đối với NCTN thì có thể loại trừ khả năng họ tham gia khởi kiện để bảo đảm lợi ích công cộng, lợi ích Nhà nƣớc vì để có khả năng này họ phải có trách nhiệm phụ trách, quản lý lĩnh vực đó.

Thứ hai, NCTN khi khởi kiện vụ án dân sự với mục đích yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Vì vậy, họ phải có nghĩa vụ xác định đƣợc lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Nếu không xác định đƣợc lợi ích hợp pháp bị xâm phạm là gì thì không thể đặt ra vấn đề khởi kiện.

Thứ ba, yêu cầu khởi kiện của NCTN phải đƣợc thể hiện qua đơn khởi

kiện gửi Tòa án. Hình thức và nội dung của đơn khởi kiện phải đáp ứng theo yêu cầu của pháp luật đƣợc quy định tại Điều 164 BLTTDS. Đối với trƣờng hợp đƣơng sự là NCTN khi làm đơn khởi kiện có một số đặc điểm riêng nhƣ họ có thể nhờ ngƣời đại diện theo pháp luật làm đơn hộ hoặc tự mình làm đơn nhƣng phải có xác nhận (ký tên, điểm chỉ..) của ngƣời đại diện theo pháp luật.

Ngoài đơn khởi kiện, trong từng vụ án cụ thể, Tòa án cũng yêu cầu ngƣời khởi kiện cung cấp các tài liệu, chứng cứ kèm theo. Những tài liệu, chứng cứ này là những căn cứ để Tòa án xem xét có chấp nhận đơn khởi kiện hay không, hoặc là căn cứ để Tòa án giải quyết vụ án. Tùy theo quan hệ pháp luật tranh chấp cụ thể, những giấy tờ, tài liệu nộp kèm đơn khởi kiện có thể là sổ hộ khẩu, hợp đồng lao động, giấy khai sinh, chứng minh thƣ nhân dân...

Đơn khởi kiện của ngƣời khởi kiện có thể nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua đƣờng bƣu điện. Thủ tục nhận đơn khởi kiện của Tòa án có thể dẫn đến các kết quả: Nhận đơn và thụ lý vụ án; chuyển đơn đến Tòa án có thẩm quyền hoặc trả lại đơn khởi kiện. Điều 168 BLTTDS năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011 quy định về trả lại đơn khởi kiện. Quy định này không hạn chế quyền khởi kiện của công dân, mà ngƣợc lại, đó là cơ sở cho việc công dân xác định đƣợc việc khởi kiện của mình có căn cứ hay không. Việc trả lại đơn khởi kiện của Tòa án có thể bị khiếu nại, kiến nghị.

Bên cạnh những yêu cầu về điều kiện khởi kiện, việc bảo đảm quyền phản tố và quyền yêu cầu độc lập cũng là những nội dung nằm trong vấn đề bảo đảm quyền khởi kiện của đƣơng sự. NCTN tham gia trong tố tụng dân sự, chủ yếu thông qua chế định ngƣời đại diện theo pháp luật. Khi NCTN là ngƣời bị kiện, hoặc họ có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong trong một vụ án dân sự, thì ngƣời

đại diện theo pháp luật của họ tham gia tố tụng với tƣ cách bị đơn hoặc ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Đối với quyền yêu cầu phản tố bị đơn cần đáp ứng đƣợc những điều kiện đƣợc quy định tại Điều 176 BLTTDS năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011 và thực hiện cùng với việc nộp văn bản ghi ý kiến của mình về yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Yêu cầu phản tố của bị đơn trong vụ án chỉ đƣợc chấp nhận khi nó bù trừ nghĩa vụ với nguyên đơn, hoặc yêu cầu này loại bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, hoặc yêu cầu này giúp việc giải quyết vụ án đƣợc dễ dàng hơn.

Yêu cầu độc lập của ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án có thể đƣợc xác định bởi Tòa án hoặc chính bản thân đƣơng sự, khi xét thấy việc giải quyết vụ án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.

Ý nghĩa của những quy định về điều kiện khởi kiện của NCTN chính là bƣớc đầu trong việc bảo đảm quyền khởi kiện của NCTN trong TTDS. Bởi khi thực hiện tốt những quy định này, đƣơng sự có điều kiện để chuẩn bị trong việc tham gia tố tụng và tránh việc Tòa án phải trả lại đơn khởi kiện do thiếu điều kiện khởi kiện.

* Thẩm quyền của Tòa án thụ lý đơn khởi kiện:

Tòa án chỉ thụ lý và giải quyết các tranh chấp đƣợc quy định tại các Điều 25, 27, 29, 31 BLTTDS năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011. Đó là những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh doanh thƣơng mại...mà gọi chung là tranh chấp dân sự. Ngoài thẩm quyền về loại việc, thẩm quyền của Tòa án khi giải quyết các vụ án dân sự còn chia theo thẩm quyền về cấp và thẩm quyền theo lãnh thổ.

Quy định về thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự có ý nghĩa bảo đảm cho đƣơng sự có điều kiện thực hiện quyền khởi kiện của mình. Khi đó, đƣơng sự xác định đƣợc Tòa án nào có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp của mình, đồng thời có ý nghĩa phân định rõ ràng, tránh chồng chéo thẩm quyền giữa các Tòa án. Ngoài ra, việc quy định về thẩm quyền cũng

hạn chế việc các Tòa án lấy lý do thẩm quyền để từ chối giải quyết vụ án và đùn đẩy cho Tòa án khác.

Trong quy định về thẩm quyền của Tòa án nhằm bảo đảm quyền khởi kiện, pháp luật tố tụng dân sự có quy định về quyền thỏa thuận lựa chọn Tòa án của đƣơng sự để giải quyết vụ án dân sự. Ý nghĩa của quy định này nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho đƣơng sự để họ thực hiện quyền khởi kiện của mình. Nói cách khác, đây là quy định thể hiện rõ nét vấn đề bảo đảm quyền khởi kiện – quyền con ngƣời của đƣơng sự trong tố tụng dân sự.

* Một số quy định cụ thể nhằm bảo đảm quyền khởi kiện của NCTN trong TTDS:

- Quy định về quyền đƣợc trợ giúp pháp lý, quyền có ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự:

Đƣơng sự khởi kiện ra Tòa án nhằm đƣợc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên, không phải ai cũng có kiến thức pháp luật để tự mình bảo đảm quyền lợi của mình một cách tốt nhất. Đặc biệt là nhóm đối tƣợng ngƣời chƣa thành niên thì khả năng nhận thức của họ còn hạn chế, thiếu kiến thức pháp luật. Vì vậy, đƣơng sự nói chung và đƣơng sự là ngƣời chƣa thành niên nói riêng có quyền có ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ. Đối với ngƣời chƣa thành niên, hầu hết họ chƣa có khả năng tài chính nên họ là một trong những đối tƣợng cần đƣợc Nhà nƣớc trợ giúp pháp lý. Ví dụ trong vụ án hình sự, khi bị cáo là ngƣời chƣa thành niên phạm tội thì Nhà nƣớc sẽ chỉ định luật sƣ bào chữa từ các Trung tâm trợ giúp pháp lý.

Quy định về Quyền có ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, Quyền đƣợc trợ giúp pháp lý là điều kiện bảo đảm cho đƣơng sự thực hiện quyền khởi kiện của mình đƣợc tốt hơn.

- Quy định về hình thức và nội dung đơn khởi kiện, các tài liệu, chứng cứ nộp cùng đơn khởi kiện:

Hình thức và nội dung đơn khởi kiện đƣợc quy định tại Điều 164 BLTTDS năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011. Theo đó, đơn khởi kiện cần đảm bảo chứa đựng những thông tin cơ bản về ngƣời khởi kiện và yêu cầu khởi

kiện. Đối với trƣờng hợp ngƣời chƣa thành niên khi làm đơn khởi kiện tại Tòa án có một số ngoại lệ nhƣ họ có thể nhờ ngƣời đại diện theo pháp luật viết đơn khởi kiện hộ hoặc tự mình viết đơn khởi kiện nhƣng cần có chữ ký xác nhận của ngƣời đại diện theo pháp luật ở cuối đơn.

Ngoài đơn khởi kiện thì tài liệu, chứng cứ nộp cùng đơn khởi kiện cũng là căn cứ để Tòa án xem xét yêu cầu khởi kiện của đƣơng sự. Tùy từng quan hệ pháp luật cụ thể mà tài liệu, chứng cứ nộp cùng đơn khởi kiện cũng khác nhau. Đối với những vụ án lao động, kinh doanh thƣơng mại...thì tài liệu nộp cùng đơn khởi kiện có thể là hợp đồng, giấy phép đăng ký kinh doanh...Hoặc trong vụ án hôn nhân và gia đình thì những tài liệu bắt buộc phải có nhƣ Giấy chứng nhận kết hôn, giấy khai sinh...Trƣờng hợp tài liệu, chứng cứ nộp cùng đơn khởi kiện chƣa đủ thì Tòa án có thể ra Thông báo bổ sung đơn khởi kiện. Một mặt, quy định này giúp Tòa án thuận lợi hơn trong việc xử lý đơn khởi kiện. Nhƣng mặt khác, đó cũng là quy định giúp đƣơng sự chủ động hơn trong việc chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, qua đó cũng là một biện pháp bảo đảm quyền khởi kiện của đƣơng sự.

- Quy định về miễn giảm tiền tạm ứng án phí, án phí:

Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án năm 2009 có quy định về các trƣờng hợp miễn giảm tiền tạm ứng án phí, lệ phí. Quy định này thể hiện sự nhân đạo trong pháp luật của Nhà nƣớc ta, nhằm bảo đảm cho mọi công dân trong xã hội có điều kiện thực hiện quyền khởi kiện. Trong trƣờng hợp NCTN khởi kiện, họ là đối tƣợng có khả năng tài chính hạn chế hơn các đối tƣợng khác, nên việc quy định miễn giảm án phí, lệ phí cho đƣơng sự là NCTN sẽ góp phần bảo đảm quyền khởi kiện của đƣơng sự là NCTN.

- Quy định về quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện:

Theo quy định tại Điều 5 BLTTDS năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011, đƣơng sự có thể bổ sung, thay đổi yêu cầu của mình trong quá trình giải quyết vụ án dân sự. Quy định này bảo đảm cho đƣơng sự có thể xác định chính xác, đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp cần đƣợc Tòa án bảo vệ. Tuy nhiên, khi đƣơng sự có sự thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện thì sự bổ sung đó phải có căn cứ.

Nếu phần yêu cầu bổ sung đó không có căn cứ hợp pháp thì sẽ không đƣợc Tòa án chấp nhận.

Đối với đƣơng sự là NCTN, quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện có thể bảo đảm cho họ có điều kiện tốt hơn để thực hiện quyền khởi kiện của mình. Do NCTN có sự hạn chế nhất định về khả năng nhận thức so với ngƣời trƣởng thành nên có thể họ chƣa ý thức đƣợc đầy đủ về quyền lợi, nên việc họ có quyền bổ sung, thay đổi yêu cầu khởi kiện cũng là biện pháp bảo đảm cho họ thực hiện quyền khởi kiện của mình một cách tốt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo đảm quyền con người của người chưa thành niên trong tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)