tụng dân sự gắn liền với các biện pháp tác động định hướng phát triển kinh tế - xã hội
Các tranh chấp liên quan đến quan hệ pháp luật ngày càng gia tăng cũng một phần khách quan là do điều kiện kinh tế - xã hội ở nƣớc ta hiện nay chƣa thực sự bảo đảm các quyền con ngƣời của công dân. Vì vậy, các giải pháp mang tính kinh tế, xã hội, tác động, cải tạo trực tiếp xã hội sẽ là tiền đề để bảo đảm và thúc đẩy quyền con ngƣời. Bởi khi đã có một xã hội với dân trí cao, nền kinh tế phát triển thì đó mới là môi trƣờng đảm bảo cho việc thực thi quyền con ngƣời. Một số hoạt động cần đƣợc Nhà nƣớc quan tâm, lƣu ý có thể kể ra nhƣ:
Để thực hiện việc bảo đảm quyền con ngƣời của NCTN trong TTDS một cách tốt nhất, không chỉ cần các cơ quan tƣ pháp mà còn cần sự tham gia của cả xã hội. Muốn vậy, cần phải tạo ra tâm lý tôn trọng và phát huy quyền con ngƣời ngay từ mỗi cá nhân trong xã hội. Để làm đƣợc điều đó, cần nâng cao công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về quyền con ngƣời trong xã hội, để nâng cao nhận thức của ngƣời dân về vấn đề này.
- Công tác bảo vệ và phát triển quyền trẻ em:
Hiện trạng xã hội nƣớc ta đang từng ngày từng giờ chứng kiến những vụ bạo hành trẻ em đau lòng. Nguyên nhân của tình trạng này là do nhận thức xã hội vẫn còn xem nhẹ, chƣa thực sự quan tâm đến vấn đề quyền trẻ em. Vì vậy, để bảo đảm tốt nhất quyền con ngƣời của NCTN, thì bên cạnh việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức về quyền con ngƣời thì Nhà nƣớc cũng cần đẩy mạnh công tác bảo vệ và phát triển quyền trẻ em.
- Công tác thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội:
Nhƣ đã trình bày ở trên, một xã hội với dân trí cao, nền kinh tế xã hội, chính trị ổn định…mới là môi trƣờng lý tƣởng cho công tác bảo đảm quyền con ngƣời, trong đó có quyền con ngƣời của NCTN. Muốn vậy, Đảng và Nhà nƣớc ta cần có những chủ trƣơng, chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao dân trí, cải cách giáo dục…để qua đó có thể bảo đảm, thúc đẩy quyền con ngƣời ở Việt Nam.
- Công tác xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa:
Bảo đảm quyền con ngƣời cũng nhƣ công tác nâng cao vai trò của pháp luật trong xã hội, cần thiết phải đƣợc thực hiện bởi một hệ thống chính trị có hệ thống pháp luật phát triển và khả thi. Muốn vậy, Đảng và Nhà nƣớc ta cần đẩy mạnh công cuộc đổi mới hệ thống chính trị theo hƣớng xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, “của dân, do dân và vì dân”. Chỉ trong chế độ dân chủ thực sự, trong xã hội mà Nhà nƣớc đại diện cho đông đảo quần chúng nhân dân lao động, thì khi đó những giá trị tốt đẹp nhất của quyền con ngƣời mới
đƣợc bảo đảm.