Bảo vệ quyền lợi ngƣời già, trẻ em

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ nhóm yếu thế trong bộ luật hồng đức và giá trị kế thừa trong việc hoàn thiện pháp luật việt nam hiện nay (Trang 55 - 58)

b. Giành nhiều ƣu ái với Nhóm yếu thế trong đời sống, xã hội

2.4 Bảo vệ quyền lợi ngƣời già, trẻ em

Người Việt từ trước đến nay ln có quan niệm trọng già, quý trẻ, hơn nữa trong xã hội phong kiến đây là hai nhóm người phải phụ thuộc rất nhiều vào các đối tượng khác và ít có khả năng độc lập tự ni sống bản thân vì vậy so với các nhóm đối tượng yếu thế nêu ở trên họ là nhóm đặc biệt, cần có sự quan tâm hơn các nhóm khác. Vì vậy QTHL đã có những quy định riêng mang tính nhân đạo, bảo đảm một số quyền, lợi ích cho nhóm người này.

2.4.1 Hạn chế sử dụng hình phạt với ngƣời già, trẻ em

Với những nhóm người yếu thế khác khi phạm tội dù có được ưu ái tới mấy thì cũng chỉ được giảm nhẹ hình phạt đơi chút hoặc bị xử bằng một hình phạt khác thay thế. Nhưng đối với những người già, trẻ em hình phạt khi phạm tội đều được giảm nhẹ đi rất nhiều, căn cứ vào từng độ tuổi nhất định nhà làm luật đã đã đưa ra những nguyên tắc định tội, hình phạt khác nhau: Với những người phạm tội trên 90 tuổi hoặc dưới 7 tuổi “ dầu có bị tội chết cũng khơng hành hình…” – Điều 16

QTHL, còn những người từ 70 tuổi trở lên, 15 tuổi trở xuống “ phạm từ tội lưu trở

xuống đều cho chuộc bằng tiền…” Những người từ 80 tuổi trở lên, 10 tuổi trở

xuống nếu “ phạm tội phản nghịch, giết người đáng phải tội chết thì cũng phải tâu

vua xét định, ăn trộm và đánh người bị thương thì cho chuộc, cịn ngồi ra thì khơng bắt tội”. Quy định các độ tuổi khác nhau phải chịu những hình phạt khác

vừa là thể hiện sự khoan dung của pháp luật nhà Lê, đó là thứ pháp luật khơng mang nặng tính hà khắc để người dân thấy sợ mà nghe theo mà đó là thứ pháp luật hướng tới sự giáo dục, tạo điều kiện cho người phạm tội có khả năng chuộc tội, làm những việc có ích cho xã hội. Quy định như vậy mang tư tưởng, khuynh hướng truyền thống đạo đức của dân tộc là sự nhân đạo, hướng thiện cho con người.

Trong luật quy định về thời điểm phạm tội sao cho có lợi nhất cho hai nhóm này: “ Khi phạm tội chưa già cả… đến khi già cả…mới phát giác thì xử theo luật già cả…Khi còn bé nhỏ phạm tội, đến khi lớn mới phát giác thì xử tội theo luật khi nhỏ”- Điều 17. Luật cũng đưa ra quy định cấm tra khảo với người già, trẻ em:

“ Những người đáng được nghị xét giảm tội như 70 tuổi trở lên, 15 tuổi trở xuống,

người bị phế tật thì khơng được tra khảo họ, chỉ cần căn cứ lời khai của nhân chứng mà định tội.” – Điều 665, trong điều này những trường hợp cịn q bé hoặc

q già thì được miễn ra cơng đường làm chứng, trừ trường hợp họ tự nguyện tới “…người 80 tuổi trở lên, 10 tuổi trở xuống…thì khơng được gọi ra làm chứng…”

2.4.2 Công nhận, bảo vệ các quyền của trẻ em về tính mạng, thân thể, tài sản tài sản

Đối tượng trẻ em có được nhiều sự quan tâm của nhà làm luật vì đây là nhóm đối tượng yếu thế nhỏ tuổi nhất, chưa có khả năng tự ni sống bản thân mình, ít có sự va chạm cuộc sống và phụ thuộc rất nhiều vào các nhóm đối tượng khác. Khi trẻ em khơng có nơi nương tựa, người ni nấng mà phải tự bán mình cho nhà khác để kiếm sống thì để đảm bảo quyền lợi cho nhóm này pháp luật đã có quy định: “ Trẻ nhỏ mồ cơi và phụ nữ tự bán mình khơng có ai bảo lĩnh thì người

luật …đòi lại tiền trả cho người mua và hủy bỏ văn khế” – Điều 313. Như vậy

trong pháp luật triều Lê đã tính tới việc phải có người giám hộ cho những trẻ em thiệt thịi, có hồn cảnh khó khăn để khơng bị lợi dụng và có các hành vi xâm phạm tới các quyền, lợi ích của trẻ em. Với trẻ em đi lạc nếu có ai đó dẫn về nhà ni thì “ phải báo quan làm bằng chứng thật, có người đến nhận thì được lấy tiền

nuôi dưỡng (mỗi tháng 5 tiền), trái luật khơng cho người ta nhận con thì xử tội nhẹ hơn tội quyến dỗ một bậc” – Điều 604. Hành vi ngược đãi trẻ em tùy theo hậu quả

đều bị trừng trị: “ làm chuyện trái ngược (bắt được trẻ lạc về, khơng chăm nom mà

cịn hành hạ để đói rét khốn khổ) để đến nỗi con người ta chết thì xử phạt 80 trượng, đền tiền đền mạng 5 quan cho cha mẹ đứa trẻ chết”. Hành vi xâm phạm

thân thể, danh dự của trẻ nhỏ dù thuận tình cũng bị trừng trị: “ Gian dâm với con gái nhỏ từ 12 tuổi trở xuống, dù con gái thuận tình, cũng xử tội như hiếp dâm” –

Điều 404. Các quy định trên cho thấy những hành vi xâm hại trẻ em sẽ phải chịu tội rất nặng, có thể phải bị đi đầy hoặc tử hình, đây là biện pháp có tính răn đe mạnh, mang tính phịng ngừa cao.

Quyền tài sản của con cũng được nhà làm luật đặt ra và có những quy định chặt chẽ bảo vệ tài sản riêng của con trong những trường hợp cụ thể. QTHL cho phép con cái dù còn nhỏ vẫn được hưởng phần thừa kế riêng khi bố mẹ mất, trong luật có quy định trường hợp nếu khi con còn nhỏ, bố mất sớm mà những người thân thích khác mà bán trộm phần điền sản thừa kế của con đi, tùy theo mức độ nghiêm trọng khác nhau sẽ đều bị trị tội: “ Khi chồng chết, con còn nhỏ, mẹ đi cải

giá mà đem bán điền sản của con, thì bị xử phạt 50 roi…Nếu người chồng sau mạo tên con người chồng trước mà bán, thì người chồng sau, người viết thay văn tự và người chứng kiến đều xử phạt 60 trượng…ruộng phải trả lại cho con” – Điều 377.

chồng nhưng cũng là bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp cơ bản cho con cái khi còn nhỏ, tránh việc bị lợi dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ nhóm yếu thế trong bộ luật hồng đức và giá trị kế thừa trong việc hoàn thiện pháp luật việt nam hiện nay (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)