Bảo vệ quyền lợi dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ nhóm yếu thế trong bộ luật hồng đức và giá trị kế thừa trong việc hoàn thiện pháp luật việt nam hiện nay (Trang 49 - 53)

b. Giành nhiều ƣu ái với Nhóm yếu thế trong đời sống, xã hội

2.2 Bảo vệ quyền lợi dân tộc thiểu số

Do vị trí địa lý hết sức đặc biệt cho nên Việt Nam là điểm dừng chân của nhiều dòng di cư của các dân tộc khác nhau, những nhóm dân tộc đó tạo lên một nước Việt Nam đa dân tộc, đa văn hóa từ xa xưa. Họ là một bộ phận hợp thành lên dân tộc Việt Nam, họ đóng một vai trị to lớn trong cơng cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, mở mang bờ cõi. Mặc dù có những đóng góp to lớn cho đất nước như

vậy nhưng trong các chính sách của NN phong kiến với các nhóm dân tộc thiểu số ln có sự bất bình đẳng, ít chú trọng tới các chính với người thiểu số. Nếu như trước yêu cầu bảo vệ độc lập dân tộc, ngọn cờ đoàn kết dân tộc đã mang lại hiệu quả như trong các cuộc kháng chiến phá Tống, bình Nguyên, diệt Minh thì trong thời bình các dân tộc thiểu số lại ít được chú ý về đời sống, thậm chí còn bị phân biệt đối xử như: Cấm vào Kinh Đô , cấm được kết bạn với người Kinh21, trong con mắt của các quan lại, vua chúa phong kiến những dân tộc thiểu số luôn bị coi thường, họ bị cho là những dân tộc man di, khơng được giáo hóa.

Các triều đại phong kiến Việt Nam ln tìm mọi cách khống chế, trói buộc các nhóm dân tộc thiểu số phải lệ thuộc vào mình. Để thực hiện được những mục tiêu đó, các triều đại phong kiến đã tìm mọi cách từ mềm dẻo đến cứng rắn để ràng buộc họ như việc gả công chúa cho tù trưởng địa phương, thực hiện các cuộc chinh phạt với những bộ tộc khơng tn theo triều đình. Khi đã khiến các bộ tộc thiểu số quy phục, bên ngồi triều đình vẫn để cho họ độc lập, tự quyết một số vấn đề của dân tộc mình như việc vẫn để các tù trưởng, lang đạo cai quản địa bàn, dân cư của mình, vẫn cho phép họ sử dụng ngôn ngữ, phong tục, tập quản truyền thống của dân tộc, tiến hành phong thưởng, ban tước, trao một phần quyền lực, ban hành một số chính sách về kinh tế - xã hội có lợi cho người thiểu số. Mặt khác, triều đình thể hiện sự hiện diện của mình ở những phương diện nhất định thông qua việc cử quan triều đình lên cai quản những nhóm dân tộc thiểu số này bên cạnh các tù trưởng, lang đạo của họ.

Trong giai đoạn đầu sau độc lập nhà Lê đã ổn định được mọi mặt của đời sống văn hóa, chính trị, xã hội. Tất cả đều có sự phát triển vượt bậc hơn trước, đất

21 GS.TS Phan Hữu Dật - PGS.TS Lâm Bá Nam, “Chính sách dân tộc của các Vương triều phong kiến Việt Nam”, Tạp chí lý luận của Ủy ban dân tộc

nước thái bình, dựa vào những điều kiện thuận lợi như vậy nhà Lê có điều kiện chăm lo cho đời sống nhân dân trong đó bao gồm cả những dân tộc thiểu số ở nhứng vùng sâu, vùng xa nơi phên dậu của đất nước. QTHL đã đưa vào các quy định thiết thực nhằm bảo đảm đời sống, văn hóa, quyền và lợi ích cơ bản của các nhóm dân tộc thiểu số. Nhà làm luật đã đưa vào QTHL những chế định hướng tới việc giữ gìn bản sắc riêng của các dân tộc thiểu số bởi rất nhiều vùng đất trên lãnh thổ Việt Nam được sáp nhập thông qua các cuộc chiến tranh giữa triều đình và các nhóm dân tộc ít người. Tuy nhiên, khác với các triều đại phong kiến phương Bắc ln tìm cách đồng hóa, nơ dịch các dân tộc bị chinh phục, triều đại nhà Lê ln tìm cách vỗ về các dân tộc thiểu số, thực hiện triệt để chính sách “nhu viễn” vừa để yên dân, lại vừa bảo vệ được biên cương đất nước.

2.2.1 Tôn trọng tập quán của các dân tộc thiểu số

Nhà làm luật đã rất chú trọng tới việc lồng ghép giữa phong tục tập quán của những dân tộc thiểu số vào các quy định pháp luật, như vậy sẽ vừa giúp các dân tộc thiểu số giữ được phong tục, tập qn riêng của mình trong khi đó triều đình lại vẫn áp đặt được luật pháp của mình với các nhóm dân tộc này, Điều 40 QTHL quy định: “ Những người miền thượng du cùng phạm tội với nhau thì theo phong tục xứ

ấy mà định tội. Những người thượng du phạm tội với người trung châu thì theo

luật mà định tội”. Việc cho những người dân tộc được sử dụng pháp luật của dân

tộc mình để tự phán xét hành vi phạm pháp của mình đã thể hiện sự khéo léo, linh hoạt của nhà làm luật trong việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn, phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Quy định xử tội người thiểu số phạm tội với người miền xuôi cũng là một biện pháp bảo vệ lợi ích cho họ, tránh khơng để bị lợi dụng và cũng là đề phịng những người miền xi dựa vào việc pháp luật cho phép người thiểu số tự dùng luật của mình để định tội mà cấu kết phạm tội với họ. Khi những người

thuộc dân tộc thiểu số phạm tội mà bị kiện, để đảm bảo tính khách quan thì theo quy định trong luật buộc quan viên khi bắt giữ phải báo cho quan cai quản là người Man Liêu biết nếu khơng sẽ phải chịu tội, thậm chí dù cho bị kẻ phạm tội đó đánh chửi thì cũng khơng bị tội: “Ngục giám đi bắt người Man Liêu bị kiện, mà khơng

trình quan quản giám người Man Liêu thì bị xử biếm một tư; trong trường hợp ấy, kẻ phạm tội có đánh chửi ngục giám cũng khơng được xét” – Điều 703.

2.2.2 Miễn giảm hình phạt và trừng trị quan lại cậy quyền thế sách nhiễu những ngƣời dân tộc thiểu số

Về hình phạt, ngồi các trường hợp được hưởng ưu ái, miễn giảm hình phạt như trong luật đã nêu thì khi những người thiểu số này mà vi phạm pháp luật với nhau thì cũng được xét giảm tội, tại Điều 451 quy định: “ Người Man Liêu cướp bóc của nhau, giết nhau thì xử tội nhẹ hơn tội cướp, giết người một bậc; nếu hịa giải với nhau thì cũng cho…”. Như vậy khi phạm tội họ khơng những được giảm

nhẹ tội mà những người này do tình cảm hay theo phong tục tập quán của địa phương, dân tộc mà họ tự hịa giải với nhau thì pháp luật cũng sẽ cơng nhận và không truy cứu trách nhiệm nữa. Điều đó thể hiện nhà Lê đã rất đề cao tính dân tộc, quyền tự quyết của những dân tộc thiểu số cho dù những ưu ái này vẫn cịn ít ỏi hạn chế nhưng cũng là bước tiến bộ lớn trong một xã hội phong kiến nhiều áp bức, bất công thời bấy giờ.

Không chỉ cho những nhóm dân tộc hưởng một số quyền lợi riêng biệt, QTHL còn đề ra các quy định về hình phạt cho những quan lại người miền xi ỷ thế cố tình làm trái pháp luật để sách nhiễu, gây phiền hà làm tổn hại tới lợi ích những người dân thiểu số: “Nếu khách buôn cùng dân Man Liêu qua cửa quan, mà

kẻ mất tiền” – Điều 72. Tại điều 164 quy định: “ Các quan quản giám các dân Man Liêu, tự ý giữ trông coi các vụ kiện trong hạt, riêng sai người nhà đem trát đi bắt người hoặc là ức hiếp người mà giam cấm, thì xử phạt 60 trượng, biếm hai tư…”.

Hình phạt của các viên quan lại cậy quyền thế sách nhiễu dân chúng, tranh giành quyền lực với nhau mà khơng được triều đình chấp nhận cịn được thấy ở các Điều 162, 163, 340, 595 trong QTHL. Nhằm đảm bảo khơng có sự cấu kết giữa quan lại triều đình cấu kết với quan lại địa phương là người dân tộc thiểu số, QTHL đã đưa ra quy định cấm việc kết hôn giữa quan lại triều đình làm nhiệm vụ tại nơi bản xứ với con gái người dân tộc thiểu số: “Các quan ty mà cùng với những người tù

trưởng ở nơi biên trấn mà kết làm thơng gia, thì phải tội đồ hay lưu và phải ly dị...” – Điều 334.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ nhóm yếu thế trong bộ luật hồng đức và giá trị kế thừa trong việc hoàn thiện pháp luật việt nam hiện nay (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)