Pháp luật mang tính nhân đạo với ngƣời phụ nữ phạm tội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ nhóm yếu thế trong bộ luật hồng đức và giá trị kế thừa trong việc hoàn thiện pháp luật việt nam hiện nay (Trang 42)

b. Giành nhiều ƣu ái với Nhóm yếu thế trong đời sống, xã hội

2.1 Bảo vệ quyền lợi của phụ nữ

2.1.1 Pháp luật mang tính nhân đạo với ngƣời phụ nữ phạm tội

Người phụ nữ trong xã hội phong kiến luôn bị coi thường, xem nhẹ vai trị hơn đàn ơng, quan niệm “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” đã phần nào phản ánh tư tưởng trọng nam, khinh nữ đó. Tuy nhiên các quy định trong QTHL lại dành rất nhiều ưu ái cho người phụ nữ, bảo vệ người phụ nữ mặc dù họ có phạm vào trọng tội. Khi phạm tội tùy thuộc tính chất, mức độ mà nam giới phải chịu đủ 05 loại hình phạt mà pháp luật triều Lê đặt ra đó là: Xuy hình- đánh roi; Trượng hình- đánh bằng trượng; Đồ hình – Đi đày làm phục dịch; Lưu hình – Đầy đi các châu; Tử hình – Tội chết. Nhưng người phụ nữ chỉ phải chịu 04 loại hình phạt là: Xuy, Đồ, Lưu, Tử và được miễn hình phạt Trượng. Khơng những thế khi chấp hành hình phạt, pháp luật nhà Lê cũng thể hiện sự khoan hồng, nhân đạo hơn với người phụ nữ. Ví dụ, khi người bị khép vào hình phạt “Đồ” và “Lưu” thì phạm nhân bao giờ cũng phải chịu thêm hình phạt địn, theo các quy định tại Điều 1 Chương Danh Lệ thì nam giới sẽ bị phạt đánh bằng “trượng” tức là bị đánh bằng gậy, tuy nhiên người phụ nữ chỉ bị đánh bằng “roi” .Cụ thể, “Đồ hình” quy định: “…Đàn ơng

phạm tội nhẹ thì đánh 80 trượng… Đàn bà tội nhẹ thì đánh 50 roi…”. Cịn “Lưu

hình” quy định: “ Đàn ơng bị đánh 90 trượng… bắt đeo xiềng… Đàn bà đánh 50

roi… khơng phải đeo xiềng…”.

Thậm chí những quy định về hình phạt với người phụ nữ trong QTHL cịn có những điểm tiến bộ hướng tới đảm bảo tính mạng, sức khỏe cho nữ tù như việc không xử tử, khơng áp dụng “xuy hình” với người phụ nữ có thai mà phải để người phụ nữ sinh con sau 100 ngày mới đem xử tử, nếu cố tình làm trái thì quan ngục phải chịu tội - Điều 680 chương Đoán Ngục: “ Đàn bà phải tội tử hình trở xuống

nếu đang có thai, thì phải để sinh đẻ sau 100 ngày mới đem hành hình. Nếu chưa sinh mà đem hành hình thì ngục quan bị xử biếm hai tư; ngục quản bị đồ làm bản cục đinh. Dù đã sinh rồi, nhưng chưa đủ hạn một trăm ngày mà đem hành hình, thì ngục quan và ngục lại bị tội nhẹ hơn tội trên hai bậc…nếu khi chưa sinh mà thi hành tội xuy thì ngục quan bị phạt tiền 20 quan…”. Ở một số tội khác nhẹ hơn như

tội bắt trộm gà lợn, trộm lúa má, tự tiện vào vườn người khác ( Điều 446, 450 chương Đạo Tặc), người phụ nữ vi phạm đều được giảm nhẹ tội. Nếu người đày tớ là phụ nữ mà phạm tội thì hình phạt cũng được giảm nhẹ hơn nam giới: “Đày tớ ăn

trộm của chủ thì xử nặng hơn tội ăn trộm thường một bậc; đày tớ gái được giảm tội” – Điều 441. Cịn khi người phụ nữ tự bán mình, để đảm bảo các quyền và lợi

ích cho người phụ nữ, QTHL quy định khi lập văn khế phải có người bảo lãnh cho người phụ nữ đó, nếu khơng: “ thì kẻ mua và kẻ viết văn khế, kẻ làm chứng đều bị

xử roi, trượng theo luật (nữ bị đánh 50 roi, nam bị đánh 80 trượng) đòi lại tiền trả cho kẻ mua, hủy bỏ văn khế” –Điều 313.

2.1.2 Bảo vệ quyền lợi ngƣời phụ nữ trong Hơn nhân gia đình

Các nhà làm luật triều Lê cũng đã đưa đưa vào trong luật nhiều điểm đặc sắc, rất tiến bộ, tân kỳ đó là việc Bộ luật quy định cho người phụ nữ có quyền ly

hôn và quyền kết hôn hậu ly hôn20. Đây là những điểm rất tiến bộ, một bước đột phá trong tư tưởng của các nhà làm luật thời kỳ này bởi trong một xã hội trọng Nho giáo thì quyền của người đàn ơng trong gia đình rất lớn, chỉ có người chồng mới được bỏ vợ, họ là người quyết định mọi vấn đề của gia đình. Mặc dù pháp luật phong kiến xưa cũng đưa ra quy định nhằm bảo vệ người phụ nữ khi chồng có ý định ruồng bỏ kể cả khi người đó đã phạm vào “thất xuất” – trường hợp bắt buộc người chồng phải bỏ vợ: “ Vợ cả, vợ lẽ phạm phải điều nghĩa tuyệt mà người chồng chịu giấu khơng bỏ thì xử tội biếm, tùy theo việc nặng nhẹ” – Điều 310, đó

là việc các nhà làm luật đã đề ra quy định “Tam bất khứ”, bao gồm các trường hợp: - Giữ tam canh niên tang: Người vợ đã chịu tang nhà chồng 3 năm.

- Tiền bần tiện, hậu phú quý: Khi lấy nhau thì nghèo khó, sau giàu có. - Hữu sở thú, vơ sở qui: Khi lấy nhau người vợ cịn bà con thân thích, khi

bỏ nhau thì khơng cịn ai thân thích nữa.

Tuy nhiên các quy định này đưa ra chỉ để ràng buộc người chồng, dẫu người chồng không bỏ được vợ nhưng người vợ vẫn khơng có quyền tự quyết khi muốn bỏ người chồng đó. Khi ban hành QTHL nhà Lê đã thêm vào các trường hợp vợ được bỏ chồng, các quy định đó đã phần nào đem lại chút bình đẳng trong quan hệ vợ chồng cho người phụ nữ. Theo các quy định khi người chồng không quan tâm tới vợ - trừ trường hợp bận việc quan hoặc xúc phạm tới bố mẹ của vợ thì người vợ có quyền bỏ chồng. Các điều này được quy định tại chương Hộ Hôn thể hiện ở các Điều 308: “ Phàm chồng đã bỏ lửng vợ 5 tháng khơng đi lại…thì mất vợ. Nếu vợ

20 GS.TS Hoàng Thị Kim Quế(2012), “ Bảo vệ quyền lợi phụ nữ trong Luật Hồng Đức ( Lê Triều hình luật) – Tính tiến bộ , nhân văn và giá trị đương đại”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học số 28/2012, Tr 199 -203

đã có con, thì cho hạn một năm…”, Điều 333 quy định : “Nếu con rể lấy chuyện phi lý mà mắng nhiếc cha mẹ vợ, đem việc thưa quan sẽ cho ly dị…”. QTHL

không chỉ quy định việc người phụ nữ được bỏ chồng mà còn cho phép người con gái được từ hôn khi: “ Con gái hứa gả chồng mà chưa thành hôn, nếu người con trai bị ác tật hay phạm tội hoặc phá tán tài sản thì cho phép người con gái kêu quan trả đồ sính lễ” – Điều 322, quy định này đã cho phép người con gái có những

quyền như con trai trong việc từ hơn.

QTHL cịn quy định cả hình phạt cho hành vi thờ ơ, không quan tâm tới vợ của người chồng “ …vì quá say đắm nàng hầu mà thờ ơ vợ thì bị xử tội biếm” – Điều 309. Nhà làm luật đã đưa ra những quy định như trên cũng là nhằm nhắc nhở người chồng phải làm trách nhiệm của một người chồng là phải quan tâm, chăm sóc, tơn trọng tới người vợ của mình.

2.1.3 Bảo vệ quyền tài sản cho ngƣời phụ nữ

Người Việt ln có quan niệm “ Của chồng cơng vợ” tuy nhiên trên thực tế người phụ nữ có rất ít các quyền về tài sản, người chồng được xem là trụ cột gia đình nắm quyền chi phối tài sản. Nho giáo lại rất đề cao quyền của người gia trưởng, cho nên người chồng có thể tự quyết mọi vấn đề về tài sản trong gia đình, người vợ thậm chí cịn khơng có chút tài sản gì trong tay trừ khi được bố mẹ đẻ cho ít của hồi môn về nhà chồng. Kể cả trước khi đi lấy chồng, khi cịn ở với gia đình thì người phụ nữ cũng chẳng có mấy quyền với tài sản gia đình bởi với tư tưởng bảo thủ cần có người nối dõi để thờ cúng nên trong các gia đình người Việt xưa thường có xu hướng để tài sản, của cải lại cho con trai hoặc giả sử có phân chia thì cũng giành phần rất ít cho con gái.

Nhằm bảo vệ các lợi ích về quyền tài sản của người phụ nữ trong xã hội đương thời, QTHL đã đưa ra một loạt quy định đảm bảo quyền tài sản cho phụ nữ, bất kể là người phụ nữ đã đi lấy chồng hay vẫn ở cùng gia đình. Đặc biệt là quy định cho phép người phụ nữ được hưởng thừa kế và giữ hương hỏa cho gia đình, điều 388 quy định về việc người phụ nữ được hưởng phần di sản thừa kế theo pháp luật như sau: “ Cha mẹ mất cả, có ruộng đất, chưa kịp để lại chúc thư, mà anh chị

em tự chia nhau thì lấy một phần 20 số ruộng đất làm phần hương hỏa, giao cho người con trai trưởng giữ, cịn thì chia nhau…”. Nếu bố mẹ mất mà khơng có con

trai nối dõi thì phần hương hỏa được quy đinh như sau: “ Người giữ hương hỏa …

khơng có con trai trưởng thì dùng con gái trưởng, ruộng đất hương hỏa thì cho lấy một phần hai mươi” – Điều 391. Quy định con gái có quyền giữ đất hương hỏa như

vậy đã cho thấy việc nhà làm luật đã đưa ra những dự liệu phù hợp với điều kiện thực tế, không bị gị bó bởi quan điểm việc thờ cúng chỉ được giao cho con trai, như thế vừa đảm bảo cho việc thờ cúng tổ tiên - một việc rất quan trọng của người Việt, lại vừa đảm bảo đất đai, tài sản không rơi vào tay người khác.

Trong quan hệ vợ chồng, vấn đề tài sản của vợ chồng luôn là vấn đề nhạy cảm, việc phân định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng cũng đã được nhà làm luật dự tính tới. QTHL đã đưa ra nhiều quy định bảo vệ quyền tài sản của người phụ nữ khi đã lấy chồng và khi hai vợ chồng không chung sống với nhau nữa. Theo quy định, tài sản của vợ chồng bao gồm:

- Tài sản của chồng có được từ gia đình nhà chồng. - Tài sản của vợ có được từ gia đình nhà vợ.

Với tài sản chung của vợ chồng khi tiến hành phân chia được nhà làm luật quy định cụ thể trong từng trường hợp cụ thể như sau:

- Nếu người chồng chết trước thì: “ điền sản…chia làm hai phần…vợ trước

một phần, phần của vợ trước chỉ để riêng cho con…Nếu điền sản là của chồng và vợ sau làm ra, thì cũng chia làm hai phần, chồng và vợ sau mỗi người một phần…phần của vợ sau thì được nhận làm của riêng” – Điều 374.

- Vợ chồng khơng có con mà một người chết trước thì theo Điều 375 có quy định tài sản của người vợ thì người vợ được giữ làm của riêng, cịn phần của người chồng sẽ chia làm 03 phần và người vợ được hưởng 02 phần và không được giữ làm của riêng, chỉ được ni đời mình, khi vợ chết thì tài sản đó để cho việc tế tự. Những quy định như vậy là nhằm để bảo vệ khối tài sản nhà chồng, mặc dù có nhiều điểm tiến bộ, ưu ái với phụ nữ nhưng QTHL vẫn hướng tới bảo vệ quyền lợi cho người gia trưởng, bảo vệ quyền lợi cho gia đình chồng, tránh việc người vợ mang tài sản của nhà chồng về nhà bố mẹ đẻ hoặc mang tài sản theo chồng khác khi cải giá.

2.1.4 Nghiêm trị các hành vi xâm phạm tới tính mạng, danh dự, nhân phẩm của ngƣời phụ nữ. phẩm của ngƣời phụ nữ.

Trong quan niệm của người Việt xưa thì phẩm giá, nhân phẩm của người phụ nữ rất quan trọng, những người phụ nữ khơng biết giữ gìn phẩm giá, tiết hạnh của mình bị xã hội lên án gay gắt. Vì vậy việc bảo vệ phẩm giá, tiết hạnh của người phụ nữ rất được chú trọng, các hành vi xâm hạnh tới thân thể người phụ nữ đều bị xử tội tùy theo mức độ nặng nhẹ. Ví dụ:

Hành vi hiếp dâm phụ nữ bị xử tội rất nặng, kẻ phạm tội có thể bị tử hình hoặc mất hết gia sản để bồi thường cho gia đình người bị hại, điều 404 chương Thơng gian quy định hình phạt tội “Hiếp dâm” như sau: “ Hiếp dâm thị bị xử tội lưu hay tội chết và phải nộp tiền tạ hơn tiền tạ về tội gian dâm thường một bậc; nếu làm người đàn bà bị thương thì bị xử tội nặng hơn tội đánh người bị thương một bậc. Nếu làm người đàn bà bị chết thì điền sản kẻ phạm tội phải trả cho nhà người bị chết”. Thậm chí nếu quan lại, nha dịch có hành vi gian dâm với phụ nữ

trong quá trình giải quyết cơng việc thì bị trừng phạt rất nặng: “Ngục quan, ngục

lại, ngục tốt gian dâm đàn bà con gái có việc kiện thì xử tội nặng hơn tội gian dâm một bậc…” Điều 409. QTHL cũng đề ra quy định bảo vệ người phụ nữ khi mang

thai, nghiêm cấm và xử phạt nặng hành vi làm ảnh hưởng tới việc mang thai của phụ nữ: “ Đem thuốc đọa thai làm cho người đọa thai, hay là xin thuốc đọa thai, cũng đều bị xử tội đồ. Vì đọa thai mà chết, thì kẻ cho thuốc phải tội giết người” –

Điều 424.

Trong quan niệm Nho giáo vai trị của người chồng ln cao hơn vợ nhưng cũng kèm theo trách nhiệm lớn lao hơn, phải luôn chứng tỏ mình là trụ cột gia đình, có trách nhiệm với người vợ và che chở cho các thành viên khác trong gia đình. Pháp luật nhà Lê cũng mặc nhiên thừa nhận điều đó và đề ra những quy định trừng trị các hành vi bạo lực của chồng khi đánh vợ bị thương hoặc bị chết, dù hành vi đó của người chồng là cố ý hay vơ ý thì đều phạm tội, đặc biệt nếu người chồng đánh chết vợ (Điều 482) thì bị khép vào tội “bất mục” – giết hay đem bán những người trong họ từ hàng phải để tang 3 tháng trở lên. Đây là một trọng tội trong QTHL, tuy nhiên theo quy định tại điều 482 chính quyền chỉ can thiệp khi “

vợ cả, vợ lẽ cáo quan thì mới bắt tội, nếu bị chết thì người khác được cáo quan”.

tự giải quyết việc nội bộ, pháp luật chỉ can thiệp khi các hành vi đó vượt quá giới hạn cần thiết và cho người phụ nữ quyền tự lựa chọn cách giải quyết vấn đề của mình khi bị chồng bạo hành.

Các hành vi cậy quyền, cậy thế để ép gả người phụ nữ phải lấy người mình khơng muốn cũng sẽ bị trừng phạt - Điều 320 quy định: “ Tang chồng đã hết mà người vợ muốn thủ tiết, nếu ai không phải là ông bà, cha mẹ, kẻ nào khác mà ép gả cho người khác thì xử biếm ba tư và bắt phải ly dị; người đàn bà phải trả về

nhà chồng cũ…” hoặc tại điều 338 nêu: “những nhà quyền thế mà ức hiếp để lấy

con gái kẻ lương dân thì xử tội phạt, biếm hay đồ”

Pháp luật nhà Lê đã đưa ra những chế tài mạnh mẽ với hành vi xâm phạm thân thể, danh dự người phụ nữ, quy định như vậy mang tính răn đe, phịng ngừa rất cao, cho thấy người phụ nữ mặc dù có địa vị thấp kém hơn các tầng lớp khác trong xã hội nhưng vẫn nhận được rất nhiều sự quan tâm, bảo vệ của pháp luật. Mặc dù ra đời dưới chế độ phong kiến mang nặng tư tưởng bảo thủ, bất công, chịu ảnh hưởng nhiều hạn chế của lễ giáo phong kiến nhưng bộ luật đưa ra được nhiều quy định nhân văn, tiến bộ bảo vệ cho quyền lợi, danh dự, nhân phẩm, vai trò trong xã hội của người phụ nữ. Những tư tưởng tiến bộ trong QTHL rất có giá trị, là bài học quý giá cho việc xây dựng pháp luật về bình đẳng giới cho pháp luật hiện nay.

2.2 Bảo vệ quyền lợi dân tộc thiểu số

Do vị trí địa lý hết sức đặc biệt cho nên Việt Nam là điểm dừng chân của nhiều dòng di cư của các dân tộc khác nhau, những nhóm dân tộc đó tạo lên một nước Việt Nam đa dân tộc, đa văn hóa từ xa xưa. Họ là một bộ phận hợp thành lên dân tộc Việt Nam, họ đóng một vai trị to lớn trong cơng cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, mở mang bờ cõi. Mặc dù có những đóng góp to lớn cho đất nước như

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ nhóm yếu thế trong bộ luật hồng đức và giá trị kế thừa trong việc hoàn thiện pháp luật việt nam hiện nay (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)