b. Giành nhiều ƣu ái với Nhóm yếu thế trong đời sống, xã hội
2.3 Bảo vệ quyền lợi ngƣời tàn tật, ngƣời cô quả không nơi nƣơng tựa
Triều đại nhà Lê đã lấy Nho giáo của Khổng Tử làm hệ tư tưởng dẫn đường cho mọi đường lối cai trị đất nước, cho nên các tư tưởng về “Nhân trị” mang đầy tính nhân đạo của Nho giáo cũng ảnh hưởng khơng nhỏ tới các chính sách của nhà Lê. Tính nhân đạo trong các chính sách của nhà Lê được thể hiện một cách rõ nét qua việc thi hành pháp luật khơng nặng về hình phạt, những người phải chịu hình phạt nặng nề là do vi phạm trật tự xã hội, phạm vào những tội Thập ác. Cịn những nhóm đối tượng khác tùy theo tội mà chịu hình phạt nhưng với những nhóm đối tượng đặc biệt như người khuyết tật, tàn tật, cơ quả thì có phần ưu ái hơn và được áp dụng những quy định sao cho có lợi nhất cho họ khi phạm tội. Trong bộ luât có nhiều quy định giảm nhẹ hình phạt cho những người khuyết tật mặc dù lúc họ phạm tội khi chưa tàn tật - Điều 17 quy định: “Khi phạm tội chưa già cả tàn tật,
Không những đề ra những quy định về tội phạm có lợi nhất cho những nhóm người này mà trong luật cịn quy định nghĩa vụ chăm sóc nhóm người này với quan lại địa phương, việc chăm lo những người có hồn cảnh khó khăn cũng chính là việc nhà Lê đã thực hiện an sinh xã hội. Pháp luật giao trách nhiệm cho quan sở tại cùng người dân địa phương có nhiệm vụ chăm sóc những người có hồn cảnh khó khăn, khơng người thân thích để đảm bảo những điều kiện sinh hoạt tối thiểu cho họ và khi những người này khơng may qua đời thì có trách nhiệm an táng - Điều 294 quy định: “ Trong kinh thành hay phường, ngõ và làng xóm có kẻ đau ốm mà
khơng ai ni nấng, nằm ở đường sá, cầu, điếm, chùa, quán, thì xã quan ở đó phải dựng lều lên mà giữ gìn, săn sóc và cho họ cơm cháo thuốc men, cốt sao cho cứu cho họ sống, không được bỏ mặc cho họ rên rỉ khốn khổ. Nếu không may mà họ chết thì phải trình quan trên và tùy tiện chôn cất, không được để phơi lộ thi hài; nếu trái lệnh này thì quan phường xã bị tội biếm hay bãi chức”. Không chỉ những
người đau yếu khơng thể chăm sóc bản thân mới được nhận sự quan tâm của triều đình, cộng đồng mà những người thuộc các NYT khi rơi vào hoàn cảnh cùng quẫn khơng người thân thích cũng sẽ được quan lại địa phương chăm sóc trong phạm vi trách nhiệm của mình, nếu khơng làm trịn trách nhiệm của mình, bỏ mặc những người này viên quan đó sẽ bị phạt nặng: “ Những người góa vợ, góa chồng, mồ cơi
và người tàn tật nặng, nghèo khổ khơng có người thân thích để nương tựa, khơng thể tự mình mưu sống được, quan sở tại phải thu nuôi họ…bỏ rơi họ thì bị xử đánh 50 roi, biếm một tư…quan lại ăn bớt đi thì phải khép vào tội như người giữ kho ăn trộm của công ” – Điều 295.
Những quy định nhằm chăm lo, đảm bảo đời sống cho nhóm người khuyết tật, cơ quả khơng nơi nương tựa trong QTHL đã cho thấy sự quan tâm của bộ máy chính quyền nhà Lê tới mọi đối tượng trong xã hội, bất kỳ đối tượng nào dù có
đóng góp hay khơng có đóng góp gì đáng kể cho xã hội, đất nước cũng đều nhận được sự bảo vệ, chăm lo của chính quyền, xã hội. Những việc làm đó cũng là phù hợp với truyền thống, đạo lý “ Lá lành đùm lá rách”, tương thân tương ái của dân tộc Việt Nam từ trước tới nay, phù hợp với tinh thần của Nho giáo tất cả đều lấy “Nhân” làm gốc.