Chính sách ngoại giao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ nhóm yếu thế trong bộ luật hồng đức và giá trị kế thừa trong việc hoàn thiện pháp luật việt nam hiện nay (Trang 31)

b. Giai đoạn Nam – Bắc phân tranh (1527 – 1788)

1.1.4 Chính sách ngoại giao

Sau khi đánh bại quân Minh xâm lược, nhà Lê noi theo các triều đại trước thực hiện ngay chính sách ngoại giao mềm dẻo với triều đình phong kiến phương Bắc thông qua việc cử người sang xưng thần với nhà Minh nhằm xoa dịu nỗi nhục bại trận của họ cịn trong nước tích cực xây dựng qn đội, phục hồi sản xuất để đề phòng việc nhà Minh tiếp tục gây hấn. Còn với các dân tộc ở phía Nam là ChamPa và phía Tây là Ai Lao thì nhà Lê cũng đã xây dựng mối quan hệ giao hảo với các quốc gia này.

1.2 Đặc điểm của các Nhóm yếu thế và cơ sở quan điểm về bảo vệ

Nhóm yếu thế trong xã hội Hậu Lê 1.2.1 Cơ sở quan điểm bảo vệ Nhóm yếu thế trong xã hội dƣới triều Hậu

1.2.1.1 Ảnh hƣởng của Nho giáo

Ở bất kỳ xã hội nào muốn có được sự ổn định, phát triển thì mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức rất cần được xem trọng, khi đặt quan hệ pháp luật và đạo

đức vào các mối quan hệ xã hội khác thì mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức giữ vị trí trung tâm, đạo đức và pháp luật có sự thống nhất bao hàm sự khác biệt, không đồng nhất, không thay thế nhau và loại trừ nhau mà luôn tồn tại trong một thể thống nhất13 .

Sang tới thế kỉ XV, Lê Thái Tổ sau khi đánh đuổi quân Minh xâm lược lên ngôi vua lập lên nhà Lê, lúc này nhà Lê cần có một hệ tư tưởng làm cốt lõi để vừa phục vụ cho việc cai trị, lại vừa có thể giúp ích cho việc ổn định, phát triển đất nước và Nho giáo với tư tưởng “ Trung quân ái quốc” là một sự lựa chọn phù hợp nhất, Nho giáo đã chính thức trở thành Quốc giáo dưới triều Lê và trở thành tư tưởng chủ đạo của các triều đại phong kiến hàng trăm năm sau đó.Trong tư tưởng Nho giáo thì đạo đức là cốt lõi cịn pháp luật là để quản lý đất nước, giữa pháp luật và đạo đức có mối quan hệ qua lại với nhau, Khổng Tử đưa ra quan niệm về đạo đức và pháp luật: “Luật pháp chỉ là cơng cụ dẫn dắt bằng chính, chấn chỉnh bằng

hình, dân chịu mà vô sỉ. Dẫn dắt bằng đức, chấn chỉnh bằng lễ, biết sỉ lại tiêu chuẩn, dân mới biết tự trọng và vào nề nếp… Pháp luật chỉ khiến người ta sợ mà khơng dám làm điều ác, cịn dùng đức trị thì người ta xúc động tận trong lòng và tự nguyện thực hiện, khơng phải vì sợ pháp luật mà là vì sợ xấu hổ trước người

khác, sợ lương tâm cắn rứt đến chết dần, chết mòn”14.

Chủ nghĩa nhân đạo của Khổng Tử - nhân học, mà hạt nhân là chữ hiếu - là quan hệ huyết thống tự nhiên của con người, quan hệ huyết thống tự nhiên này là cơ sở cho chủ nghĩa nhân đạo của Khổng Tử, đã có ảnh hưởng mạnh mẽ vào Việt

13 GS.TS Hoàng Thị Kim Quế (2007), “ Triết học pháp luật trong hệ thống các khoa học pháp lý” , Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế Luật số 23, Tr 49 -56

Nam15. Khi áp dụng quan niệm nhân đạo đề cao con người của Nho giáo vào trong việc ban hành pháp luật có thể làm “mềm hóa” các quy tắc hà khắc, cứng nhắc của pháp luật, từ đó sẽ giúp các tầng lớp trong xã hội nghiêm chỉnh chấp hành, tôn trọng pháp luật. Trong Nho giáo luôn đề cao tư tưởng “Kính thiên ái dân” , vì nhà vua ln coi mình là con trời lên ln phải có thái độ “kính thiên” tơn kính với trời, trong thực tế cai trị tư tưởng “kính thiên” ln gắn liền với tư tưởng “ái dân” bởi vua coi mình thay “trời” – đấng tối cao của tạo hóa để cai quản dân chúng, nếu vua làm tốt việc chăm lo cho thần dân của mình là thuận với ý trời còn ngược lại mà bỏ mặc dân chúng thì là đi trái ý trời và tai họa sẽ giáng xuống đất nước làm giảm uy tín của vua với dân chúng trong thiên hạ. Từ đó sẽ dẫn tới mầm nội loạn đe dọa vị thế độc tơn của nhà vua vì thế một vị vua tốt phải ln biết răn mình để làm gương cho thiên hạ, như việc vua Lê Thánh Tông xuống chiếu vào năm 1491:

Vì chính trị thiếu sót, nên trời làm tai biến, đó là lỗi của trẫm”.Thực hiện tốt tư

tưởng “ái dân”, quan tâm tới dân cũng là một biện pháp hữu hiệu để giảm những hành vi phạm tội của con người, bởi theo Khổng Tử “Giảm thu thuế, dân chúng sẽ

no đủ; không quấy nhiễu làm phiền dân, dân sẽ ít phạm tội; ít phạm tội thì có thể sống lâu”16.

Tư tưởng “kính thiên ai dân” có tác dụng to lớn trong việc kiềm chế tính độc đốn chuyên quyền của nhà vua, năm 1429 vua Lê Thái Tổ đã lệnh cho các quan giữ chức can gián: “Ai thấy trẫm có chính lệnh hà khắc, thuế má nặng nề, hại cho

15 Ts. Nguyễn Minh Tuấn (2004), “ Những giá trị tích cực của Nho giáo trong Bộ luật Hồng Đức” Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà nội,Chuyên san Kinh tế - Luật, T.XX, No 4, 2004,Tr 39-44

16 Lê Cảnh Vững (2012), “Tư tưởng đề cao Nho giáo của vua Minh Mệnh trong Minh Mệnh chính yếu”, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, tập 72A, số 3, năm 2012

lương dân thưởng cơng phạt tội khơng đúng… thì hặc tấu lên ngay17”. Thời kỳ đầu nhà Lê nhờ có các vị vua anh minh kết hợp cùng với tư tưởng nhân đạo của Nho giáo lên việc ban hành các chính sách, đặc biệt là ban hành pháp luật đã khơng chỉ bó hẹp trong việc mang lại quyền lợi cho tầng lớp địa chủ, quý tộc mà còn đảm bảo cho tất cả các đối tượng trong xã hội đều ít nhiều được một số quyền lợi cơ bản, làm hài hịa lợi ích giữa các nhóm người với nhau, làm xoa dịu bất bình trong xã hội. Vì vậy khi soạn thảo ra QTHL, nhà làm luật đã đưa vào bộ luật này nhiều quy định mang tính nhân văn, đậm nét dân tộc nhằm bảo vệ quyền lợi cho các nhóm người có địa vị thấp kém, yếu thế trong xã hội đương thời. Các quy định tiến bộ bảo vệ phụ nữ, người già, trẻ em, người tàn tật, người cô quả, người dân tộc thiểu số ( Điều 16, 680, 604… ), các quy định về việc quan lại địa phương trong vệc chăm sóc, thuốc thang, ni dưỡng những người khơng nơi nương tựa, người cô quả sinh sống trên địa phương do những viên quan này quản lý ( Điều 294, 295).

1.2.1.2 Yêu cầu bảo đảm quyền lợi cho các nhóm xã hội

Bản chất của mọi hệ thống pháp luật đều nhằm bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị, thể hiện ý chí của người làm luật. QTHL ra đời trong thời kỳ phong kiến nhà Lê đạt tới độ cực thịnh vì vậy nó càng thể hiện rõ nét tư tưởng thống trị của nhà Lê về bảo vệ tầng lớp quý tộc, quan lại. Trong QTHL có hàng loạt quy định bảo vệ các tầng lớp này, như tại Điều 3 quy định chế độ “bát nghị” trong đó đưa ra tám trường hợp dù phạm tội như thế nào đều được xét giảm tội, những trường hợp này đều là những hồng thân quốc thích, quan lại hay tầng lớp trí thức trong xã hội. Hành vi xâm phạm tới quyền lợi, tính mạng của vua quan triều đình

đều là hành vi ác nghịch, chính vì vậy trong số các tội thuộc vào “Thập ác” thì có đến một nửa là các tội có hành vi xâm phạm trên: “Mưu phản” – mưu mô làm nguy tới xã tắc; “Mưu đại nghịch” – mưu phá hủy tông miếu, lăng tẩm và cung điện nhà vua; “Mưu chống đối” – mưu phản nước theo giặc; “Đại bất kính” – Việc ăn trộm đồ thờ trong lăng miếu, làm giả ấn tín của vua… chỉ trích nhà vua và đối với sứ giả nhà vua không đúng lễ bầy tôi; “Bất nghĩa” – Là giết quan bản phủ và các quan đương chức tại nhiệm. Tuy vậy do chịu nhiều ảnh hưởng của tư tưởng Đức trị trong Nho giáo cùng với việc đất nước mới giành được độc lập chưa được bao lâu các thế lực bên trong và bên ngồi ln tìm cách quấy nhiễu lên cần có chính sách hiệu quả vừa ổn định đời sống xã hội, vừa lấy được tín nhiệm của mọi tầng lớp dân chúng. Vì vậy ngồi việc bảo vệ cho các tầng lớp quý tộc, nhà làm luật triều Lê cũng đồng thời là những nhà hoạch định chính sách đã có những biện pháp hữu hiệu mang lại lợi ích cho những nhóm đối tượng xã hội khác thơng qua việc đưa vào pháp luật một số quy định đảm bảo quyền lợi cho tầng lớp nhân dân, đặc biệt là những nhóm người yếu thế có hồn cảnh, cuộc sống dưới mức mặt bằng chung của xã hội đương thời.

1.2.2 Đặc điểm các Nhóm yếu thế trong xã hội Hậu Lê

Những người trong NYT được QTHL bảo vệ gồm những người dễ bị tổn thương, ít có khả năng bào vệ mình khi bị xâm hại. Nghiên cứu các quy định trong bộ luật chúng ta có thể thấy những nhóm người dễ bị tổn thương nhất được pháp luật đặc biệt quan tâm bao gồm: người già, trẻ em, phụ nữ, người tàn tật, cô quả không nơi nương tựa; người dân tộc thiểu số .Đây là nhóm người có địa vị thấp, khơng có nhiều quyền lợi, ít có tiếng nói trong gia đình và xã hội.

Trong các giai đoạn lịch sử trước đó do hồn cảnh đất nước sau khi phải trải qua cả ngàn năm bắt thuộc làm nô lệ, đến khi giành độc lập năm 938 của Ngô Quyền trước quân Nam Hán thì dân Việt mới được làm chủ vận mệnh của dân tộc mình, tuy nhiên tiếp sau đó là rất nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, đất nước ít khi được sống trong cảnh hịa bình và chính quyền các triều đại trước cũng chưa thật hồn thiện được bộ máy chính quyền một cách quy củ cho nên đời sống của các nhóm người trong xã hội, nhất là các đối tượng yếu thế hồn tồn khơng được bảo vệ trước các mối đe dọa, xâm hại của những nhóm, những tầng lớp khác trong xã hội, khơng có một chính sách phúc lợi nào đảm bảo cuộc sống cho họ. Ngoài những đặc điểm chung, mỗi nhóm người lại có những đặc điểm riêng biệt, qua đó phản ánh những khó khăn, vướng mắc mà mỗi nhóm thường gặp phải trong cuộc sống:

Với NYT là phụ nữ, vì phải sống trong một xã hội phong kiến mang nặng tư tưởng Nho giáo nên họ khơng có nhiều quyền lợi trong gia đình cũng như ngồi xã hội. Ngồi xã hội họ khơng được học hành, thi cử,ít có tài sản riêng và khơng có chút địa vị xã hội nào, cịn trong gia đình họ ln phải đứng sau người chồng và người chồng có thể dễ dàng bỏ vợ khi họ phạm vào “thất xuất”, gồm: “Khơng có

con, dâm đãng, không chịu thờ cha mẹ chồng, lắm lời, trộm cắp, ghen tng, có ác tật”. Cịn người vợ rất khó bỏ chồng,theo quy định của QTHL chỉ trong một số

trường hợp đặc biệt người vợ mới được bỏ chồng: Điều 308: “Chồng bỏ lửng vợ 5

tháng, coi như mất vợ” , Điều 333 “ Con rể lăng mạ cha mẹ vợ”.

Những người dân tộc thiểu số ít người sống ở những địa bàn khó khăn, ít được học hành, phải chịu sự cai trị của cả quan lại địa phương người dân tộc và quan lại triều đình. Sống dưới hai tầng áp bức nên cuộc sống bấp bênh khơng ổn

định, họ khơng có khả năng để tự bảo vệ mình trước những bất cơng, áp bức mà các tầng lớp khác đối xử với họ.

Người già, trẻ em là 2 đối tượng ít có khả năng tham gia vào sản xuất, cuộc sống phải dựa vào những người khác trong gia đình nên rất dễ chịu thiệt thịi, khơng có nhiều quy định của pháp luật nhằm bảo vệ 2 nhóm người này.

Người tàn tật, người cô quả không nơi nương tựa: Cũng như nhóm người già và trẻ em, hai nhóm người này bị hạn chế khả năng tham gia sản suất để tự ni sống bản thân mình, cuộc sống của họ phải sống dựa vào người khác, vào trợ cấp của xã hội.

1.3 Khái niệm, quan điểm về bảo vệ các Nhóm yếu thế triều Hậu Lê đƣợc thể hiện trong Quốc triều hình luật đƣợc thể hiện trong Quốc triều hình luật

1.3.1 Khái niệm Nhóm yếu thế trong Quốc triều hình luật

Trong bất kỳ xã hội nào cũng tồn tại những nhóm người có vị thế thấp kém, dễ tổn thương, ít có tài sản, tư liệu sản xuất trong tay, hầu như khơng có khả năng đáp ứng nhu cầu thiết yếu của bản thân trong cuộc sống thường ngày. Họ khơng có được sự đảm vệ trước các nhóm đối tượng khác trong xã hội, pháp luật thời phong kiến ít có những quy định, chế tài được ban hành nhằm mục bảo vệ, bảo đảm cho những quyền lợi cơ bản cho những người thuộc nhóm này.

Trong xã hội phong kiến Việt Nam xưa đa phần dân số sống bằng nghề nơng, gắn bó với ruộng đất, trong xã hội đó ai có càng nhiều ruộng đất thì càng giàu có và có nhiều quyền lực, đó chính là tầng lớp quan lại; quý tộc; địa chủ; thương nhân. Ngược lại trong xã hội cũng cịn những nhóm người bị hạn chế về sở hữu tài sản, họ khơng có hoặc có rất ít ruộng đất sản xuất trong tay, cuộc sống lại

bị phụ thuộc vào những nhóm người khác cho nên quyền lợi không được đảm bảo nên rất dễ bị xâm hại. Những nhóm người đó trong xã hội phong kiến dưới triều Lê bao gồm: Người già, phụ nữ, trẻ em, người tàn tật, người cô quả không nơi nương tựa, người dân tộc thiểu số chính, đây là những nhóm người dễ bị tổn thương nhất và rất dễ bị xâm hại quyền lợi. Để giải quyết những điểm hạn chế đó, cũng như bảo vệ quyền lợi cho các nhóm người đó trong hồn cảnh xã hội lúc bấy giờ, QTHL đã có nhiều quy định tiến bộ đề cập tới việc bảo vệ cho những nhóm người này. Dưới góc độ xã hội thời bấy giờ các nhà làm luật đương thời đã đưa ra những quy định, chế tài nhằm vừa đảm bảo hài hịa giữa quyền lợi của những nhóm người này, vừa khơng làm ảnh hưởng tới các nhóm người khác trong xã hội, vừa bảo vệ lợi ích của tầng lớp quý tộc, quan lại đương thời.Thơng qua đó có thể đưa ra khái niệm về NYT trong QTHL như sau: “ Nhóm yếu thế là nhóm khơng có được vị thế tương

xứng trong cuộc sống, ít nhiều phải phụ thuộc vào các nhóm đối tượng khác, không tự định đoạt được cuộc sống của mình, các quyền cơ bản ln bị đe dọa, trong đó bao gồm các quyền về sự bình đẳng, được chăm sóc sức khỏe, quyền về tài sản, quyền được được bảo vệ và quyền tự quyết”

1.3.2 Quan điểm của nhà Lê trong bảo vệ Nhóm yếu thế

Trong việc bảo vệ NYT trong xã hội nhà Lê đã có những quan điểm làm phương hướng cho hoạt động này, đó là việc xác định và phân loại NYT. Khi nghiên cứu về QTHL chúng ta có thể thấy những nhóm người này mặc dù có phạm tội nhưng những hình phạt cho họ nhẹ hơn hoặc được miễn so với những nhóm người khác và họ có được một số ưu đãi hơn trong cuộc sống.

Thời kỳ đầu khi mới giành độc lập, pháp luật của các triều đại phong kiến nhà Ngơ – Đinh cịn sơ khai mang nặng tính hà khắc, tàn bạo với mục đích làm người dân sợ mà nghe theo với các hình phạt dã man như người phạm tội bị bỏ vào vạc dầu sôi hay bị cho hổ vồ, hình phạt khơng phân biệt người phạm tội. Các triều đại Lý, Trần, Lê kế tiếp pháp luật đã hồn thiện hơn rất nhiều hình phạt khơng cịn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ nhóm yếu thế trong bộ luật hồng đức và giá trị kế thừa trong việc hoàn thiện pháp luật việt nam hiện nay (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)