Đặc điểm các Nhóm yếu thế trong xã hội Hậu Lê

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ nhóm yếu thế trong bộ luật hồng đức và giá trị kế thừa trong việc hoàn thiện pháp luật việt nam hiện nay (Trang 35 - 37)

b. Giai đoạn Nam – Bắc phân tranh (1527 – 1788)

1.2 Đặc điểm của các NYT và cơ sở quan điểm về bảo vệ NYTtrong xã hội Hậu

1.2.2 Đặc điểm các Nhóm yếu thế trong xã hội Hậu Lê

Những người trong NYT được QTHL bảo vệ gồm những người dễ bị tổn thương, ít có khả năng bào vệ mình khi bị xâm hại. Nghiên cứu các quy định trong bộ luật chúng ta có thể thấy những nhóm người dễ bị tổn thương nhất được pháp luật đặc biệt quan tâm bao gồm: người già, trẻ em, phụ nữ, người tàn tật, cô quả không nơi nương tựa; người dân tộc thiểu số .Đây là nhóm người có địa vị thấp, khơng có nhiều quyền lợi, ít có tiếng nói trong gia đình và xã hội.

Trong các giai đoạn lịch sử trước đó do hồn cảnh đất nước sau khi phải trải qua cả ngàn năm bắt thuộc làm nô lệ, đến khi giành độc lập năm 938 của Ngơ Quyền trước qn Nam Hán thì dân Việt mới được làm chủ vận mệnh của dân tộc mình, tuy nhiên tiếp sau đó là rất nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, đất nước ít khi được sống trong cảnh hịa bình và chính quyền các triều đại trước cũng chưa thật hồn thiện được bộ máy chính quyền một cách quy củ cho nên đời sống của các nhóm người trong xã hội, nhất là các đối tượng yếu thế hồn tồn khơng được bảo vệ trước các mối đe dọa, xâm hại của những nhóm, những tầng lớp khác trong xã hội, khơng có một chính sách phúc lợi nào đảm bảo cuộc sống cho họ. Ngồi những đặc điểm chung, mỗi nhóm người lại có những đặc điểm riêng biệt, qua đó phản ánh những khó khăn, vướng mắc mà mỗi nhóm thường gặp phải trong cuộc sống:

Với NYT là phụ nữ, vì phải sống trong một xã hội phong kiến mang nặng tư tưởng Nho giáo nên họ khơng có nhiều quyền lợi trong gia đình cũng như ngồi xã hội. Ngồi xã hội họ khơng được học hành, thi cử,ít có tài sản riêng và khơng có chút địa vị xã hội nào, cịn trong gia đình họ ln phải đứng sau người chồng và người chồng có thể dễ dàng bỏ vợ khi họ phạm vào “thất xuất”, gồm: “Khơng có

con, dâm đãng, khơng chịu thờ cha mẹ chồng, lắm lời, trộm cắp, ghen tng, có ác tật”. Cịn người vợ rất khó bỏ chồng,theo quy định của QTHL chỉ trong một số

trường hợp đặc biệt người vợ mới được bỏ chồng: Điều 308: “Chồng bỏ lửng vợ 5

tháng, coi như mất vợ” , Điều 333 “ Con rể lăng mạ cha mẹ vợ”.

Những người dân tộc thiểu số ít người sống ở những địa bàn khó khăn, ít được học hành, phải chịu sự cai trị của cả quan lại địa phương người dân tộc và quan lại triều đình. Sống dưới hai tầng áp bức nên cuộc sống bấp bênh khơng ổn

định, họ khơng có khả năng để tự bảo vệ mình trước những bất cơng, áp bức mà các tầng lớp khác đối xử với họ.

Người già, trẻ em là 2 đối tượng ít có khả năng tham gia vào sản xuất, cuộc sống phải dựa vào những người khác trong gia đình nên rất dễ chịu thiệt thòi, khơng có nhiều quy định của pháp luật nhằm bảo vệ 2 nhóm người này.

Người tàn tật, người cơ quả khơng nơi nương tựa: Cũng như nhóm người già và trẻ em, hai nhóm người này bị hạn chế khả năng tham gia sản suất để tự nuôi sống bản thân mình, cuộc sống của họ phải sống dựa vào người khác, vào trợ cấp của xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ nhóm yếu thế trong bộ luật hồng đức và giá trị kế thừa trong việc hoàn thiện pháp luật việt nam hiện nay (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)