b. Giành nhiều ƣu ái với Nhóm yếu thế trong đời sống, xã hội
3.1 Nhận diện giá trị đƣơng đại của các qui định pháp luật về bảo vệ quyền
3.1.1 Xác định cụ thể nhóm ngƣời yếu thế trong xã hội để có những chính
chính sách phù hợp cho từng nhóm ngƣời
Mặc dù QTHL khơng có điều luật nào để làm căn cứ xác định thế nào là người yếu thế nhưng qua nghiên cứu tổng thể các điều luật có thể thấy được cách thức phân loại, xác định NYT trong QTHL. NYT được quy định trong QTHL bao gồm những nhóm người có hồn cảnh khó khăn, ít quyền lợi, dễ bị xâm phạm, tổn thương và rất cần có những chính sách của NN để đảm bảo phần nào quyền lợi chính đáng cho họ. Từ việc phân loại các nhóm, các nhà làm luật triều Lê đã có những chính sách riêng, phù hợp với từng nhóm đối tượng. Việc phân loại từng NYT giúp cho việc bảo vệ đi vào trọng tâm, cụ thể hơn và việc thực hiện chính sách cũng khơng bị dàn trải. Sở dĩ QTHL có thể phân loại một cách rõ ràng từng NYT như vậy một phần là do quan hệ xã hội trong xã hội bấy giờ ít phức tạp hơn, khơng có q nhiều các nhóm người, đối tượng cần quan tâm trong xã hội. Qua
việc nghiên cứu các điều luật trong QTHL có thể cho chúng ta thấy phần nào quan điểm của nhà làm luật về xác định những nhóm nào sẽ được cho là NYT trong xã hội để ban hành những quy định pháp luật riêng để bảo vệ lợi ích cho họ.
Theo tác giả, xã hội hiện nay phát sinh nhiều vấn đề phức tạp hơn rất nhiều so với thời Lê, những đối tượng cần sự giúp đỡ của NN và xã hội càng gia tăng về số nhóm và số lượng người. Việc chăm lo, bảo vệ, đảm bảo cuộc sống cho họ khó khăn hơn rất nhiều, nhóm người nào cũng cần tới sự giúp đỡ của chính quyền, cộng đồng nhưng NN cần xác định những nhóm người nào thực sự gặp khó khăn, thực sự cần sự giúp đỡ để có những chính sách cho phù hợp. Hiện nay NN ta đã xác định 7 nhóm xã hội thường được coi là yếu thế hơn: Người khuyết tật, người có HIV, lao động di cư, phụ nữ, thanh niên, người dân tộc thiểu số, người đồng tính - song tính - chuyển giới22.
Mỗi NYT lại có những đặc điểm riêng biệt, hồn cảnh khác nhau, các đối tượng thuộc các nhóm trên mặc dù đều được NN xác định là người yếu thế trong xã hội nhưng trên thực tế không phải ai thuộc NYT cũng là người yếu thế bởi xã hội ngày nay càng phát triển thì vị thế con người càng được nâng cao, có những người được coi là yếu thế nhưng địa vị, cuộc sống của họ còn hơn hẳn mặt bằng chung của xã hội. Như vậy cần phải căn cứ vào hoàn cảnh của từng đối tượng để xác định như thế nào là người thuộc NYT để tránh việc lợi dụng chính sách của NN với NYT để lợi dụng, ỷ lại nhằm thu lợi, gây ảnh hưởng quyền lợi của những người thật sự đáng được thụ hưởng những chính sách của NN với NYT.
22 Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, “Các NYT trong xã hội góp ý cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp
Ngược lại, NN cũng cần những quy định về xác định một mức trần về chính sách với NYT tránh việc ỷ lại mãi vào NN, gây thiệt hại tới ngân sách. Thực tế cho thấy mỗi năm ngân sách phải chi số tiền rất lớn cho công tác an sinh xã hội, đảm bảo đời sống cho NYT. Xác định mức hỗ trợ với từng đối tượng yếu thế cũng là để để đảm bảo công bằng giữa những NYT với nhau. NN và cộng đồng cần những biện pháp giúp đỡ những người yếu thế thật sự có nghị lực vươn lên đến một mức thu nhập trung bình hằng năm đủ để đảm bảo cuộc sống của họ và gia đình thì sẽ giảm dần những hỗ trợ, dành khoản đầu tư đó cho những người khác cần giúp đỡ hơn .
Thực hiện được chính sách như vậy sẽ làm giảm áp lực lên xã hội và ngân sách NN, đảm bảo quyền lợi cho mọi người trong NYT, tạo cơ hội cho những người còn chưa được thụ hưởng chính sách của NN về NYT, tránh được việc người yếu thế ỷ lại mãi vào ưu đãi của NN.
3.1.2 Quy định trách nhiệm của những ngƣời đứng đầu các cơ quan hoạt động trong lĩnh vực liên quan tới Nhóm yếu thế
QTHL mặc dù chỉ quy định trách nhiệm của quan lại địa phương trong chăm lo, đảm bảo cuộc sống cho NYT nhưng đây là điểm tiến bộ lớn, vượt trước thời đại. Việc quy định trách nhiệm của quan lại vừa khiến cho người đứng đầu địa phương có trách nhiệm hơn trong thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ của mình với các đối tượng yếu thế thuộc địa bàn mình quản lý, lại vừa đảm bảo cho người yếu thế dù có ở bất kỳ đâu trên đất nước cũng sẽ được NN quan tâm, bảo vệ, bảo đảm những lợi ích cơ bản.
NN ta hiện nay mặc dù đã ban hành nhiều bộ luật quy định về bảo vệ, bảo đảm quyền, lợi ích cho NYT nhưng thực tế áp dụng chưa đạt được nhiều hiệu quả.
Các bộ luật chỉ quy định trách nhiệm chăm lo NYT với các tổ chức, đoàn thể liên quan nhưng chưa quy định về trách nhiệm của những cán bộ, cơng chức đứng đầu, quản lý nhóm đối tượng yếu thế. Điều đó làm ảnh hưởng khơng nhỏ tới kết quả thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, NN với NYT, bởi sẽ khơng có quy định nào bắt buộc có người phải đứng ra chịu trách nhiệm với những hành vi phạm của cơ quan NN tới quyền lợi của người yếu thế. Một số giải pháp có thể áp dụng để nâng cao vai trò của người đứng đầu các cơ quan với NYT:
- Quy định trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức thực hiện công vụ về NYT.
- Gắn trách nhiệm, kết quả thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người lãnh đạo, quản lý với kết quả thực hiện nhiệm vụ của tổ chức, đơn vị do mình lãnh đạo, quản lý, phụ trách
- Kết quả đánh giá hiệu quả công tác về NYT phải được coi là một căn cứ quan trọng để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chính sách khác đối với cán bộ, công chức, viên chức.
3.1.3 Trách nhiệm, vai trị của Nhóm yếu thế với cộng đồng.
QTHL đã mang lại rất nhiều quyền lợi cho NYT nhưng đi kèm những quyền lợi đó thì người yếu thế vẫn phải có trách nhiệm với gia đình và cộng đồng để đảm bảo tơn ti trật trong gia đình, ổn định xã hội, những hành vi vi phạm đều bị trừng phạt bất kể đó là đối tượng nào. Ví dụ, trong vấn đề gia đình vai trị của cha mẹ, ơng bà có vị trí đặc biệt quan trọng, con cái có nghĩa vụ chăm sóc, nghe lời nên nếu làm trái quy định đó thì dù là ai đi nữa cũng phải chịu tội : “Con cháu trái lời
QTHL. Qua đó cho thấy dù ở bất kỳ xã hội nào quyền lợi luôn phải đi kèm với trách nhiệm để đảm bảo ln có sự cố gằng vươn lên, loại trừ tính trơng chờ ỷ lại.
Trong điều kiện nước ta hiện nay NN đã có hàng loạt chính sách hỗ trợ đời sống và ban hành hàng loạt văn bản pháp luật nhằm mục đích bảo vệ, giúp đỡ NYT. Các chính sách này của NN phần nào đã giúp ích cải thiện đời sống NYT, tạo điều kiện cho họ hòa nhập cộng đồng. Tuy nhiên, họ cũng không thể trông chờ mãi vào vào sự giúp đỡ của cộng đồng, của NN. Pháp luật nên cần có những quy định về trách nhiệm, vai trò của những NYT với cộng đồng, xã hội để không chỉ giúp đỡ họ hịa nhập cộng đồng mà đó cịn là động lực để họ vươn lên phát triển, thay đổi cách nhìn của xã hội với những nhóm người này. Mỗi nhóm đối tượng có cách để phát huy vai trị của mình với xã hội khác nhau nhưng nếu biết cách phát huy thì họ khơng chỉ giúp mang lại lợi ích cho mình mà cịn giúp ích rất nhiều cho xã hội, cho các nhóm đối tượng khác, ví dụ:
Người già có kinh nghiệm sống phong phú cần đóng vai trị là một người duy trì nề nếp sinh hoạt trong gia đình, giáo dục con cháu về các truyền thống và đạo lý của dân tộc, hướng con cháu làm những việc có ích cho xã hội. Đối với xã hội, người già có tiếng nói quan trong với cộng đồng dân cư, họ đóng vai trị to lớn trong việc tuyên truyền, vận động người dân tuân thủ, thực hiện các chính sách NN, tham gia vào các hoạt động cộng đồng.
Đối với phụ nữ trong xã hội ngày nay, họ là người có vai trị quan trọng trong gia đình và ngồi xã hội. Nhận thức rõ được vai trò của phụ nữ, NN ta đã ban hành nhiều chính sách, luật nhằm đảm bảo quyền lợi cho phụ nữ: Quy định tỷ lệ nữ giới là Đại biểu Quốc hội, ban hành Luật bình đẳng giới, Luật phịng chống bạo lực gia đình… Các chính sách đó đã mang lại rất nhiều lợi ích cho phụ nữ, giúp phụ nữ
nữ, giúp họ vươn lên trong cuộc sống thì người phụ nữ cũng cần tham gia nhiều hơn nữa vào các vấn đề xã hội để đóng góp vào việc đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho người yếu thế. Tích cực tham gia vào cơng tác hỗ trợ giúp đỡ các NYT trong xã hội, nhất là việc giúp đỡ chính những những phụ nữ có hồn cảnh khó khăn để cùng vươn lên trong cuộc sống, có trách nhiệm chăm lo cho gia đình, giáo dục tốt con cái, tham gia đóng góp cơng sức vào xây dựng và phát triển xã hội, góp tiếng nói vào cơng cuộc đấu tranh bình đẳng giới, phịng chống bạo lực gia đình.
Với các nhóm đối tượng khác sẽ thành lập các nhóm riêng để tạo điều kiện cho người yếu thế vào tham gia hoạt động để cùng giúp đỡ lẫn nhau, vận động họ tham gia vào các chương trình tuyên truyền để cộng đồng hiểu hơn về họ, xóa bỏ mặc cảm cho chính bản thân họ.
3.2 Định hƣớng kế thừa các giá trị đƣơng đại về bảo vệ Nhóm yếu thế trong Quốc triều hình luật với yêu cầu xây dựng NNPQXHCN Việt Nam hiện nay
3.2.1 Yêu cầu của NNPQXHCN Việt Nam với công tác bảo vệ, bảo đảm quyền và lợi ích cho Nhóm yếu thế
Tác giả Nguyễn Xuân Tùng cho rằng: “Tư tưởng và học thuyết Nhà nước
pháp quyền hiện đại của phương Tây được truyền bá vào Việt Nam từ khi Nguyễn Ái Quốc, người sáng lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tiến hành cuộc đấu tranh nhằm vạch trần và lên án chế độ cai trị hà khắc, tàn bạo, phi nhân tính, phi pháp quyền của Chính phủ Pháp tại thuộc địa Việt Nam23”, trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử nhưng Đảng, NN và tồn dân ta ln kiên định con
23 Ths. Nguyễn Xuân Tùng (2011), “ Đẩy mạnh xây dựng NNPQXHCN Việt Nam dưới ánh sáng Đại hội Đảng lần thứ XI” – Bộ tư pháp.
đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Để phù hợp với xu hướng chung của thế giới ngày nay là hướng tới xây dựng NNPQ thì NN ta xác định “Nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân24”, trong NNPQ mọi người đều bình đẳng và quyền lợi ngang nhau. Trong công cuộc xây dựng NNPQ ở nước ta rất cần chú ý tới việc đảm bảo quyền lợi cho những NYT bởi họ là nhóm người có số lượng đơng đảo nhưng quyền lợi lại khơng có nhiều, để đảm bảo yêu cầu về công tác bảo vệ NYT trong NNPQNN cần chú trọng các vấn đề sau:
a. Đảm bảo quyền lợi cho mọi nhóm đối tƣợng trong xã hội, trong đó chú trọng tới các chính sách có lợi cho Nhóm yếu thế
Một trong những đặc điểm chính của NNPQXHCN ở Việt Nam là NN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Đó là một NN mà người dân thực sự là những người làm chủ đất nước, mọi chính sách NN ban hành đều vì lợi ích của người dân. Trong NNPQ XHCN Việt Nam, mọi công dân đều được thụ hưởng các chính sách của NN, đặc biệt những đối tượng thiệt thòi cần được quan tâm hơn so với những nhóm bình thường khác để đảm bảo tính cơng bằng xã hội.
b. Xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đảm bảo các quyền tự nhiên, quyền cơ bản của những ngƣời thuộc Nhóm yếu thế, đảm bảo tính thƣợng tôn pháp luật để các quy định về bảo vệ Nhóm yếu thế đƣợc triệt để thực hiện.
Thực tế hiện nay cho thấy chỉ có nền pháp luật hồn chỉnh, nghiêm minh thì mới có khả năng bảo đảm, bảo vệ cho các đối tượng trong xã hội. Chỉ khi nào đảm
bảo được tất cả mọi đối tượng trong xã hội đều phục tục pháp luật thì các quyền cơ bản của con người mới có cơ hội thực sự được thực hiện. Như vậy thì những người có hồn cảnh khó khăn, yếu thế nhất trong xã hội mới có được sự hỗ trợ của pháp luật, của NN rằng họ sẽ có được các quyền bình đẳng thực sự như những người khác và nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của xã hội. Thực hiện được những điều đó sẽ giúp mục tiêu xây dựng NNPQXHCN của Đảng, NN trọn vẹn hơn bởi mục đích chính của xây dựng NNPQ là hướng tới phát triển con người về mọi mặt.
c. Hồn thiện đội ngũ cán bộ, cơng chức, nhân viên hoạt động trong lĩnh vực liên quan tới Nhóm yếu thế
Cơng tác bảo vệ NYT của NN có thành cơng hay khơng ngồi việc có các chính sách phù hợp thì cần có một đội ngũ cán bộ giỏi, hết mình với công việc và sẵn sàng chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Xây dựng được đội ngũ cán bộ, nhân viên giỏi về trình độ, chun mơn thì mới đảm bảo được việc thực thi, áp dụng một cách hiệu quả, đầy đủ các chính sách của NN về NYT vào trong thực tế. Ngược lại nếu không xây dựng được một đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức có trình độ chun mơn cao về lĩnh vực này thì việc thực hiện các chính sách là rất khó đạt được hiệu quả bởi khi chuyên môn không giỏi, không đáp ứng yêu cầu đặt ra của cơng tác chăm sóc người yếu thế thì mọi chính sách của NN với NYTdù tốt đến đâu cũng sẽ khơng thực thi được
Để có được một đội ngũ cán bộ, công chức “vừa hồng, vừa chuyên” như vậy thì trước hết cần tăng cường giáo dục phẩm chất đạo đức, chính trị của những cán bộ, công chức NN mà đặc biệt với những người làm trong lĩnh vực trực tiếp liên quan tới NYT bởi hiện nay số lượng cán bộ, nhân viên hoạt động trong công tác liên quan tới NYT cịn mỏng, hạn chế về trình độ, kinh nghiệm và cơng tác đào tạo
chủ yếu từ ngành Cơng tác xã hội, một nghành cịn mới mẻ và chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của NN, xã hội.
Để khắc phục tình trạng trên và đảm bảo thực hiện tốt cơng tác hoạch định chính sách, thực thi pháp luật về bảo vệ NYT thì NN phải đảm bảo xây dựng, đào tạo một đội ngũ cán bộ, công chức, nhân viên thực hiện công việc liên quan tới người yếu thế có chuyên mơ, được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm thực tế. Những người trong đội ngũ cán bộ đó cũng phải tự mình rèn luyện chun mơn, đạo đức, phấn đấu hồn thiện bản thân, phát huy tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và ln sẵn sàng đi sâu tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của những người yếu thế, phải làm tốt cơng tác tham mưu cho các cấp chính quyền trong việc xây dựng chính sách, biện pháp đảm bảo quyền lợi cho người yếu thế.