Giảm nhẹ hình phạt cho ngƣời yếu thế khi phạm tội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ nhóm yếu thế trong bộ luật hồng đức và giá trị kế thừa trong việc hoàn thiện pháp luật việt nam hiện nay (Trang 38 - 40)

Thời kỳ đầu khi mới giành độc lập, pháp luật của các triều đại phong kiến nhà Ngơ – Đinh cịn sơ khai mang nặng tính hà khắc, tàn bạo với mục đích làm người dân sợ mà nghe theo với các hình phạt dã man như người phạm tội bị bỏ vào vạc dầu sôi hay bị cho hổ vồ, hình phạt khơng phân biệt người phạm tội. Các triều đại Lý, Trần, Lê kế tiếp pháp luật đã hồn thiện hơn rất nhiều hình phạt khơng cịn mang tính hà khắc như trước do ảnh hưởng của Phật giáo, Nho giáo mang tư tưởng nhân đạo đề cao phẩm giá con người. Đặc biệt pháp luật triều Lê chịu ảnh hưởng rất nhiều của tư tưởng Nhân trị trong Nho giáo, tư tưởng này được thể hiện qua các chính sách hình sự khoan hồng với các nhóm người trong xã hội, trong đó các nhóm người yếu thế nhận được nhiều ưu ái nhất. Với những người thuộc NYT khi phạm tội thường bị xử phạt nhẹ hơn hoặc là được miễn tội, ngay tại điều 1 chương Danh Lệ quy định về hình phạt “Trượng hình” thì chỉ có đàn ơng phải chấp hành còn phụ nữ, trẻ em được miễn; tội “Lưu” tại bậc thứ nhất - lưu đi châu gần: “Đàn

ơng đánh 90 trượng, thích vào mặt 6 chữ, bắt đeo xiềng, đày đi làm việc ở các nơi Nghệ An, Hà Hoa. Đàn bà đánh 50 roi, thích vào mặt 6 chữ, không phải đeo xiềng…”. Còn tại điều 16 quy định người già trên 90 tuổi, trẻ em dưới 7 tuổi dẫu

có mắc tội chết cũng được miễn khơng bị hành hình bởi đây là hai nhóm người ở hai độ tuổi rất đặc biệt là quá già và q nhỏ thi hành hình phạt sẽ khơng phù hợp với tinh thần nhân đạo của dân tộc với quan niệm “Ốm tha già thải”. Các đối tượng yếu thế khác cũng được áp dụng nhiều quy định về hình phạt sao cho có lợi nhất cho họ: Các nhóm người dân tộc thiểu số được cho phép dùng tập quán của mình để xử khi họ cùng nhau phạm tội “Những người miền thượng du cùng phạm tội với

nhau thì theo phong tục xứ ấy mà định tội...” – Điều 40. Những người tàn tật khi

chưa già cả tàn tật, đến khi già cả tàn tật mới bị phát giác thì xử theo luật già cả tàn tật” – Điều 17.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ nhóm yếu thế trong bộ luật hồng đức và giá trị kế thừa trong việc hoàn thiện pháp luật việt nam hiện nay (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)