2.4. Các căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán
2.4.1. Sự kiện bất khả kháng 72
Bất khả kháng là trường hợp miễn trách nhiệm được pháp luật quốc tế và pháp luật tất cả quốc gia đều quy định, đồng thời đây cũng là căn cứ miễn trách
nhiệm do vi phạm hợp đồng được áp dụng phổ biến nhất và luôn được các bên quy định trong Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Quy định của Công ước Viên về bất khả kháng: Một bên không chịu trách nhiệm về việc không thực hiện bất kỳ một nghĩa vụ nào đó của họ nếu chứng minh được rằng việc không thực hiện ấy là do một trở ngại nằm ngoài sự kiểm soát của họ và người ta không thể chờ đợi một cách hợp lý rằng họ phải tính tới trở ngại đó vào lúc ký kết hợp đồng hoặc là tránh được hay khắc phục các hậu quả của nó [17, Điều 79, Khoản 1].
Với quy định này, tuy không dùng từ “bất khả kháng” nhưng quy định này chính là nội hàm của trường hợp bất khả kháng với việc đưa ra các điều kiện để một sự kiện trở thành hợp bất khả kháng và là căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng: một là sự kiện xảy ra nằm ngoài khả năng kiểm soát của các bên, tức là không phụ thuộc vào ý chí của các bên tham gia Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế; hai là các bên không thể lường trước được vào thời điểm ký hợp đồng; ba là không khắc phục được hậu quả của sự kiện đó.
Công ước Viên không quy định những trường hợp cụ thể nào thì hội đủ các yếu tố: xảy ra ngoài khả năng kiểm soát, các bên không lường trước được và không thể khắc phục được – tức là những sự kiện cụ thể nào thì được coi là bất khả kháng. Tuy nhiên trên cơ sở lý luận này, thực tế áp dụng lại chỉ ra sự kiện bất khả kháng rất đa dạng, có thể chia làm ba loại:
Loại thứ nhất, quy định về bất khả kháng người ta chỉ đưa ra khái niệm để từ đó xác định từng trường hợp cụ thể, ví dụ quy định: Một bên không thể thực hiện được nghĩa vụ trong Hợp đồng này do sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra sau thời điểm ký kết hợp đồng này, mà các bên không có khả năng dự đoán, kiểm soát và ngăn chặn, sẽ được miễn trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ quy định trong Hợp đồng - quy định này rất chung chung và gây khó khăn cho việc giải thích, áp dụng. Khi tranh chấp xảy ra, cơ quan tài phán cũng sẽ chỉ giải thích theo tinh thần của luật và ý kiến của các bên để xác định trường hợp tranh chấp có là bất khả kháng hay không, và nhiều khi sự giải thích không đạt được sự chính xác.
Loại thứ hai, Hợp đồng liệt kê rõ những trường hợp nào là bất khả kháng, bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng sẽ được miễn trách nhiệm hoặc kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng. Ví dụ: Một bên bị ảnh hưởng bởi một trong những sự kiện được liệt kê dưới đây mà không thể thực hiện được nghĩa vụ hợp đồng thì sẽ được miễn trách nhiệm: hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, chiến tranh, bạo loạn, cấm vận, bao vây hoặc các hạn chế khác của chính phủ về xuất khẩu hay nhập khẩu. Đây là cách viết mà nhiều thương gia dày dạn kinh nghiệm thích áp dụng bởi ưu điểm là sự rõ ràng, cụ thể, các bên sẽ không phải mất thời gian tranh cãi, giải thích, chỉ cần thuộc đúng trường hợp được liệt kê trong điều khoản này là bên bị ảnh hưởng sẽ được miễn trách nhiệm. Tuy nhiên quy định theo loại liệt kê cũng có nhược điểm là dù có kinh nghiệm phong phú đến đâu, các bên cũng không thể lường trước hết được các tình huống xảy ra trong thực tế. Và, dù rằng một tình huống có đầy đủ đặc điểm của một sự kiện bất khả kháng nhưng không được quy định trong các trường hợp bất khả kháng vì các bên không tiên liệu hết được để đưa vào Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì bên bị ảnh hưởng không được miễn trách nhiệm. Ví dụ, nếu áp dụng điều khoản trên, một trận "bão" xảy ra đã làm tốc mái và hư hỏng nặng nhà máy của bên bán làm cho bên bán không thể tập kết và giao hàng đúng hạn hợp đồng. Trong trường hợp này “bão" đã bị bỏ sót khỏi điều khoản bất khả kháng nên bên bán có thể không được miễn trách nhiệm.
Loại thứ ba, các bên kết hợp cả hai loại trên khi quy định về bất khả kháng, tức là vừa đưa ra khái niệm vừa liệt kê các trường hợp thuộc diện bất khả kháng. Ví dụ: Trong trường hợp xảy ra các sự kiện như hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, chiến tranh, bạo loạn, cấm vận, bao vây hoặc các hạn chế khác của chính phủ về xuất khẩu hay nhập khẩu và các sự kiện bất khả kháng khác, là những sự kiện xảy ra sau thời điểm ký kết hợp đồng này, mà các bên không có khả năng dự đoán, kiểm soát và ngăn chặn, làm cho bên bán không thể bốc xếp toàn bộ hoặc một phần hoặc trì hoãn việc bốc xếp hàng hóa thì bên bán sẽ không phải chịu trách nhiệm về việc này… Loại quy định này phần nào khắc phục được nhược điểm của hai loại trên nên được sử dụng rộng rãi trong thực tiễn Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Cách quy định này giúp các bên có được những tình huống cụ thể được coi là sự kiện bất khả kháng, đồng thời bao gồm cả những sự kiện khác chưa dự tính được nhưng đủ điều kiện để xác định là bất khả kháng khi xảy ra.
Để được miễn trách nhiệm, bên vi phạm phải thực hiện hai nghĩa vụ:
Nghĩa vụ thứ nhất là chứng minh sự kiện bất khả kháng là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới vi phạm hợp đồng. Nghĩa là bên vi phạm phải chứng minh được hai yếu tố: một là, tồn tại sự kiện bất khả kháng; hai là, quan hệ nhân quả giữa sự kiện bất khả kháng và hành vi vi phạm hợp đồng. Việc chứng minh này trong rất nhiều trường hợp là phức tạp vì phần lớn các bên trong Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có khoảng cách địa lý rất xa nhau, thậm chí nơi thực hiện hợp đồng lại ở một nước thứ ba khác. Công ước Viên không quy định phương pháp hay cách thức chứng minh một sự kiện là bất khả kháng. Tuy nhiên thực tế thì các bên thường quy định trong hợp đồng bằng chứng của sự kiện bất khả kháng là giấy chứng nhận của Phòng thương mại quốc gia hoặc của một cơ quan có thẩm quyền của quốc gia nơi xảy ra sự kiện. Ví dụ, năm 1993, Công ty Vegetexco của Việt Nam ký hợp đồng xuất khẩu dưa cho Công ty của Nga. Phía công ty Nga đã ứng tiền thanh toán bằng phân bón, nguyên vật liệu. Phía công ty Việt Nam cũng triển khai đúng tiến độ. Tuy nhiên hai vùng nguyên liệu ở Việt Nam đều gặp thiên tai, miền Bắc thì bị sương muối nặng kéo dài làm dưa táp hết lá, quả non rụng nhiều, miền Trung thì gặp bão lớn đổ bộ sớm, thiệt hại nặng nề. Kết quả là Vegetexco chỉ hoàn thành 65% giá trị hợp đồng đã ký với đối tác. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế quy định trường hợp thiên tai này thuộc diện bất khả kháng, và để được miễn trách nhiệm, Vegetexco phải xin giấy chứng nhận của Ủy ban nhân dân tỉnh, huyện, xã, Tổng cục khí tượng thủy văn chứng nhận những nơi bị sương muối, bị bão và giấy chứng nhận bất khả kháng của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Trước các bằng chứng này, đối tác Nga chấp nhận sự kiện bất khả kháng cho Vegetexco và không yêu cầu Vegetexco bồi thường, đồng thời tiếp tục hợp tác cùng nhau trong những năm tiếp theo.
Nghĩa vụ thứ hai là bên gặp sự kiện bất khả kháng phải thông báo ngay cho bên kia biết trong một thời gian hợp lý.
Pháp luật quốc gia quy định về bất khả kháng:
Theo quy định của UCC: bất khả kháng là hiện tượng khách quan không
lường trước được, xảy ra bất ngờ, hậu quả không thể khắc phục được, và khi đó sẽ trở thành căn cứ để bên vi phạm Hợp đồng được miễn trách nhiệm. Tuy nhiên sự kiện bất khả kháng mà chỉ ảnh hưởng một phần đến việc thực hiện hợp đồng thì không được miễn trách nhiệm, Điều 2-613 UCC quy định: Nếu đối tượng của hợp đồng bị phá hủy là hàng đã được đặc định hóa thì các bên được giải phóng khỏi nghĩa vụ của hợp đồng. Nếu hàng hóa chưa được đặc định hóa thì khi bị phá hủy, người bán phải giao hàng khác cho người mua và phải chịu mọi chi phí phát sinh.
Pháp luật Anh quy định: sau khi các bên ký Hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế mà xuất hiện sự kiện khách quan không phát sinh từ lỗi của các bên trong hợp đồng như: lệnh cấm xuất khẩu đột ngột của chính phủ, phương thức thực hiện hợp đồng không khả thi thì bên vi phạm hợp đồng được miễn trách. Theo đó, bất khả kháng được chia thành hai trường hợp: Trường hợp thứ nhất: sau khi Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được ký kết, sự kiện bất khả kháng xảy ra làm cho bên vi phạm không có khả năng thực hiện hợp đồng do đối tượng hợp đồng không tồn tại hoặc bị hư hỏng, bị phá hủy thì được miễn trách nhiệm. Nếu một bên của hợp đồng là cá nhân mà cá nhân mà cá nhân chết, ốm, hay bị giam giữ không thực hiện được hợp đồng thì được miễn trách nhiệm nếu vi phạm hợp đồng. Trường hợp thứ hai: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bất hợp pháp một cách bất ngờ. Sau khi các bên ký kết hợp đồng mà pháp luật của một trong các bên có thay đổi chính sách hay quy định bất ngờ làm cho hợp đồng trở nên trái pháp luật thì hợp đồng sẽ chấm dứt và các bên sẽ được miễn trách nhiệm. Tuy nhiên điều kiện để được miễn trách ở trường hợp này là tính bất ngờ, nó làm cho các bên không dự tính trước được vào thời điểm ký hợp đồng nên được miễn trách. Nếu việc thay đổi pháp luật hay chính sách của nhà nước đã nằm trong dự tính của các bên thì khi xảy ra việc đó bên vi phạm sẽ không được miễn trách nhiệm.
Pháp luật Trung Quốc quy định về bất khả kháng: Cũng như Công ước
định, tuy nhiên có nhiều điểm quy định chi tiết hơn: Điều 117 Luật Hợp đồng Trung quốc năm 1999 quy định bất khả kháng là sự kiện xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng mà các bên không lường trước được, không khắc phục được. Bên vi phạm Hợp đồng do bất khả kháng sẽ căn cứ mức độ ảnh hưởng của sự kiện bất khả kháng để được miễn một phần hay toàn bộ nghĩa vụ do không thực hiện được Hợp đồng. Một sự kiện được coi là bất khả kháng theo pháp luật Trung quốc phải hội đủ các yếu tố sau:
Một là sự kiện đó phải xảy ra khi Hợp đồng có và còn hiệu lực. Tức là sự kiện phải xảy ra sau khi các bên ký Hợp đồng và trong khi Hợp đồng có hiệu lực. Nếu Hợp đồng đã được ký kết nhưng chưa có hiệu lực do chờ sự phê chuẩn của cấp có thẩm quyền hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì các bên không thể viện lý do bất khả kháng để chối bỏ trách nhiệm được. So với Công ước Viên, Luật HĐTQ
còn quy định rõ: “Các bên không được miễn trách nhiệm nếu do việc chậm thực hiện nghĩa vụ của mình mà gặp bất khả kháng” [6, Điều 117]. Như vậy, không phải
trường hợp bất khả kháng nào cũng là căn cứ để được miễn trách nhiệm cho bên vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Hai là sự kiện xảy ra phải mang tính khách quan, trái quy luật thông thường. Như vậy những sự kiện xảy ra thường xuyên, có tính quy luật thì không được coi là bất khả kháng. Đây là vấn đề các bên của Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng cần lưu ý để quy định rõ trong Hợp đồng, tránh tranh chấp trong việc hiểu, giải thích và áp dụng luật điều chỉnh Hợp đồng.
Ba là các bên không lường trước được vào thời điểm ký Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Bốn là hậu quả của sự kiện lớn tới mức các bên không thể khắc phục được. Năm là sự kiện phải có quan hệ nhân quả với hành vi vi phạm Hợp đồng, theo đó sự kiện bất khả kháng là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự vi phạm Hợp đồng.
Luật HĐTQ chỉ được ra khái niệm bất khả kháng mà không giải thích những trường hợp cụ thể nào thì được coi là bất khả kháng. Như vậy, những sự kiện khách quan hội đủ 5 điều kiện trên thì là sự kiện bất khả kháng, và bên vi phạm lấy đó làm
căn cứ miễn trách nhiệm của mình. Đây cũng là một điểm mà các bên Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có sử dụng pháp luật Trung Quốc trong quá trình ký kết, thực hiện hợp đồng cần chú ý để tránh thiệt thòi cho mình đó là bên cạnh quy định thế nào là bất khả kháng, nên đưa vào Hợp đồng những trường hợp bất khả kháng cụ thể như: chiến tranh, động đất, lũ lụt, bão, thay đổi chính sách… để tránh khó khăn trong việc giải thích một sự kiện khách quan ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện Hợp đồng có được coi là bất khả kháng để miễn trách nhiệm hay không.
Để được miễn trách nhiệm do gặp sự kiện bất khả kháng, bên vi phạm Hợp đồng phải có thực hiện các nghĩa vụ sau đây: Thông báo ngay cho các bên liên quan về sự kiện bất khả kháng và khả năng ảnh hưởng của bất khả kháng tới việc thực hiện Hợp đồng để hạn chế thiệt hại có thể xảy ra. Đây là nghĩa vụ bắt buộc với bên vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế để có thể được miễn trách nhiệm. Điều 118 LHĐTQ quy định bên gặp bất khả kháng mà không thực hiện được hợp đồng thì phải thông báo ngay cho bên kia về sự kiện bất khả kháng. Sự thông báo này có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như: fax, điện tín, điện thoại. Trong thời gian hợp lý, bên gặp bất khả kháng phải gửi cho bên kia các bằng chứng, tài liệu chứng minh sự kiện bất khả kháng. Bằng chứng, tài liệu phải có sự xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên cơ quan nào có thẩm quyền xác nhận thì không được quy định rõ, đây cũng là vấn đề các bên phải lường trước khi ký Hợp đồng.
Pháp luật Việt Nam quy định về bất khả kháng như sau:
Bộ luật Dân sự năm 2005 định nghĩa về sự kiện bất khả kháng: “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép” [25, Điều 161, khoản 1]. Tuy nhiên, Việt Nam cũng không quy định cụ
thể những sự kiện nào thì được coi là bất khả kháng dù thực tế thì rất đa dạng: thiên tai (bão, lụt, động đất…), hỏa hoạn, chiến tranh, bạo loạn, biểu tình, đình công, quyết định bất thường của chính phủ.
ảnh hưởng tới việc thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng của mình có nguy cơ vi phạm hợp đồng thì phải thông báo ngay cho bên kia về bất khả kháng để làm cơ sở cho quyền được miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. Luật Thương mại năm 2005 quy định về nghĩa vụ thông báo tại Điều 295 khoản 1 quy định: Bên vi phạm hợp đồng phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên kia về trường hợp được miễn trách nhiệm và