Chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng 49

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 55 - 58)

2.1. Căn cứ để quy trách nhiệm do vi phạm hợp đồng 41

2.2.1. Chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng 49

Buộc thực hiện đúng hợp đồng là chế tài áp dụng đối với bên vi phạm hợp đồng khi Bên bị vi phạm vẫn mong muốn và yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc thực hiện các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện. Ví dụ: Thương nhân Việt Nam ký hợp đồng xuất khẩu gạo với thương nhân Đức. Đến thời hạn giao hàng, Bên bán giao thiếu hàng, giao hàng không đúng chất lượng – như vậy bên bán đã vi phạm hợp đồng, do đó bên mua yêu cầu bên bán phải giao đủ hàng, đối với số lượng gạo không đạt chất lượng thì bị trả lại và bên bán phải giao hàng đủ về số lượng, đúng về chất lượng theo Hợp đồng – tức là yêu cầu bên bán thực hiện đúng hợp đồng. Ngược lại, khi bên bán đã thực hiện nghĩa vụ mà bên mua không thanh toán theo đúng tiến độ thì bên bên bán có quyền yêu cầu bên mua thực hiện đúng hợp đồng là thanh toán tiền hàng theo quy định của Hợp đồng.

Công ước Viên quy định chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng được áp dụng trong các trường hợp vi phạm như sau:

Một là Người bán giao hàng không phù hợp với hợp đồng: Công ước Viên

quy định: “Nếu hàng hóa không phù hợp với hợp đồng thì người mua có thể đòi người bán phải giao hàng thay thế nếu sự không phù hợp đó tạo thành một sự vi phạm cơ bản hợp đồng” [17, Điều 46, khoản 2] và“người mua có quyền đòi người bán phải loại trừ sự không phù hợp ấy” [17, Điều 46, khoản 3]. Điều 46 và điều 39

cũng quy định việc yêu cầu thay thế hàng hoặc loại bỏ những hàng hóa không phù hợp phải được thực hiện song song với việc thông báo về sự không phù hợp của hàng hóa hoặc trong thời hạn 2 năm kể từ ngày hàng hóa được chuyển giao cho bên mua – nếu bên mua không thực hiện các công việc này thì mất quyền khiếu nại yêu cầu bên bán thực hiện đúng hợp đồng.

Hai là Người bán không giao hàng: trường hợp này cũng dễ xảy ra khi bên bán gặp sự cố không thể giao hàng hoặc phát sinh cơ hội khác cho bên bán lớn hơn quyền lợi đã giao kết với bên mua. Khi xảy ra sự việc này, người mua có quyền yêu

cầu áp dụng chế tài buộc người bán thực hiện đúng hợp đồng, tức là giao hàng đúng quy định của hợp đồng. Quyền này của bên mua được quy định tại khoản 1 điểm b Điều 49. Để tạo điều kiện cho bên bán giao hàng, bên mua có thể gia hạn thêm thời

gian giao hàng cho bên bán: “Người mua có thể cho người bán thêm một thời hạn bổ sung hợp lý để người bán thực hiện nghĩa vụ” [17, Điều 47, khoản 1].

Ba là các trường hợp khác mà các bên có quyền áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng: Người bán giao thiếu hàng thì người mua có quyền yêu cầu giao đủ hàng, giao hàng mà không có chứng từ thì phải bổ sung chứng từ đầy đủ, giao chậm hàng thì các lần giao hàng tiếp theo phải giao đúng hạn.

Khi áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, các bên có thể gia hạn hoặc bổ sung cho bên kia thêm một khoảng thời gian hợp lý để bên vi phạm thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều 47 và khoản 1 Điều 63 của Công ước. Nếu trong khoản thời gian được bổ sung hoặc gia hạn, bên vi phạm không thực hiện nghĩa vụ thì đương nhiên sẽ phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi.

Đồng thời, khoản 2 Điều 45 quy định người mua không mất quyền đòi bồi thường thiệt hại khi họ sử dụng quyền dùng một biện pháp bảo hộ pháp lý khác. Như vậy, khi áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, bên bị vi phạm vẫn đồng thời có quyền đòi bồi thường đối với bên vi phạm khi có thiệt hại do vi phạm hợp đồng gây ra.

Theo Luật thương mại thống nhất Hoa Kỳ (UCC), buộc thực hiện đúng hợp đồng được áp dụng trong một số trường hợp sau: Một là khi hàng hóa là

duy nhất – có tính chất đặc trưng không thể thay thế được và trong các bối cảnh cụ thể. Hai là buộc thực hiện đúng hợp đồng áp dụng cho các khoản mục và điều kiện như: thanh toán theo đúng hợp đồng, thiệt hại và các khoản trợ giúp khác mà Tòa án coi là chính đáng. Ba là áp dụng biện pháp tương tự nhằm thực hiện đúng hợp đồng trong trường hợp hàng hóa có lỗi và bên mua yêu cầu bên bán thay thế hàng hóa theo nội dung mà hợp đồng đã quy định, nếu sau những nỗ lực hợp lý mà người mua không thể mua bù được hàng hóa đó, hoặc trong hoàn cảnh

thực tế cho thấy rằng nỗ lực như vậy cũng trở lên vô ích và không đảm bảo an toàn nếu được thực hiện trong hoàn cảnh ấy.

Luật hợp đồng của Trung Quốc: không quy định thế nào là buộc thực hiện

đúng hợp đồng, tuy nhiên điều 93, 94, 114 quy định khi một bên không thực hiện hoặc thực hiện không tốt nghĩa vụ của mình thì bên còn lại có quyền yêu cầu bên vi phạm thực hiện nghĩa vụ, chịu phạt vi phạm theo quy định của hợp đồng hoặc hủy hợp đồng. Luật này cũng quy định tương tự buộc thực hiện đúng hợp đồng là bên vi phạm phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định tại hợp đồng hoặc sử dụng các biện pháp khác để thực hiện hợp đồng.

Theo pháp luật Việt Nam: buộc thực hiện đúng hợp đồng là một trong các

hình thức chế tài được quy định cụ thể để bảo vệ quyền lợi của bên bị vi phạm khi

có hành vi vi phạm hợp đồng xảy ra. Luật thương mại quy định: “Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh” [26, Điều 297, khoản 1].

Quan hệ hợp đồng nói chung và quan hệ Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng, việc vi phạm hợp đồng có thể xảy ra đối với cả bên mua và bên bán, do đó chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng cũng được áp dụng đối với cả bên bán và bên mua. Theo điều 297, nội dung của chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng đối với các bên trong quan hệ MBHHQT như sau:

Một là, nếu bên bán vi phạm nghĩa vụ thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán thực hiện đúng hợp đồng, cụ thể bao gồm: Phải giao đủ hàng hoặc cung ứng dịch vụ theo đúng thoả thuận trong hợp đồng nếu giao thiếu hàng hoặc cung ứng dịch vụ không đúng hợp đồng. Phải loại trừ khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ hoặc giao hàng khác thay thế, cung ứng dịch vụ theo đúng hợp đồng nếu giao hàng hoá, cung ứng dịch vụ kém chất lượng. Trong các trường hợp này, bên bán không được dùng tiền hoặc hàng khác chủng loại, loại dịch vụ khác để thay thế nếu không được sự chấp thuận của bên mua. Trường hợp bên bán không thực hiện đúng hợp đồng như trên, bên mua có quyền mua hàng, nhận cung ứng dịch vụ của người khác

để thay thế theo đúng loại hàng hoá, dịch vụ ghi trong hợp đồng và bên bán phải trả khoản tiền chênh lệch và các chi phí liên quan nếu có; mặt khác bên mua cũng quyền tự sửa chữa khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ và bên bán phải trả các chi phí thực tế hợp lý. Khi bên bán đã thực hiện đầy đủ các quy định trên thì bên mua phải nhận hàng, nhận dịch vụ và thanh toán tiền hàng, thù lao dịch vụ theo hợp đồng cho bên bán. Theo điều 298, khi áp dụng chế tài này, bên mua có thể gia hạn một thời gian hợp lý để bên bán thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.

Hai là, nếu bên mua vi phạm nghĩa vụ thì bên bán có quyền yêu cầu bên mua thực hiện đúng hợp đồng, cụ thể bao gồm: Yêu cầu bên mua trả tiền, nhận hàng hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác của bên mua được quy định trong hợp đồng và trong pháp luật có liên quan. Gia hạn một thời gian hợp lý để bên mua thực hiện nghĩa vụ hợp đồng (theo Điều 298). Trong trường hợp này, theo Điều 299, nếu các bên không có thỏa thuận khác thì bên bán vẫn có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm, tuy nhiên không được áp dụng các chế tài khác nữa.

Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 cũng như pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới đều quy định về chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng khá tương đồng với Công ước Viên. Chế tài này được áp dụng tương đối phổ biến bởi nó chứa đựng các hướng khắc phục vi phạm, tạo điều kiện cho các bên nỗ lực thực hiện hợp đồng trước khi áp dụng các biện pháp khác nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của bên bị vi phạm, giảm thiểu các thiệt hại đáng tiếc và giữ gìn quan hệ thương mại giữa hai bên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)