Các căn cứ miễn trách nhiệm và chế tài do vi phạm Hợp đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 45 - 47)

1.2. Trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 32

1.2.3. Các căn cứ miễn trách nhiệm và chế tài do vi phạm Hợp đồng

Hành vi vi phạm có thể được thể hiện ở dạng hành động (không thực hiện đúng hoặc không thực hiện đầy đủ hợp đồng) hoặc không hành động (không thực hiện hợp đồng) khi hợp đồng phát sinh hiệu lực. Bên bị vi phạm muốn bên vi phạm chịu trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thì bên bị vi phạm phải chứng minh được yếu tố đầu tiên này là có hành vi vi phạm hợp đồng của bên vi phạm.

Bên bị vi phạm có thiệt hại tài sản: bên bị vi phạm phải chứng minh được những thiệt hại về vật chất đối với mình do hành vi vi phạm hợp đồng của bên vi phạm gây ra. Thiệt hại này phải được quy định trong hợp đồng hoặc pháp luật có quy định, tức là thiệt hại này phải hợp lý và hợp pháp. Vấn đề xác định thiệt hại xảy ra và mức độ thiệt hại là vấn đề cả hai bên đều rất quan tâm vì nó liên quan trực tiếp đến việc gánh chịu trách nhiệm của bên vi phạm.

Có lỗi của bên vi phạm: lỗi được hiểu là thái độ chủ quan của một chủ thể đối với hành vi của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra. Bên vi phạm hợp đồng khi thực hiện hành vi của mình nhận thức được hậu quả do hành vi đó gây ra nhưng cố ý hoặc vô ý thực hiện hành vi đó.

Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng của bên bi phạm và thiệt hại tài sản của bên bị vi phạm: khi đã xác định được có hành vi vi phạm hợp đồng của bên vi phạm và có thiệt hại tài sản của bên bị vi phạm, cần phải xác định giữa chúng có mối quan hệ nhân quả. Tức là hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại và thiệt hại là kết quả tất yếu của hành vi vi phạm - không chứng minh được quan hệ này thì không đủ cơ sở để xác định và quy trách nhiệm vi phạm hợp đồng

1.2.3. Các căn cứ miễn trách nhiệm và chế tài do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bán hàng hóa quốc tế

Các căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: Khi một bên vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì bên đó có khả

năng phải chịu trách nhiệm đối với những thiệt hại xảy ra cho bên còn lại, tuy nhiên nếu bên vi phạm chứng minh được mình không có lỗi trong việc vi phạm đó thì sẽ không phải chịu trách nhiệm. Để chứng minh mình không có lỗi, bên vi phạm phải chứng minh được mình thuộc các trường hợp được miễn trách nhiệm theo quy định của hợp đồng hoặc của pháp luật. Theo quy định của Việt Nam và của nhiều nước, có bốn trường hợp hoặc bốn căn cứ miễn trách nhiệm cho các bên là: Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận; Xảy ra sự kiện bất khả kháng; Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia; Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.

Ngoài các trường hợp được miễn trách nhiệm ở trên, Công ước viên năm 1980 còn quy định thêm 1 trường hợp nữa để được miễn trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là “do lỗi của người thứ ba”: bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm do lỗi của người thứ ba mà người thứ ba không thực hiện nghĩa vụ của mình do gặp phải trường hợp bất khả kháng [17, Điều 79, khoản 2].

Chế tài do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:

Pháp luật quy định trách nhiệm của bên vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thông qua các chế tài, các chế tài này mang tính chất tài sản. Pháp luật của các nước khác nhau có quy định không đồng nhất, thậm chí có nhiều khác biệt về các chế tài này.

Pháp luật Việt Nam quy định các chế tài đối với bên vi phạm hợp đồng tại điều 292 Luật thương mại, bao gồm: buộc thực hiện đúng hợp đồng; phạt vi phạm; buộc bồi thường thiệt hại; tạm ngừng thực hiện hợp đồng; đình chỉ thực hiện hợp đồng; huỷ bỏ hợp đồng; các biện pháp khác do các bên thoả thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế.

Chương 2

TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)